Đức Giê-hô-va sẽ nâng đỡ anh chị
“Đức Giê-hô-va sẽ nâng-đỡ người tại trên giường rũ-liệt”.—THI 41:3.
BÀI HÁT: 23, 138
1, 2. Đôi khi chúng ta có thể băn khoăn hay thắc mắc về điều gì, và chúng ta có thể nghĩ đến những ví dụ nào trong Kinh Thánh?
Anh chị đã bao giờ tự hỏi: “Liệu mình sẽ khỏi bệnh?” hoặc nếu một người thân yêu trong gia đình hay một người bạn của mình mắc bệnh, có lẽ anh chị băn khoăn liệu họ có hồi phục không. Đó là nỗi lo thông thường khi một người đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Hai vị vua trong thời của các nhà tiên tri Ê-li và Ê-li-sê cũng từng có nỗi lo tương tự. Vua A-cha-xia, con trai của A-háp và Giê-sa-bên, bị té rất nặng. Vì thế, ông đã hỏi: “Ta sẽ lành bịnh nầy chăng?”. Sau này, vua Bên-Ha-đát của nước Sy-ri bị bệnh nặng và ông cũng hỏi: “Ta sẽ được lành bịnh nầy chăng?”.—2 Vua 1:2; 8:7, 8.
2 Dĩ nhiên, chúng ta hy vọng rằng mình và những người mà mình quan tâm sẽ vượt qua được bệnh tật. Dù vậy, nhiều người thắc mắc Đức Chúa Trời sẽ làm gì để giúp đỡ. Vào thời của những vị vua được đề cập ở trên, thỉnh thoảng Đức Chúa Trời chữa bệnh cho người ta bằng phép lạ. Qua các nhà tiên tri, Đức Giê-hô-va thậm chí còn làm người chết sống lại (1 Vua 17:17-24; 2 Vua 4:17-20, 32-35). Ngày nay, có lý do nào để mong đợi rằng ngài cũng sẽ làm điều tương tự cho chúng ta không?
3-5. Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su có quyền năng gì, và điều này dẫn đến những câu hỏi nào?
3 Chắc chắn Đức Chúa Trời có quyền năng để ảnh hưởng đến sức Sáng 12:17; Dân 12:9, 10; 2 Sa 24:15). Đức Chúa Trời đã cảnh báo rằng nếu dân Y-sơ-ra-ên tỏ ra bất trung, ngài sẽ giáng cho họ “các thứ chứng bịnh và tai-vạ” (Phục 28:58-61). Mặt khác, Đức Giê-hô-va có thể loại trừ hoặc ngăn ngừa bệnh tật (Xuất 23:25; Phục 7:15). Ngài cũng có thể chữa bệnh cho người ta. Đức Chúa Trời đã chữa lành cho Gióp sau khi ông bị đau ốm đến mức mong được chết!—Gióp 2:7; 3:11-13; 42:10, 16.
khỏe của một người. Kinh Thánh xác nhận điều đó. Có những trường hợp ngài giáng bệnh để trừng phạt một số cá nhân, chẳng hạn như Pha-ra-ôn trong thời Áp-ra-ham và nhiều thế kỷ sau đó là Mi-ri-am, chị của Môi-se (4 Đúng vậy, chắc chắn Đức Chúa Trời có quyền năng để can thiệp và chữa lành cho một người mắc bệnh. Con của ngài là Chúa Giê-su cũng làm được điều tương tự. Chúng ta đọc thấy Chúa Giê-su đã dùng phép lạ để chữa bệnh cho những người bị phong cùi, động kinh, mù hay bại liệt. (Đọc Ma-thi-ơ 4:23, 24; Giăng 9:1-7). Chúng ta được khích lệ biết bao khi biết rằng những phép lạ mà Chúa Giê-su đã làm để chữa bệnh cho thấy trước điều mà ngài sẽ thực hiện trong thế giới mới trên phạm vi rộng lớn. Khi đó, “dân-cư sẽ không nói rằng: Tôi đau”.—Ê-sai 33:24.
5 Nhưng hiện nay, chúng ta có nên mong đợi rằng Đức Chúa Trời hoặc Chúa Giê-su sẽ chữa bệnh cho mình bằng phép lạ không? Chúng ta nên có quan điểm nào về những căn bệnh trầm trọng, và chúng ta nên làm gì nếu ở trong trường hợp đó?
ĐƯỢC NÂNG ĐỠ “TẠI TRÊN GIƯỜNG RŨ-LIỆT”
6. Chúng ta biết gì về món quà ‘chữa bệnh’ mà một số tín đồ thời ban đầu đã có?
6 Qua Kinh Thánh, chúng ta biết rằng vào thế kỷ thứ nhất, Đức Chúa Trời đã ban khả năng làm phép lạ cho một số tín đồ được xức dầu (Công 3:2-7; 9:36-42). Trong số “nhiều món quà khác nhau” của thần khí, có món quà ‘chữa bệnh’ (1 Cô 12:4-11). Nhưng món quà ấy cùng những món quà khác, chẳng hạn như nói những ngôn ngữ khác và nói tiên tri, sẽ sớm kết thúc (1 Cô 13:8). Ngày nay, những phép lạ này không còn nữa. Do đó, chúng ta không có cơ sở để mong đợi Đức Chúa Trời làm phép lạ chữa khỏi bệnh cho mình hoặc cho những người thân yêu.
7. Thi-thiên 41:3 cho chúng ta lời đảm bảo đầy khích lệ nào?
7 Dù vậy, nếu mắc bệnh, chúng ta có thể chắc chắn rằng Đức Chúa Trời sẽ an ủi, hỗ trợ và ban cho mình sự khôn ngoan, giống như ngài đã giúp những người thờ phượng thật trong quá khứ. Vua Đa-vít viết: “Phước cho người nào đoái đến kẻ khốn-cùng! Trong ngày tai-họa Đức Giê-hô-va sẽ giải-cứu người. Đức Giê-hô-va sẽ gìn-giữ người, bảo-tồn mạng-sống người” (Thi 41:1, 2). Chúng ta biết rằng trong thời Đa-vít, một người biểu lộ lòng quan tâm với những kẻ khốn cùng đã không sống mãi mãi. Vì vậy, Đa-vít không thể có ý nói rằng một người có lòng quan tâm như thế sẽ tiếp tục sống nhờ phép lạ mà không bao giờ chết. Chúng ta có thể hiểu những lời được soi dẫn ấy nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ người có lòng quan tâm và trung thành. Như thế nào? Đa-vít giải thích: “Đức Giê-hô-va sẽ nâng-đỡ người tại trên giường rũ-liệt; trong khi người đau bịnh, Chúa sẽ cải-dọn cả giường người” (Thi 41:3). Đúng vậy, một người biểu lộ lòng quan tâm đến kẻ khốn cùng có thể chắc chắn rằng Đức Chúa Trời biết đến người ấy cũng như đường lối trung thành của người ấy. Khả năng tự hồi phục của cơ thể mà Đức Chúa Trời ban có thể giúp người ấy được lành bệnh.
8. Theo Thi-thiên 41:4, Đa-vít đã cầu xin điều gì từ Đức Giê-hô-va?
8 Từ kinh nghiệm của bản thân, Đa-vít bộc bạch: “Tôi đã nói: Đức Giê-hô-va ôi! xin thương-xót tôi, chữa lành linh-hồn tôi, vì tôi đã phạm tội cùng Ngài” (Thi 41:4). Có lẽ những gì ông viết liên quan đến thời điểm Áp-sa-lôm cố chiếm đoạt ngôi vua trong lúc Đa-vít bị đau ốm và không thể ngăn chặn âm mưu đó. Đa-vít biết rằng vấn đề trong gia đình của mình bắt nguồn từ việc ông phạm tội với Bát-Sê-ba (2 Sa 12:7-14). Dù vậy, vì đã được Đức Giê-hô-va tha thứ tội lỗi, vua Đa-vít tin chắc ngài sẽ nâng đỡ ông tại trên giường bệnh. Nhưng có phải Đa-vít cầu xin được chữa bệnh bằng phép lạ và được kéo dài sự sống không?
9. (a) Trường hợp của Đa-vít khác biệt thế nào so với trường hợp của vua Ê-xê-chia? (b) Đa-vít có thể mong đợi điều gì từ Đức Giê-hô-va?
9 Nhiều năm sau, Đức Chúa Trời đã quyết định chữa bệnh cho vua Ê-xê-chia, người từng “bị bịnh nặng gần chết”. Trong trường hợp hiếm có ấy, Đức Chúa Trời đã can thiệp. Ê-xê-chia được bình phục và sống thêm 15 năm (2 Vua 20:1-6). Nhưng trong trường hợp của Đa-vít, ông đã không cầu xin Đức Chúa Trời chữa bệnh cho mình bằng phép lạ. Văn cảnh cho thấy Đa-vít cầu xin Đức Chúa Trời giúp ông như cách ngài sẽ giúp một người từng biểu lộ lòng quan tâm đến kẻ khốn cùng. Điều này bao gồm việc được ngài nâng đỡ “tại trên giường rũ-liệt”. Vì tội lỗi của Đa-vít đã được tha, ông có thể cầu xin Đức Chúa Trời an ủi và hỗ trợ cũng như cầu xin mình có thể bình phục nhờ khả năng tự nhiên của cơ thể (Thi 103:3). Chúng ta cũng có thể làm điều tương tự.
10. Chúng ta có thể kết luận gì từ những kinh nghiệm của Trô-phim và Ép-ba-phô-đi?
10 Giống như Đa-vít đã không được chữa bệnh bằng phép lạ và không được gia tăng tuổi thọ thêm nhiều năm, một người bạn cùng làm việc với sứ đồ Phao-lô là Trô-phim cũng vậy. Chúng ta biết rằng đôi lúc Phao-lô được ban cho quyền năng để chữa lành người mắc bệnh. (Đọc Công vụ 14:8-10). Ông đã làm thế cho “cha của Búp-li-u”, người “đang nằm trên giường vì bị sốt và kiết lỵ”. Phao-lô “cầu nguyện và đặt tay trên ông mà chữa lành cho” (Công 28:8). Dù vậy, Phao-lô đã không làm điều tương tự cho Trô-phim, người đã đi cùng ông trong một chuyến hành trình truyền giáo (Công 20:3-5, 22; 21:29). Khi Trô-phim bị đau ốm, Phao-lô đã không chữa bệnh cho ông. Thế nên, Trô-phim đã không thể tiếp tục cuộc hành trình và phải ở lại Mi-lê để hồi phục (2 Ti 4:20). Tương tự, khi Ép-ba-phô-đi “bị bệnh đến độ gần chết”, không điều gì cho thấy Phao-lô dùng phép lạ nào đó để chữa bệnh cho người bạn tốt của mình.—Phi-líp 2:25-27, 30.
HÃY PHẢI LẼ TRONG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
11, 12. Tại sao Lu-ca thật sự giúp đỡ được cho Phao-lô, và chúng ta có thể nói gì về trình độ chuyên môn của Lu-ca?
11 Người viết sách Công vụ là “Lu-ca, người thầy thuốc yêu dấu”, cũng từng đi với Phao-lô (Cô 4:14; Công 16:10-12; 20:5, 6). Hợp lý để tin rằng Lu-ca đã cho Phao-lô lời khuyên về y tế cũng như giúp đỡ Phao-lô và những người cùng tham gia chuyến hành trình truyền giáo với ông khi họ bị ốm đau. Tại sao Lu-ca cần làm thế? Vì ngay cả Phao-lô cũng bị bệnh trong chuyến đi (Ga 4:13). Lu-ca có thể cung cấp sự trợ giúp về y tế phù hợp với lời của Chúa Giê-su: “Người khỏe không cần thầy thuốc, chỉ người bệnh mới cần”.—Lu 5:31.
12 Kinh Thánh không cho biết Lu-ca được đào tạo về y tế ở đâu và khi nào. Có ý kiến cho rằng khi Phao-lô viết thư cho các tín đồ ở Cô-lô-se, ông nhắc đến vai trò của Lu-ca là một thầy thuốc bởi vì các tín đồ ở đó biết Lu-ca. Điều thú vị là có một trường y ở Lao-đi-xê, một thành gần đó. Dù sao đi nữa, Lu-ca không phải là người chưa qua đào tạo mà lại đưa ra những lời khuyên về sức khỏe. Ông là một thầy thuốc. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua những từ ngữ y khoa chuyên dụng mà Lu-ca đã dùng trong sách Phúc âm mang tên mình và sách Công vụ, cũng như việc ông tường thuật về nhiều trường hợp Chúa Giê-su chữa bệnh cho người khác.
13. Chúng ta nên có quan điểm thăng bằng như thế nào đối với việc cho và nhận các lời khuyên về sức khỏe?
13 Chúng ta không sống trong thời điểm mà một anh em đồng đạo có thể dùng món * (Đọc 1 Ti-mô-thê 5:23). Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác với việc cố gắng thuyết phục một anh em đồng đạo dùng thảo dược, phương thuốc hoặc chế độ ăn kiêng nào đó mà có thể không hiệu quả hoặc trong một số trường hợp thậm chí có thể còn gây hại. Đôi lúc, một số người đã cố gắng thuyết phục người khác bằng cách nói rằng: “Một người bà con của tôi mắc bệnh tương tự và đã khỏi bệnh sau khi dùng loại này”. Dù lời gợi ý chân thành thế nào đi chăng nữa, chúng ta nên nhớ rằng có thể có những rủi ro ngay cả với những loại thuốc và cách chữa trị được nhiều người sử dụng.—Đọc Châm-ngôn 27:12.
quà ‘chữa bệnh’ để chữa lành cho chúng ta. Tuy nhiên, một số anh chị cho những lời khuyên về sức khỏe mà không được yêu cầu, dù họ có ý tốt. Đành rằng, một người có thể đưa ra những gợi ý thông thường và thực tế. Phao-lô đã làm vậy khi Ti-mô-thê gặp vấn đề về dạ dày, có lẽ do nguồn nước ở địa phương bị ô nhiễm.THẬN TRỌNG LÀ ĐIỀU KHÔN NGOAN
14, 15. (a) Một số người xem bệnh tật của người khác là cơ hội để làm gì? (b) Đối với những lời khuyên về sức khỏe, Châm-ngôn 14:15 giúp ích ra sao?
14 Là tín đồ đạo Đấng Ki-tô, chúng ta đều muốn khỏe mạnh để vui hưởng đời sống và tham gia trọn vẹn trong việc phụng sự Đức Chúa Trời. Dù vậy, vì bị di truyền sự bất toàn nên chúng ta không thể tránh khỏi mọi bệnh tật. Khi chúng ta mắc bệnh, có thể có những cách điều trị khác nhau. Mỗi người đều có quyền lựa chọn mình sẽ chấp nhận hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào. Đáng buồn là trong thế giới tham lam này, có những người xem việc ốm đau của người khác là một cơ hội để kiếm tiền. Những người đó nói rằng họ đã tìm thấy một phương thuốc sẽ chữa khỏi căn bệnh của chúng ta. Họ có thể nói rằng nhiều người đã dùng phương thuốc đó và có kết quả tốt. Một số cá nhân hoặc công ty khác khuyến khích người ta dùng những sản phẩm đắt tiền để kiếm nhiều lợi nhuận. Với một người bệnh đang rất muốn được chữa lành hoặc tìm cách nào đó để sống lâu hơn, những phương thuốc này có vẻ thu hút. Tuy nhiên, đừng quên rằng Lời Đức Chúa Trời khuyên chúng ta: “Kẻ ngu-dốt tin hết mọi lời; nhưng người khôn-khéo xem-xét các bước mình”.—Châm 14:15.
15 “Người khôn-khéo” sẽ đặc biệt thận trọng nếu “lời”, hay những ý kiến về sức khỏe, đến từ một người mà trình độ chuyên môn của họ không đáng tin cậy. “Người khôn-khéo” có thể lý luận: “Người ấy nói rằng loại vitamin, thảo dược hoặc chế độ ăn kiêng này được cho là đã giúp ai đó, nhưng mình có biết chắc là nó thật sự giúp nhiều người không? Ngay cả khi nó giúp được cho người khác, có lý do vững chắc nào để tin rằng nó sẽ giúp mình không? Mình có nên nghiên cứu thêm, ngay cả tham khảo ý kiến của những người đã qua đào tạo hoặc có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này không?”.—Phục 17:6.
16. Xem xét những câu hỏi nào có thể giúp chúng ta thể hiện sự “suy xét” đối với những lời khuyên về sức khỏe?
16 Lời Đức Chúa Trời khuyến giục chúng ta “sống có suy xét... giữa thế gian này” (Tít 2:12). Việc “suy xét”, hay giữ tâm trí tỉnh táo, là điều rất quan trọng khi lời giải thích về một phương pháp chẩn đoán hoặc một liệu pháp nào đó có vẻ lạ lùng hoặc kỳ bí. Người chữa trị hoặc người giới thiệu có thể giải thích một cách thỏa đáng về tác dụng của chúng không? Chúng có phù hợp với thông tin mà người ta đã biết, và nhiều người có trình độ chuyên môn có xem chúng đáng tin không? (Châm 22:29). Hay sự thu hút chủ yếu chỉ dựa vào cảm xúc? Có lẽ họ nói rằng một phương thuốc mới đã được khám phá hoặc được sử dụng ở một vùng đất xa xôi và các bác sĩ chưa biết đến. Những lời như thế có chứng minh được gì không hay thậm chí có hợp lý không? Một số thiết bị chẩn đoán hoặc hình thức điều trị được miêu tả là có sử dụng một chất hay một lực bí ẩn. Cần đặc biệt thận trọng trong vấn đề này vì Đức Chúa Trời cảnh báo chúng ta không sử dụng “tà-thuật” hoặc các lực huyền bí.—Phục 18:10-12, 14.
“CHÚC ANH EM DỒI DÀO SỨC KHỎE!”
17. Chúng ta có mong muốn tự nhiên nào?
17 Hội đồng lãnh đạo vào thế kỷ thứ nhất đã gửi một lá thư quan trọng cho các hội thánh. Sau khi liệt kê những điều mà các tín đồ đạo Đấng Ki-tô phải tránh, lá thư kết luận: “Nếu cẩn thận tránh những điều ấy thì tốt cho anh em. Chúc anh em dồi dào sức khỏe!” (Công 15:29). Câu cuối là một dạng kết thư và cũng có thể được dịch là “hãy mạnh mẽ”. Chắc chắn chúng ta muốn “dồi dào sức khỏe” và mạnh mẽ khi phụng sự Đức Chúa Trời vĩ đại của chúng ta.
18, 19. Chúng ta có thể mong đợi điều gì trong thế giới mới?
18 Chừng nào thế gian này còn tồn tại và chúng ta vẫn là người bất toàn thì bệnh tật là một thực tế mà chúng ta phải đối mặt. Ngày nay, chúng ta không thể mong đợi mình sẽ được chữa bệnh bằng phép lạ. Tuy nhiên, Khải huyền 22:1, 2 cho biết về một thời điểm mà chúng ta sẽ được chữa lành hoàn toàn. Trong một khải tượng, sứ đồ Giăng thấy “một con sông chứa nước sự sống” và “những cây sự sống” với lá “dùng để chữa lành các dân”. Những hình ảnh này không nói đến một phương thuốc thảo dược nào hiện nay hoặc trong tương lai. Thay vì thế, chúng nói đến sự sắp đặt của Đức Giê-hô-va qua Chúa Giê-su để ban sự sống vĩnh cửu cho nhân loại biết vâng lời. Đó thật sự là điều mà chúng ta có thể mong đợi.—Ê-sai 35:5, 6.
19 Trong khi chờ đợi tương lai tuyệt diệu ấy, chúng ta biết rằng Đức Giê-hô-va quan tâm đến mỗi người chúng ta, ngay cả khi đau ốm. Giống như Đa-vít, chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ nâng đỡ mình vào bất cứ giai đoạn nào của bệnh tật. Chúng ta có thể nói như Đa-vít: “Song, nhân vì sự thanh-liêm tôi, Chúa nâng-đỡ tôi, lập tôi đứng vững ở trước mặt Chúa đời đời”.—Thi 41:12.
^ đ. 13 Sách Nguồn gốc và lịch sử cổ xưa của rượu (The Origins and Ancient History of Wine) cho biết: “Thí nghiệm cho thấy vi sinh vật gây bệnh thương hàn và các vi trùng nguy hiểm khác chết nhanh chóng khi bị cho vào rượu”.