Biết danh Chúa—Tại sao khó?
Có một kẻ rắp tâm ngăn cản chúng ta biết danh Đức Chúa Trời để không thể đến gần Ngài. Hắn là ai? Kinh Thánh cho biết: ‘Chúa đời nầy đã làm mù lòng những kẻ chẳng tin’. Chúa đời này chính là quỉ Sa-tan. Hắn muốn chúng ta tiếp tục đi trong tối tăm, mà không có “sự thông-biết về vinh-hiển Đức Chúa Trời”. Hắn không muốn bạn gọi Đức Chúa Trời bằng danh riêng. Vậy, Sa-tan làm mù tâm trí của người ta bằng cách nào?—2 Cô-rinh-tô 4:4-6.
Sa-tan dùng các tôn giáo sai lầm để cản trở người ta biết danh Đức Chúa Trời. Thời xưa, một số tín đồ Do Thái giáo làm theo truyền thống thay vì làm theo Kinh Thánh, nên họ không dùng danh của Đức Chúa Trời. Đến những thế kỷ đầu công nguyên (CN), người đọc Kinh Thánh trong nhà hội không được phát âm danh của Đức Chúa Trời, mà phải đọc thế bằng từ ʼAdho·naiʹ nghĩa là “Chúa”. Hẳn điều này khiến dân Do Thái xa cách Đức Chúa Trời, và nhiều người mất đi mối quan hệ mật thiết với Ngài. Còn Chúa Giê-su thì sao? Ngài có dùng danh Đức Giê-hô-va không?
Chúa Giê-su và các môn đồ tỏ danh Đức Chúa Trời
Trong lời cầu nguyện, Chúa Giê-su trình với Cha: “Con đã tỏ danh Cha ra... Con lại sẽ tỏ ra nữa” (Giăng 17:26). Chắc chắn, mỗi khi Chúa Giê-su đọc, trích dẫn và giải thích các câu Kinh Thánh có danh Đức Chúa Trời trong phần Cựu ước, ngài đã nêu lên danh này. Như các nhà tiên tri trước thời ngài, hẳn Chúa Giê-su dùng danh Đức Chúa Trời rất nhiều. Nếu vào thời ngài, người Do Thái có truyền thống là không dùng danh Đức Chúa Trời, chắc chắn Chúa Giê-su không làm theo vì ngài thẳng thắn lên án các nhà lãnh đạo tôn giáo: “Các ngươi đã vì lời truyền-khẩu mình mà bỏ lời Đức Chúa Trời”.—Ma-thi-ơ 15:6.
Chúa Giê-su nêu gương trong việc tỏ danh Đức Chúa Trời
Sau khi Chúa Giê-su chết và sống lại, các môn đồ trung thành của ngài vẫn tiếp tục làm sáng danh Đức Chúa Trời. (Xin xem khung “Tín đồ thời ban đầu có dùng danh Đức Chúa Trời không?”). Vào Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN cũng là lúc hội thánh được thành lập, sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên trước nhiều người Do Thái và người cải đạo Do Thái: “Ai kêu cầu danh Giê-hô-va thì sẽ được cứu” (Công-vụ 2:21, NW; Giô-ên 2:32). Các tín đồ thời ban đầu giúp cho người thuộc nhiều nước nhận biết danh Đức Giê-hô-va. Vì thế, trong buổi họp của các sứ đồ với những trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem, môn đồ Gia-cơ nói: “Đức Chúa Trời đã đoái-thương người ngoại, đặng từ đó lấy ra một dân để dâng cho danh Ngài”.—Công-vụ 15:14.
Ma-thi-ơ 13:38, 39; 2 Phi-e-rơ 2:1). Chẳng hạn, một người xưng là môn đồ của Chúa Giê-su, sinh vào khoảng thời gian sứ đồ Giăng qua đời, là ông Justin Martyr đã nhiều lần viết trong các tác phẩm của mình rằng Đấng ban cho mọi thứ là “Thiên Chúa không thể gọi bằng danh”.
Thế nhưng, kẻ thù của Đức Chúa Trời không bỏ cuộc. Sau khi các sứ đồ qua đời, Sa-tan làm cho mầm bội đạo mà hắn đã gieo phát triển mạnh (Trong các bản sao của phần Tân ước, những người bội đạo đã loại bỏ danh Đức Giê-hô-va và thế bằng từ Hy Lạp Kyʹri·os có nghĩa là “Chúa”. Chuyện ấy cũng xảy ra với phần Cựu ước. Vì không còn đọc danh Đức Giê-hô-va, nên các thầy Do Thái giáo cũng loại danh Ngài ra khỏi văn bản và thế bằng từ Hê-bơ-rơ ʼAdho·naiʹ hơn 130 lần. Về sau, bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng La-tinh do ông Jerome hoàn tất vào năm 405 CN, được
gọi là Vulgate, cũng không có danh Đức Chúa Trời.Mưu toan che giấu danh thánh thời nay
Ngày nay, các học giả đều biết là danh của Đức Chúa Trời có khoảng 7.000 lần trong Kinh Thánh. Danh Ngài xuất hiện nhiều trong một số bản dịch phổ biến của Công giáo như Jerusalem Bible, La Biblia Latinoamérica bằng tiếng Tây Ban Nha, và bản Reina-Valera cũng bằng tiếng Tây Ban Nha. Một số bản khác dùng “Yavê” hoặc “Gia-vê”, chẳng hạn bản dịch Nguyễn Thế Thuấn và Trịnh Văn Căn của Công giáo.
Thế nhưng, thật đáng buồn là khi tài trợ cho bản dịch Kinh Thánh, nhiều giáo hội đã gây sức ép khiến các học giả phải loại danh Đức Chúa Trời ra khỏi bản dịch. Chẳng hạn, trong bức thư ngày 29-6-2008 gửi cho các Hội đồng giám mục Công giáo, tòa Vatican viết: “Trong những năm gần đây, việc dùng danh Chúa của dân Do Thái dần phổ biến”. Thư này nêu chỉ thị rõ ràng: “Không được sử dụng hoặc phát âm danh của Thiên Chúa”. Bức thư cho biết thêm: “Trong các bản dịch,... danh Thiên Chúa dưới dạng bốn chữ cái phải được dịch ra bằng từ tương đương với từ Adonai/Kyrios là “Đức Chúa””. Rõ ràng, chỉ thị này của tòa Vatican nhằm loại bỏ danh Đức Chúa Trời.
Giáo hội Tin Lành cũng thiếu tôn trọng danh Đức Giê-hô-va. Nói về bản Kinh Thánh New International Version do giáo hội Tin Lành tài trợ, xuất bản năm 1978 bằng tiếng Anh, một người đại diện viết: “Giê-hô-va là danh riêng của Đức Chúa Trời, đáng lý ra phải dùng danh Ngài. Nhưng thử xem, nếu dịch bài Thi-thiên 23 [câu một] là “Yavê là Đấng chăn giữ tôi”, thì chẳng phải chúng tôi ném bỏ cả 2,25 triệu đô-la đã đầu tư vào bản dịch này xuống cống rãnh sao?”.
Ngay cả châu Mỹ La-tinh là nơi mà đa số dân theo đạo Ki-tô, các giáo hội cũng che giấu danh Đức Chúa Trời. Ông Steven Voth, nhà cố vấn dịch thuật cho Liên Hiệp Thánh Kinh Hội, viết: “Các phái Tin Lành tại châu Mỹ La-tinh vẫn đang tranh cãi về việc có nên dùng danh Jehová hay không... Đáng chú ý, một phái lớn có số tín đồ đang gia tăng là Tân Ngũ Tuần... yêu cầu một bản Reina-Valera năm 1960 mà không có danh Jehová. Họ muốn danh ấy được thay thế bằng từ Señor [Chúa]”. Ông Voth cho biết rằng đầu tiên Liên Hiệp Thánh Kinh Hội từ chối
nhưng sau đó vẫn chiều theo ý của phái này và cho ấn hành bản Reina-Valera “hoàn toàn không có danh Jehová”.Việc loại danh Đức Chúa Trời ra khỏi Kinh Thánh và thế bằng từ “Chúa” cản trở độc giả của Kinh Thánh biết rõ Đức Chúa Trời. Điều này gây ra sự lầm lẫn. Độc giả có thể khó biết từ “Chúa” nói đến Đức Giê-hô-va hay Con Ngài là Chúa Giê-su. Chẳng hạn, sứ đồ Phi-e-rơ trích lời của vua Đa-vít như sau: “Đức Giê-hô-va phán với Chúa tôi [Chúa Giê-su được sống lại] rằng: “Hãy ngồi bên hữu ta”” (Công-vụ 2:34, NW). Tuy nhiên, trong nhiều bản dịch khác, câu này được dịch là: “Chúa đã phán cùng Chúa tôi”. Ngoài ra, trong bài tiểu luận của David Clines có tựa đề “Yavê và Thiên Chúa trong thần học Ki-tô giáo”, ông nhận xét: “Khi Yavê không có trong tiềm thức của tín đồ Ki-tô, một hậu quả là họ chỉ chú tâm đến Đấng Ki-tô”. Vì thế, nhiều tín đồ hầu như không nhận thấy rằng Đức Chúa Trời, Đấng mà Chúa Giê-su cầu nguyện, là Đấng riêng biệt và có một danh—Giê-hô-va.
Như vậy, Sa-tan đã làm mù tâm trí của nhiều người khiến họ không biết Đức Chúa Trời. Dù thế, bạn vẫn có thể đến gần Đức Giê-hô-va.
Bạn có thể gọi Đức Chúa Trời bằng danh riêng
Rõ ràng, Sa-tan mở cuộc chiến nhằm xóa danh Đức Chúa Trời, và hắn đã khéo dùng tôn giáo sai lầm để thực hiện ý đồ. Tuy nhiên trên thực tế, không một thế lực nào, dù trên trời hay dưới đất, có thể ngăn cản Chúa Giê-hô-va tỏ danh thánh cho những người muốn biết sự thật về Ngài và ý định tuyệt vời của Ngài đối với nhân loại.
Nhân Chứng Giê-hô-va chân thành mời bạn tìm hiểu Kinh Thánh để vun đắp mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su từng nói với Đức Chúa Trời: “Con đã tỏ danh Cha ra cho họ” (Giăng 17:26). Đây cũng là mong ước của chúng tôi. Kinh Thánh tiết lộ các vai trò mà Đức Giê-hô-va thực hiện nhằm mang lại ân phước cho nhân loại, nên khi tìm hiểu sách này, bạn sẽ biết những cá tính cao quý của Ngài.
Thời xưa, tộc trưởng trung thành là ông Gióp đã hưởng tình bạn “thân mật với Chúa”, bạn cũng có thể được như thế (Gióp 29:4, Bản Diễn Ý). Nhờ việc tìm hiểu Kinh Thánh, bạn có thể gọi Đức Chúa Trời bằng danh riêng. Bạn sẽ tin chắc rằng Ngài luôn hành động đúng với ý nghĩa của danh Ngài—“Ta sẽ thành bất cứ gì mà ta muốn” (Xuất Ê-díp-tô Ký 3:14, Rotherham). Đúng vậy, mọi lời hứa của Đức Giê-hô-va đối với nhân loại chắc chắn sẽ thành hiện thực.