Một quan điểm sai dẫn đến nhiều cái sai khác
“Hãy giữ chừng”. Đây là lời của sứ đồ (tông đồ) Phao-lô viết cho anh em đồng đạo sống vào hậu bán thế kỷ thứ nhất công nguyên (CN). Ông cảnh báo điều gì? Ông cho biết: “Kẻo có ai lấy triết-học và lời hư-không, theo lời truyền-khẩu của loài người... mà bắt anh em phục chăng”.—Cô-lô-se 2:8.
Dù ông Phao-lô đã cảnh báo, nhưng kể từ giữa thế kỷ thứ hai CN, một số môn đồ của Chúa Giê-su bắt đầu dùng những quan điểm của các triết gia thời xưa để giải thích niềm tin của mình. Tại sao vậy? Họ muốn những người có học thức của đế quốc La Mã chấp nhận và nhờ thế sẽ có nhiều người cải sang đạo của họ.
Một trong những môn đồ nổi tiếng nhất này của Chúa Giê-su là ông Justin Martyr. Ông tin rằng phát ngôn viên của Đức Chúa Trời đã dùng những triết gia Hy Lạp để truyền đạt ý tưởng của ngài trước khi ngài xuống thế rất lâu. Theo ông Justin và các giáo viên có cùng quan điểm, sự đóng góp của triết học và thần học cho Ki-tô giáo đã giúp hình thức cải đạo này của ông trở nên phù hợp với mọi người.
Hình thức cải đạo này của Justin Martyr rất thành công trong việc khiến nhiều người cải đạo sang Ki-tô giáo. Tuy nhiên, việc chấp nhận một quan điểm sai dẫn đến nhiều cái sai khác và hình thành niềm tin phổ biến mà ngày nay được gọi là giáo lý Ki-tô giáo. Để biết sự thật, hãy so sánh những phần trích từ các nguồn tài liệu trong những bài tiếp theo với điều Kinh Thánh dạy.