Đây là nơi thờ phượng của chúng ta
“Lòng sốt sắng đối với nhà ngài như lửa thiêu đốt tôi”.—GIĂNG 2:17.
BÀI HÁT: 127, 118
1, 2. (a) Tôi tớ của Đức Giê-hô-va trong quá khứ dùng những nơi nào để thờ phượng? (b) Chúa Giê-su cảm thấy thế nào về đền thờ của Đức Chúa Trời ở Giê-ru-sa-lem? (c) Mục đích của bài này là gì?
Từ thời xưa, các tôi tớ của Đức Chúa Trời đã có những nơi dành riêng cho sự thờ phượng thanh sạch. Có thể A-bên đã dùng một bàn thờ khi dâng lễ vật cho Đức Chúa Trời (Sáng 4:3, 4). Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và Môi-se đều dựng bàn thờ cho Đức Giê-hô-va (Sáng 8:20; 12:7; 26:25; 35:1; Xuất 17:15). Theo sự chỉ dẫn của Đức Giê-hô-va, dân Y-sơ-ra-ên dựng một đền tạm (Xuất 25:8). Sau này, họ xây một đền thờ để thờ phượng ngài (1 Vua 8:27, 29). Sau khi trở về từ xứ lưu đày Ba-by-lôn, người Do Thái đều đặn nhóm lại trong các nhà hội (Mác 6:2; Giăng 18:20; Công 15:21). Những tín đồ thời ban đầu nhóm lại tại nhà của các thành viên trong hội thánh (Công 12:12; 1 Cô 16:19). Ngày nay, dân Đức Giê-hô-va nhóm lại tại hàng chục ngàn Phòng Nước Trời trên khắp thế giới để thờ phượng và được dạy dỗ.
2 Chúa Giê-su tôn trọng sâu xa đền thờ của Đức Giê-hô-va ở Giê-ru-sa-lem. Tình yêu thương của Chúa Giê-su dành cho đền thờ nhắc các môn đồ nhớ đến những lời của người viết Thi-thiên: “Sự sốt-sắng về đền Chúa tiêu-nuốt tôi” (Thi 69:9; Giăng 2:17). Không Phòng Nước Trời nào có thể được gọi là “nhà của Đức Giê-hô-va” theo nghĩa mà cụm từ này được áp dụng cho đền thờ ở Giê-ru-sa-lem (1 Vua 8:10, 11; 2 Sử 33:4). Tuy nhiên chúng ta nên có lòng tôn trọng sâu xa đối với những nơi thờ phượng ngày nay. Mục đích của bài này là xem xét một số nguyên tắc Kinh Thánh, qua đó giúp chúng ta có quan điểm đúng về Phòng Nước Trời. Bài cũng cho biết cách áp dụng các nguyên tắc đó vào việc hỗ trợ tài chính và bảo trì Phòng Nước Trời. *
THỂ HIỆN LÒNG TÔN TRỌNG SỰ THỜ PHƯỢNG THANH SẠCH
3-5. Mục đích của Phòng Nước Trời là gì, và điều này ảnh hưởng thế nào đến quan điểm của chúng ta về những buổi nhóm diễn ra tại đó?
3 Phòng Nước Trời là trung tâm của sự thờ phượng thanh sạch trong cộng đồng địa phương. Các buổi nhóm hằng tuần tại Phòng Nước Trời là một trong những sự cung cấp của Đức Giê-hô-va để nuôi dưỡng chúng ta về thiêng liêng. Tại đây, chúng ta nhận được sự tươi tỉnh cần thiết về thiêng liêng và những chỉ dẫn quan trọng qua tổ chức của ngài. Thật vinh dự khi được Đức Giê-hô-va và Con ngài mời đến ăn tại “bàn của Đức Giê-hô-va” hằng tuần. Chúng ta không bao giờ muốn xem thường lời mời đó.—1 Cô 10:21.
4 Đối với Đức Giê-hô-va, những dịp thờ phượng và khích lệ lẫn nhau như thế quan trọng đến mức ngài soi dẫn sứ đồ Phao-lô khuyên chúng ta chớ bỏ việc nhóm lại với nhau. (Đọc Hê-bơ-rơ 10:24, 25). Nếu bỏ nhóm họp vì lý do không cần thiết, chúng ta có tỏ lòng tôn trọng Đức Giê-hô-va không? Chúng ta có thể cho thấy mình biết ơn Đức Giê-hô-va và quý trọng sự cung cấp của ngài bằng cách chuẩn bị và hết lòng tham gia vào những buổi nhóm họp.—Thi 22:22.
5 Chúng ta nên có thái độ tôn trọng thích đáng đối với Phòng Nước Trời, bao gồm tòa nhà cũng như những hoạt động thiêng liêng diễn ra tại đó. Thái độ của chúng ta trong khía cạnh này liên quan chặt chẽ đến lòng quý trọng của chúng ta dành cho danh Đức Giê-hô-va, danh mà thường xuất hiện ở bảng hiệu của Phòng Nước Trời.—So sánh 1 Các Vua 8:17.
6. Một số người đã bày tỏ cảm nghĩ gì về Phòng Nước Trời của chúng ta và những người tham dự nhóm họp ở đó? (Xem hình nơi đầu bài).
6 Khi chúng ta tỏ lòng tôn trọng nơi thờ phượng, những người không phải là Nhân Chứng thường để ý thấy. Chẳng hạn, một người đàn ông ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Tôi ấn tượng khi thấy sự trật tự và sạch sẽ tại Phòng Nước Trời. Những người tham dự ăn mặc lịch sự, tươi cười và nhiệt tình chào đón tôi. Điều này gây ấn tượng mạnh đối với tôi”. Người đàn ông ấy bắt đầu tham dự nhóm họp đều đặn và không lâu sau thì làm báp-têm. Tại một thành phố ở Indonesia, một hội thánh mời các viên chức địa phương và hàng xóm đến tham quan Phòng Nước Trời mới trước khi diễn ra lễ dâng hiến. Ông thị trưởng đã tới dự. Ông ấn tượng về chất lượng của công trình, cách thiết kế và khu vườn xinh đẹp của Phòng Nước Trời. Ông nhận xét: “Sự sạch sẽ của tòa nhà này cho thấy quý vị thật sự có đức tin mạnh”.
7, 8. Chúng ta nên ghi nhớ những điều quan trọng nào khi tham dự các buổi nhóm họp của đạo Đấng Ki-tô?
7 Chúng ta nên thể hiện lòng kính trọng đối với Đức Chúa Trời, đấng đã mời chúng ta đến dự các buổi nhóm họp, qua cách cư xử và ngoại diện. Nhưng chúng ta cũng muốn tránh xu hướng thái quá. Một số người quá nghiêm khắc về việc nên ăn mặc và cư xử thế nào cho thích hợp khi Truyền 3:1.
tham dự các buổi nhóm, một số khác thì có lẽ quá sơ sài khi đến Phòng Nước Trời. Dĩ nhiên, Đức Giê-hô-va muốn các tôi tớ của ngài và khách tham dự cảm thấy thoải mái khi đến đó. Đồng thời, cử tọa sẽ không muốn giảm sự trang trọng của các buổi nhóm qua việc ăn mặc quá xuềnh xoàng hay nhắn tin, nói chuyện, ăn uống trong buổi nhóm, v.v. Các bậc cha mẹ nên dạy bảo con để chúng hiểu rằng Phòng Nước Trời không phải là nơi để chạy nhảy và nô đùa.—8 Chúa Giê-su phẫn nộ khi thấy người ta buôn bán tại đền thờ và ngài đã đuổi họ ra khỏi đó (Giăng 2:13-17). Phòng Nước Trời cũng là nơi dành cho sự thờ phượng thanh sạch và sự giáo dục về thiêng liêng. Vì vậy, các hoạt động kinh doanh nên được thực hiện ở nơi khác.—So sánh Nê-hê-mi 13:7, 8.
XÂY DỰNG VÀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO PHÒNG NƯỚC TRỜI
9, 10. (a) Những Phòng Nước Trời được xây dựng và hỗ trợ tài chính như thế nào, và kết quả là gì? (b) Sắp đặt đầy yêu thương nào là nguồn trợ giúp lớn cho những hội thánh thiếu nguồn kinh phí để xây một Phòng Nước Trời?
9 Tổ chức Đức Giê-hô-va đã nỗ lực rất nhiều để xây dựng và hỗ trợ tài chính cho những Phòng Nước Trời đơn giản. Việc thiết kế, xây dựng và sửa sang Phòng Nước Trời đều được thực hiện bởi những người tình nguyện làm việc không lương. Kết quả là gì? Tính từ ngày 1-11-1999, hơn 28.000 trung tâm thờ phượng sạch đẹp đã được xây cho các hội thánh trên khắp thế giới. Như vậy, trong 15 năm qua, trung bình mỗi ngày có năm Phòng Nước Trời được xây dựng.
10 Nhiều nỗ lực đang được thực hiện để hỗ trợ việc xây Phòng Nước Trời ở bất cứ nơi nào có nhu cầu. Sắp đặt đầy yêu thương này dựa trên nguyên tắc Kinh Thánh là sự dư dật của những người này có thể bù đắp cho sự thiếu thốn của những người khác, “vậy là cân bằng”. (Đọc 2 Cô-rinh-tô 8:13-15). Kết quả là những trung tâm thờ phượng sạch đẹp đã được xây cho những nơi mà hội thánh địa phương sẽ không bao giờ có đủ nguồn kinh phí để tự xây một Phòng Nước Trời.
11. Một số anh em đã nói gì về Phòng Nước Trời mới của họ, và những lời đó khiến bạn cảm thấy thế nào?
11 Một hội thánh ở Costa Rica nhận lợi ích từ sự cung cấp này đã viết như sau: “Khi đứng trước Phòng Nước Trời, chúng tôi cảm thấy đó như là một giấc mơ! Thật không thể tin nổi. Phòng Nước Trời xinh đẹp của chúng tôi đã được hoàn tất, ngay cả chi tiết nhỏ nhất, chỉ trong vòng tám ngày! Điều này có được là nhờ sự ban phước của Đức Giê-hô-va, sự sắp đặt đến từ tổ chức của ngài và sự ủng hộ của anh em đồng đạo yêu dấu. Nơi thờ phượng này quả là món quà quý, một viên ngọc mà Đức Giê-hô-va ban cho chúng tôi. Chúng tôi vô cùng vui mừng khi có Phòng Nước Thi 127:1.
Trời này”. Hẳn chúng ta ấm lòng khi nghe những lời bày tỏ chân thành như thế về Phòng Nước Trời mới và biết rằng anh em tại hàng ngàn nơi trên thế giới cũng đang cảm nghiệm niềm vui tương tự. Có thể thấy rõ là Đức Giê-hô-va đang ban phước cho công việc xây dựng Phòng Nước Trời, vì ngay sau khi được xây xong, thường có thêm nhiều người có lòng thành đến tìm hiểu về Đấng Tạo Hóa đầy yêu thương.—12. Làm thế nào bạn có thể góp phần vào các dự án xây Phòng Nước Trời?
12 Nhiều anh chị cảm nghiệm được niềm vui lớn khi có cơ hội tham gia dự án xây Phòng Nước Trời. Dù có thể phụ giúp ở khu vực xây cất hay không, tất cả chúng ta có đặc ân ủng hộ các dự án như thế qua việc đóng góp. Vào thời nay cũng như vào thời Kinh Thánh, lòng sốt sắng trong sự thờ phượng thanh sạch đã giúp hỗ trợ tài chính cho các dự án thần quyền, nhờ đó mang lại sự vinh hiển cho Đức Giê-hô-va.—Xuất 25:2; 2 Cô 9:7.
GIỮ PHÒNG NƯỚC TRỜI SẠCH SẼ
13, 14. Những nguyên tắc Kinh Thánh nào áp dụng cho việc giữ Phòng Nước Trời được gọn gàng và sạch sẽ?
13 Sau khi Phòng Nước Trời được xây xong, chúng ta cần giữ cho nơi ấy gọn gàng và sạch sẽ, nhờ thế phản ánh các đức tính của đấng mà chúng ta thờ phượng, Đức Chúa Trời của sự trật tự. (Đọc 1 Cô-rinh-tô 14:33, 40). Kinh Thánh liên kết sự thánh khiết và thanh sạch về thiêng liêng với sự thanh sạch về thể chất (Khải 19:8). Vì vậy, nếu muốn được Đức Chúa Trời chấp nhận, một người phải thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
14 Khi làm theo những nguyên tắc này, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái mời người chú ý đến dự nhóm họp và tin chắc rằng tình trạng của Phòng Nước Trời phù hợp với tin mừng mà chúng ta chia sẻ cho họ. Ê-sai 6:1-3; Khải 11:18.
Họ sẽ thấy rằng chúng ta thờ phượng một Đức Chúa Trời thánh khiết, đấng mà không lâu nữa sẽ biến cả trái đất thành địa đàng sạch đẹp.—15, 16. (a) Tại sao việc giữ cho Phòng Nước Trời được sạch sẽ có thể là một thách đố, nhưng vì sao điều này là cần thiết? (b) Có những sắp xếp nào tại địa phương để làm sạch sẽ Phòng Nước Trời, và mỗi chúng ta có đặc ân nào?
15 Một số người có lẽ chú trọng đến sự sạch sẽ nhiều hơn người khác. Quan điểm của họ về việc giữ sạch sẽ đến mức nào có lẽ chịu ảnh hưởng từ sự dạy dỗ của gia đình và cũng tùy thuộc vào những yếu tố như bùn, bụi, tình trạng đường sá, việc có đủ nước và những hóa chất tẩy rửa. Dù quan điểm hay tình trạng ở địa phương thế nào, chúng ta nên giữ cho Phòng Nước Trời được sạch sẽ và ngăn nắp vì đây là nơi mang danh Đức Giê-hô-va và dành cho sự thờ phượng thanh sạch.—Phục 23:14.
16 Việc vệ sinh Phòng Nước Trời đòi hỏi phải có sự sắp xếp. Mỗi hội đồng trưởng lão cần đảm bảo có một lịch phân công làm sạch sẽ nơi thờ phượng của hội thánh và có đủ dụng cụ, hóa chất để giữ cho nơi này ở trong tình trạng tốt nhất. Một số nơi và vật dụng trong Phòng Nước Trời cần được lau dọn sau mỗi buổi nhóm họp, còn một số nơi khác thì thỉnh thoảng mới làm, vì vậy việc tổ chức và giám sát tốt là điều cần thiết để không có chỗ nào bị bỏ sót. Tất cả thành viên trong hội thánh đều có đặc ân ủng hộ các sắp đặt này.
BẢO TRÌ NƠI THỜ PHƯỢNG CỦA CHÚNG TA
17, 18. (a) Có những tiền lệ nào trong Kinh Thánh về việc bảo trì nơi thờ phượng thanh sạch? (b) Tại sao cần giữ Phòng Nước Trời ở trong tình trạng tốt?
17 Ngoài ra, tôi tớ của Đức Giê-hô-va cũng siêng năng và nỗ lực để giữ cho nơi thờ phượng ở trong tình trạng tốt. Vua Giô-ách của nước Giu-đa đã lệnh cho các thầy tế lễ dùng khoản đóng góp cho nhà của Đức Giê-hô-va để ‘sửa-sang lại chỗ nào trong đền có hư-nứt’ (2 Vua 12:4, 5). Hơn 200 năm sau, vua Giô-si-a cũng dùng các khoản đóng góp cho đền thờ để trang trải chi phí cho công việc sửa chữa.—Đọc 2 Sử-ký 34:9-11.
18 Các văn phòng chi nhánh nhận thấy tại một số nước, người ta thường không ưu tiên cho việc bảo trì các tòa nhà hoặc các trang thiết bị. Có lẽ tại những nước như thế chỉ có ít người hiểu biết về lĩnh vực này hoặc không có công cụ và kinh phí để làm việc đó. Nhưng rõ ràng nếu lờ đi việc bảo trì thì Phòng Nước Trời sẽ nhanh xuống cấp hơn và như thế sẽ không làm chứng tốt cho cộng đồng địa phương. Ngược lại, khi các thành viên trong hội thánh làm mọi điều có thể để giữ cho Phòng Nước Trời ở tình trạng tốt thì điều này mang lại sự ngợi khen cho Đức Giê-hô-va và tiết kiệm tiền đóng góp của anh em đồng đạo.
19. Đối với những tòa nhà dành cho sự thờ phượng thanh sạch, bạn quyết tâm làm gì?
19 Phòng Nước Trời là tòa nhà được dâng hiến cho Đức Giê-hô-va. Vì vậy dù người nào đứng tên về mặt pháp lý đi nữa, không ai có thể nói rằng Phòng Nước Trời thuộc về cá nhân hay hội thánh nào. Các nguyên tắc Kinh Thánh cho chúng ta thấy rõ mình cần hết lòng hợp tác để đảm bảo tòa nhà này luôn phù hợp với mục đích được xây. Tất cả các thành viên trong hội thánh có thể góp phần vào điều này bằng cách bày tỏ lòng tôn trọng thích đáng đối với những nơi thờ phượng, đóng góp để xây Phòng Nước Trời mới và tình nguyện dành thời gian, công sức để bảo trì cũng như giữ cho Phòng Nước Trời được sạch sẽ. Khi ủng hộ những khía cạnh này, chúng ta cho thấy mình có lòng sốt sắng đối với nơi thờ phượng thanh sạch của Đức Giê-hô-va, như Chúa Giê-su đã làm.—Giăng 2:17.
^ đ. 2 Dù bài này chủ yếu nói đến Phòng Nước Trời, nhưng những nguyên tắc trong bài cũng áp dụng cho Phòng hội nghị và các cơ sở khác được dùng cho sự thờ phượng thanh sạch.