HÃY NOI THEO ĐỨC TIN CỦA HỌ | GIÔ-SÉP
“Tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao?”
Giô-sép đứng trong vườn nhà mình khi hoàng hôn buông xuống. Chàng ngắm những cây chà là, cây ăn trái, hồ có nhiều cây sống dưới nước, bên kia bức tường là hoàng cung của Pha-ra-ôn. Với những âm thanh vọng ra từ trong nhà, chàng có thể hình dung cậu con trai Ma-na-se cùng em là Ép-ra-im đang cười khúc khích, vợ chàng cũng cười khi thấy cậu con trai làm hề. Chàng mỉm cười và biết mình có phước.
Giô-sép có con đầu lòng và đặt tên là Ma-na-se, ám chỉ đến việc “làm cho quên” (Sáng-thế Ký 41:51). Trong những năm gần đây, Đức Chúa Trời chắc chắn đã xoa dịu nỗi đau của Giô-sép về những ký ức chốn quê nhà, về các anh em trai và người cha yêu dấu. Sự hận thù của các anh đã thay đổi cả cuộc đời chàng. Họ tấn công chàng, toan giết chàng, rồi đem bán chàng làm nô lệ cho các lái buôn. Kể từ đó, chàng trải qua nhiều thăng trầm. Khoảng 12 năm ròng rã trôi qua, chàng cam chịu đời nô lệ và tù tội, có lúc bị xiềng bằng dây xích sắt. Nhưng giờ đây, đứng nơi đây là vị quan đầy quyền lực, chỉ sau Pha-ra-ôn trong cả nước Ai Cập hùng mạnh! *
Qua nhiều năm, Giô-sép tận mắt chứng kiến những biến cố đúng như Đức Giê-hô-va đã báo trước. Theo lời tiên tri, Ai Cập sắp dứt bảy năm được mùa và Giô-sép coi sóc kho lúa mì bội thu của xứ. Trong thời gian này, chàng đã kết hôn với Ách-nát và làm cha của hai bé trai. Tuy nhiên, tâm trí chàng thường hướng về gia đình mình cách đó hàng trăm dặm, nhất là em trai Bên-gia-min và người cha già yêu dấu Gia-cốp. Giô-sép băn khoăn không biết họ có khỏe mạnh và an ổn không. Hẳn chàng cũng thắc mắc không biết các anh mình có còn tính khí hung hăng, hoặc có bao giờ chàng được đoàn tụ với người thân không.
Nếu bạn từng có một gia đình êm ấm nhưng đột nhiên gặp sóng gió vì lòng ganh ghét, phản bội và hận thù, có lẽ bạn cũng có điều gì đó giống Giô-sép. Chúng ta có thể học được gì qua đức tin của Giô-sép trong việc chăm lo cho gia đình?
“HÃY ĐI ĐẾN GIÔ-SÉP”
Ngày qua ngày, Giô-sép bận rộn và năm tháng trôi qua nhanh. Như Đức Giê-hô-va đã báo trước trong giấc mơ của Pha-ra-ôn, mọi chuyện sẽ hoàn toàn thay đổi sau bảy năm bội thu. Đó là vụ mùa bị thất thu! Chẳng mấy chốc, nạn đói bao trùm khắp các nước láng giềng. Dù vậy, Kinh Thánh cho biết “trong cả xứ Ê-díp-tô lại có bánh” (Sáng-thế Ký 41:54). Rõ ràng, nhờ Giô-sép có tài tổ chức và được Đức Giê-hô-va báo trước nên dân Ai Cập mới được hưởng lợi như thế.
Dân Ai Cập hẳn vô cùng biết ơn Giô-sép và không ngớt tán dương tài năng của chàng. Nhưng chàng không muốn nhận sự vinh hiển vốn dĩ chỉ thuộc về Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của chàng. Nếu chúng ta khiêm nhường dùng bất cứ khả năng nào của mình để phụng sự Đức Chúa Trời của chúng ta, thì ngài sẽ giúp
chúng ta phát huy khả năng ấy ngoài sức mong đợi.Tuy nhiên với thời gian, dân Ai Cập cũng bị nạn đói hoành hành. Khi họ thỉnh cầu Pha-ra-ôn, vua chỉ phán: “Hãy đi đến Giô-sép, rồi làm theo lời người sẽ chỉ-bảo cho”. Giô-sép bắt đầu mở kho lúa dự trữ và người dân có thể đến mua lương thực.—Sáng-thế Ký 41:55, 56.
Các xứ láng giềng thì không được như thế. Cách đấy hàng trăm dặm ở Ca-na-an, gia đình của Giô-sép đang khổ sở. Người cha già Gia-cốp nghe tin ở Ai Cập có lúa mì nên ông bảo các con đến đó mua lương thực.—Sáng-thế Ký 42:1, 2.
Gia-cốp sai 10 con trai đi nhưng để con út Bên-gia-min ở nhà. Gia-cốp nhớ như in cái ngày ông sai một mình Giô-sép đi thăm các anh. Đó là lần cuối cùng Gia-cốp thấy mặt con. Các anh Giô-sép đã mang về cái áo đẹp của chàng—minh chứng cho tình yêu thương và lòng quan tâm của cha—nhưng áo đã bị xé rách và đầy vết máu. Họ khiến Gia-cốp tin rằng con ông đã bị thú dữ ăn thịt.—Sáng-thế Ký 37:31-35.
“GIÔ-SÉP NHỚ LẠI”
Trải qua chuyến đi dài, các con trai của Gia-cốp đã đến Ai Cập. Khi họ hỏi thăm về việc mua lúa mì, người ta chỉ họ đến gặp viên quan quyền thế tên là Xa-phơ-nát-Pha-nê-ách (Sáng-thế Ký 41:45). Họ có biết người mình yết kiến chính là Giô-sép không? Hoàn toàn không. Họ chỉ thấy một viên quan Ai Cập quyền thế, người mà họ cần sự giúp đỡ. Để tỏ lòng tôn kính, họ đã làm một điều hiển nhiên: “Sấp mình xuống trước mặt người”.—Sáng-thế Ký 42:5, 6.
Giô-sép thì sao? Chàng nhận ra các anh ngay! Hơn nữa, khi chứng kiến cảnh các anh sấp xuống trước mặt mình thì những hồi ức tuổi thơ chợt quay về. Lời tường thuật cho biết: “Giô-sép nhớ lại điềm chiêm-bao” mà Đức Giê-hô-va đã cho chàng thấy khi chàng còn là một cậu bé, trong đó báo trước sẽ có lúc các anh chàng sấp mình xuống trước mặt chàng. Giống với tình cảnh hiện giờ biết bao! (Sáng-thế Ký 37:2, 5-9; 42:7, 9). Giô-sép sẽ làm gì? Ôm chầm lấy các anh? Trả thù?
Giô-sép biết rằng dù gì đi nữa thì mình cũng không nên hấp tấp. Rõ ràng Đức Giê-hô-va đang lèo lái sự việc này, nếu chàng không cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng đến ý định của ngài. Đức Giê-hô-va đã hứa sẽ làm cho dòng dõi của Gia-cốp trở thành một dân mạnh (Sáng-thế Ký 35:11, 12). Nếu các anh chàng vẫn còn hung tàn, ích kỷ, vô đạo đức thì có thể gây hậu quả khôn lường về sau! Hơn nữa, nếu hành động hấp tấp, có lẽ chàng sẽ cướp đi sự bình yên mong manh nào đó ở chốn quê nhà, thậm chí gây hại cho cha và Bên-gia-min. Liệu họ còn sống không? Giô-sép quyết định giấu danh tánh của mình để thử xem bây giờ các anh là người thế nào. Rồi có lẽ chàng sẽ biết Đức Giê-hô-va muốn mình làm gì.
Châm-ngôn 14:12). Việc hòa thuận với các thành viên trong gia đình là điều quan trọng nhưng hòa thuận với Đức Giê-hô-va và Con của ngài còn quan trọng hơn.—Ma-thi-ơ 10:37.
Có thể bạn không lâm vào hoàn cảnh trớ trêu như thế. Tuy nhiên, sự xung đột và chia rẽ trong gia đình rất phổ biến trong thế giới ngày nay. Khi đối mặt với những thách đố ấy, có lẽ chúng ta có khuynh hướng nghe theo lòng mình và hành động hấp tấp. Thật khôn ngoan biết bao nếu noi gương Giô-sép và cố gắng nhận ra Đức Chúa Trời muốn chúng ta đương đầu với vấn đề như thế nào (“TA THỬ CÁC NGƯƠI”
Giô-sép bày ra một loạt kế hoạch để thử lòng các anh. Qua người thông dịch, chàng bắt đầu nói lời cay nghiệt, buộc tội họ là thám tử. Để biện minh, họ cho chàng biết về gia cảnh, trong đó gồm một yếu tố quan trọng là một em trai út đang ở nhà. Giô-sép cố che đậy cảm giác đầy phấn khởi của mình. Em trai chàng thật sự còn sống sao? Giờ đây, Giô-sép biết phải làm gì. Chàng nói: “Đây là điều ta thử các người” và bảo rằng chàng phải thấy được người em út của họ. Rồi chàng đồng ý cho họ trở về nhà để mang em út đến đây với điều kiện một người chịu ở lại làm con tin.—Sáng-thế Ký 42:9-20.
Khi bàn bạc với nhau, các anh không biết được là chàng có thể hiểu hết. Họ dằn vặt mình đã gây ra tội lỗi cách đây 20 năm và nói: “Quả thật chúng ta cam tội cùng em ta rồi; vì lúc trước ta thấy tâm-hồn nó buồn-thảm khi nó xin nhờ ơn, nhưng ta không khứng cho; vậy nên tai-vạ nầy mới xảy đến cho chúng ta”. Giô-sép hiểu điều họ đang nói, chàng phải xoay mặt chỗ khác để họ không thấy chàng khóc (Sáng-thế Ký 42:21-24). Dù vậy, chàng biết rằng chỉ có cảm giác nuối tiếc về những hậu quả do mình gây ra không có nghĩa là ăn năn thật lòng. Thế nên chàng tiếp tục thử lòng các anh.
Chàng cho phép họ trở về nhà và giữ Si-mê-ôn làm con tin. Chàng cũng cho người giấu tiền trong túi lương thực của họ. Các anh lên đường trở về nhà, khó khăn lắm mới thuyết phục được Gia-cốp cho phép họ mang em Bên-gia-min đến Ai Cập. Khi đến nơi, họ báo với quản gia của Giô-sép về số tiền trong túi mình và đề nghị được trả lại đầy đủ. Quả là có lòng thành, nhưng Giô-sép cần biết thêm bản chất thật của họ. Chàng đãi họ một bữa yến tiệc và hầu như không thể che giấu nỗi xúc động của mình khi nhìn thấy Bên-gia-min. Sau đó, chàng cho phép họ trở về nhà, chở đầy ắp lương thực như lần trước. Nhưng lần này có cái chén bạc trong túi của Bên-gia-min.—Sáng-thế Ký 42:26–44:2.
Rồi Giô-sép dàn cảnh. Chàng cho người đuổi theo các anh và buộc tội họ ăn cắp chén bạc. Khi phát hiện chén bạc trong túi của Bên-gia-min, tất cả bị giải đến trước mặt Giô-sép. Giờ đây Giô-sép có cơ hội biết được các anh là người thế nào. Giu-đa lên tiếng thay cho anh em mình. Ông nài xin chàng thương xót, ngay cả còn xin cho 11 người làm nô lệ ở Ai Cập. Giô-sép phản đối rằng chỉ một mình Bên-gia-min ở lại Ai Cập làm nô lệ mà thôi, còn tất cả phải rời khỏi nơi này.—Sáng-thế Ký 44:2-17.
Giu-đa thưa lại bằng một câu rất xúc động. Ông đáp: “Trong vòng các con của mẹ nó, nó còn một mình, và cha thương nó lắm”. Giô-sép hẳn rất cảm động khi nghe những lời đó, vì chàng là con trai lớn của Gia-cốp và người mẹ yêu dấu Ra-chên. Bà qua đời trong lúc hạ sinh Bên-gia-min. Giống như cha, chắc chắn Giô-sép cũng ấp ủ những hồi ức về Ra-chên. Có lẽ vì mối thâm tình này mà Giô-sép thương Bên-gia-min nhiều hơn.—Sáng-thế Ký 35:18-20; 44:20.
Giu-đa tiếp tục khẩn khoản xin Giô-sép đừng bắt Bên-gia-min làm nô lệ. Thậm chí ông còn muốn làm nô lệ thay cho Bên-gia-min. Rồi ông kết thúc bằng lời khẩn cầu đầy cảm động: “Nếu đứa trẻ không theo về, làm sao tôi dám về cùng cha tôi? Ôi, tôi nỡ nào thấy điều tai-họa của cha tôi ư!” (Sáng-thế Ký 44:18-34). Đây chính là bằng chứng cho thấy ông đã thay đổi. Không những tỏ lòng ăn năn, mà Giu-đa còn biểu lộ lòng cảm thông, thương xót và vị tha.
Sáng-thế Ký 45:1-15). Qua đó cho thấy chàng phản ánh đức tính của Đức Giê-hô-va, đấng tha thứ cách dồi dào (Thi-thiên 86:5). Chúng ta có thể làm như thế không?
Giô-sép không thể dằn lòng được nữa. Chàng phải trút hết mọi tâm tư đang dâng trào trong lòng. Ra lệnh cho tất cả đầy tớ ra ngoài, chàng khóc lớn đến nỗi vang đến cung điện của Pha-ra-ôn. Cuối cùng chàng tiết lộ danh tánh mình: ‘Tôi là Giô-sép, em các anh’. Chàng ôm chầm các anh và rộng lòng tha thứ cho mọi điều các anh đã gây ra (“CON VẪN CÒN SỐNG”!
Khi Pha-ra-ôn biết được toàn bộ câu chuyện đằng sau cảnh ồn ào trong dinh thự của Giô-sép, vua cho phép Giô-sép đón cha già cùng cả nhà đến Ai Cập. Giô-sép không phải đợi quá lâu để gặp lại người cha yêu dấu. Gia-cốp vừa khóc vừa nói: “Chớ chi cho cha chết bây giờ đi! vì cha đã thấy được mặt con, và biết con vẫn còn sống”.—Sáng-thế Ký 45:16-28; 46:29, 30.
Thật ra Gia-cốp sống thêm 17 năm nữa ở Ai Cập, đủ thọ để nói lời chúc phước mang tính tiên tri cho 12 người con. Ông cho con thứ 11 là Giô-sép hai phần sản nghiệp mà lẽ ra thuộc về con trưởng nam. Hai trong số các chi phái Y-sơ-ra-ên sẽ ra từ Giô-sép. Còn con trai thứ tư là Giu-đa, người đã nổi trội hơn các anh khi tỏ ra ăn năn thì sao? Ông nhận được ân phước lớn: Đấng Mê-si sinh ra từ dòng dõi ông!—Sáng-thế Ký chương 48, 49.
Khi Gia-cốp qua đời ở tuổi 147, các anh của Giô-sép lo sợ rằng người em đầy uy quyền sẽ tìm cách trả thù họ. Nhưng Giô-sép đáp lại bằng lời trấn an giàu tình yêu thương. Từ lâu, chàng nghĩ rằng vì Đức Giê-hô-va luôn hỗ trợ việc gia đình chuyển đến Ai Cập, do đó các anh không nên cảm thấy mình có lỗi trước những điều đã xảy ra. Giờ đây chàng đã nêu câu hỏi rất đáng chú ý: “Tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao?” (Sáng-thế Ký 15:13; 45:7, 8; 50:15-21). Giô-sép cảm nghiệm Đức Giê-hô-va là một quan xét hoàn hảo. Vậy Giô-sép là ai mà có quyền phán xét những người Đức Giê-hô-va đã tha thứ?—Hê-bơ-rơ 10:30.
Có bao giờ bạn thấy khó tha thứ không? Nhất là khi có người nào đó cố ý làm chúng ta tổn thương. Nhưng nếu thật lòng tha thứ cho những người đã ăn năn thật sự, chúng ta sẽ giúp chữa lành vết thương lòng, trong đó có vết thương của mình. Nhờ thế, chúng ta sẽ noi theo đức tin của Giô-sép và gương của Đức Giê-hô-va, Cha giàu lòng thương xót.