Làm thế nào trưởng lão có thể huấn luyện người khác hội đủ điều kiện?
“Về những điều con nghe nơi ta... hãy truyền lại cho những người trung thành”.—2 TI 2:2.
1. (a) Từ lâu, tôi tớ của Đức Chúa Trời hiểu điều gì về việc huấn luyện, và điều đó được áp dụng như thế nào ngày nay? (b) Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này?
Từ lâu, tôi tớ của Đức Chúa Trời hiểu rằng việc huấn luyện góp phần vào sự thành công. Chẳng hạn, tộc trưởng Áp-ram ‘bèn chiêu-tập gia-nhân đã tập-luyện’ để giải cứu Lót, và họ đã thành công (Sáng 14:14-16). Trong thời vua Đa-vít, những người ca hát trong nhà Đức Chúa Trời được “học-tập trong nghề ca-hát cho Đức Giê-hô-va” để ngợi khen ngài (1 Sử 25:7). Ngày nay, chúng ta đang tham gia trận chiến thiêng liêng chống lại Sa-tan và những kẻ theo hắn (Ê-phê 6:11-13). Chúng ta cũng đang nỗ lực để mang lại sự ngợi khen cho Đức Giê-hô-va (Hê 13:15, 16). Vì vậy, giống như các tôi tớ thời xưa của Đức Chúa Trời, chúng ta cần được huấn luyện để thành công. Trong hội thánh, Đức Giê-hô-va giao cho các trưởng lão trách nhiệm huấn luyện người khác (2 Ti 2:2). Các trưởng lão kinh nghiệm đang dùng phương pháp nào nhằm huấn luyện các anh khác hội đủ điều kiện để chăn bầy?
CỦNG CỐ THIÊNG LIÊNG CỦA NGƯỜI HỌC
2. Có lẽ trưởng lão muốn làm gì trước khi dạy người học một số kỹ năng, và tại sao?
2 Trưởng lão có thể được ví như người làm vườn. Trước khi 1 Ti 4:6.
gieo hạt, có lẽ người làm vườn thấy cần bổ sung dưỡng chất cho đất màu mỡ hơn. Tương tự, trước khi dạy một số kỹ năng cho một anh thiếu kinh nghiệm, có lẽ trưởng lão nhận thấy cần chia sẻ vài ý tưởng trong Kinh Thánh để giúp người học dễ hưởng ứng sự huấn luyện hơn.—3. (a) Trưởng lão có thể dùng lời của Chúa Giê-su nơi Mác 12:29, 30 như thế nào khi nói chuyện với người học? (b) Lời cầu nguyện của trưởng lão có thể tác động ra sao đến người học?
3 Để biết sự thật Kinh Thánh tác động đến tư tưởng và hành động của người học tới mức nào, trưởng lão có thể hỏi người đó: “Quyết định dâng mình cho Đức Giê-hô-va đã thay đổi cách anh dùng đời sống như thế nào?”. Câu hỏi này có thể dẫn đến một cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa về cách chúng ta có thể phụng sự Đức Chúa Trời hết lòng. (Đọc Mác 12:29, 30). Vào cuối buổi nói chuyện, trưởng lão có thể cầu xin Đức Giê-hô-va ban thần khí cho người học để giúp người ấy hoàn tất quá trình huấn luyện. Người ấy được khích lệ biết bao khi nghe lời cầu nguyện chân thành vì lợi ích của mình!
4. (a) Một số lời tường thuật nào trong Kinh Thánh có thể giúp người học tiến bộ về thiêng liêng? (b) Trưởng lão có mục tiêu nào khi huấn luyện người khác?
4 Trong giai đoạn đầu của việc huấn luyện, hãy xem xét một số lời tường thuật trong Kinh Thánh có thể giúp người học thấy tầm quan trọng của tinh thần sẵn sàng, đáng tin cậy và khiêm nhường (1 Vua 19:19-21; Nê 7:2; 13:13; Công 18:24-26). Như đất cần dinh dưỡng, người học rất cần những đức tính như thế. Những đức tính đó giúp anh ấy nhanh chóng tiến bộ về thiêng liêng. Anh Jean-Claude, một trưởng lão ở Pháp, cho biết: “Mục tiêu chính của tôi trong việc huấn luyện là giúp người học trở thành người thiêng liêng tính. Tôi tìm cơ hội đọc một câu Kinh Thánh với người học để giúp người ấy được ‘mở mắt’ và thấy ‘sự lạ-lùng’ trong Lời Đức Chúa Trời” (Thi 119:18). Ngoài ra, còn có những cách nào khác để làm vững mạnh người học?
GỢI Ý MỤC TIÊU—ĐƯA RA LÝ DO
5. (a) Tại sao nói chuyện với người học về các mục tiêu thiêng liêng là quan trọng? (b) Vì sao trưởng lão nên huấn luyện các anh từ khi còn trẻ? (Xem chú thích).
5 Hãy hỏi người học: “Anh có những mục tiêu thiêng liêng nào?”. Nếu người học không có mục tiêu rõ ràng, hãy giúp người ấy đặt một mục tiêu hợp lý để có thể đạt được. Anh trưởng lão có thể cho người học biết một mục tiêu thiêng liêng cụ thể mà anh từng đặt ra cho mình. Hãy nhiệt tình kể lại anh đã vui mừng ra sao khi đạt được mục tiêu đó. Phương pháp này có vẻ đơn giản nhưng rất hữu hiệu. Anh Victor, một trưởng lão và tiên phong ở châu Phi, nhớ lại: “Khi tôi còn trẻ, một trưởng lão đã đặt vài câu hỏi khéo chọn về mục tiêu của tôi. Những câu hỏi ấy giúp tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về thánh chức”. Những trưởng lão kinh nghiệm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt đầu huấn luyện các anh khác từ khi còn trẻ, có thể trong những năm đầu của tuổi thiếu niên, bằng cách giao cho họ nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi. Việc huấn luyện sớm như thế sẽ giúp các anh trẻ tiếp tục chú tâm vào những mục tiêu thiêng liêng dù gặp nhiều điều gây phân tâm khi lớn lên.—Đọc Thi-thiên 71:5, 17. *
6. Một điểm quan trọng trong cách huấn luyện của Chúa Giê-su là gì?
Mat 28:18, 19). Làm thế nào các anh có thể noi theo cách huấn luyện của Chúa Giê-su?
6 Ngoài ra, để khơi dậy ước muốn phụng sự nơi người học, các trưởng lão không chỉ giải thích điều cần làm mà còn giải thích lý do làm điều đó. Khi đưa ra lý do, các anh noi gương Thầy Vĩ Đại là Chúa Giê-su. Chẳng hạn, trước khi giao cho các sứ đồ nhiệm vụ đào tạo môn đồ, Chúa Giê-su cho họ biết lý do nên vâng lời. Ngài nói: “Tôi đã được giao mọi quyền hành ở trên trời và dưới đất”. Rồi ngài nói thêm: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân trở thành môn đồ tôi” (7, 8. (a) Làm thế nào các trưởng lão ngày nay có thể noi theo cách huấn luyện của Chúa Giê-su? (b) Tại sao việc khen người học rất quan trọng? (c) Những gợi ý nào có thể giúp các trưởng lão trong việc huấn luyện người khác? (Xem khung “ Cách huấn luyện người khác”).
7 Khi giao nhiệm vụ cho một anh, hãy dùng Kinh Thánh để giải thích tại sao nhiệm vụ đó quan trọng. Bằng cách này, anh dạy cho người học suy nghĩ dựa trên các nguyên tắc Kinh Thánh. Giả sử anh nhờ người học giữ cho lối ra vào của Phòng Nước Trời được sạch sẽ và an toàn. Anh có thể cho người học xem Tít 2:10 và giải thích rằng công việc này sẽ “làm vẻ vang sự dạy dỗ của Đấng Cứu Rỗi chúng ta, là Đức Chúa Trời”. Anh cũng khuyên người học nghĩ đến các anh chị lớn tuổi trong hội thánh và việc thực hiện nhiệm vụ sẽ mang lại lợi ích nào cho họ. Cuộc nói chuyện như thế là một phần trong việc huấn luyện và giúp người học chú tâm đến người khác thay vì các luật lệ. Anh ấy sẽ cảm nghiệm niềm vui khi thấy công việc của mình mang lại lợi ích cho các anh chị trong hội thánh.
8 Hơn nữa, đừng quên khen người học khi người ấy nỗ lực áp dụng những gợi ý của anh. Tại sao điều này rất quan trọng? Như nước giúp cây tăng trưởng, lời khen chân thành giúp người học tiến bộ.—So sánh Ma-thi-ơ 3:17.
THÁCH THỨC KHÁC
9. (a) Về việc huấn luyện, một số trưởng lão ở những nước phát triển đối mặt với thách thức nào? (b) Tại sao sự thật không phải là điều ưu tiên trong đời sống của một số người trẻ?
9 Trưởng lão ở những nước phát triển có thể phải đối mặt với một thách thức khác: “Làm thế nào để khuyến khích các anh đã báp-têm trong độ tuổi 20 hoặc 30 tham gia các hoạt động của hội thánh?”. Chúng tôi đã hỏi ý kiến của những anh trưởng lão kinh nghiệm trong khoảng 20 nước phương Tây về lý do một số anh Mat 10:24.
trẻ tránh né việc nhận đặc ân trong hội thánh. Đa số các trưởng lão đều cho biết rằng khi một số người trẻ lớn lên, họ không được khuyến khích theo đuổi mục tiêu thiêng liêng. Thực tế là trong một số trường hợp, những người trẻ muốn đặt mục tiêu thiêng liêng nhưng cha mẹ lại khuyên họ theo đuổi mục tiêu ngoài đời! Vì thế, sự thật chưa bao giờ là điều ưu tiên trong đời sống của những người trẻ này.—10, 11. (a) Để giúp một anh có vẻ không muốn gánh vác thêm trách nhiệm dần thay đổi lối suy nghĩ, trưởng lão có thể làm gì? (b) Trưởng lão có thể thảo luận những câu Kinh Thánh nào với một anh như thế, và tại sao? (Xem chú thích).
10 Trong trường hợp một anh có vẻ không muốn gánh vác thêm trách nhiệm trong hội thánh, việc thay đổi lối suy nghĩ của anh ấy đòi hỏi nhiều nỗ lực và kiên nhẫn. Nhưng không phải là không làm được. Như người làm vườn có thể điều khiển hướng sinh trưởng của một số cây bằng cách dần dần nắn thân cây, các trưởng lão có thể dần dần giúp một số anh nhận ra là họ cần thay đổi thái độ về việc nhận đặc ân. Nhưng bằng cách nào?
11 Hãy dành thời gian làm bạn với người học. Cho người học biết là hội thánh cần anh ấy. Với thời gian, hãy ngồi xuống cùng người học và lý luận những câu Kinh Thánh cụ thể để giúp anh ấy suy nghĩ về việc anh đã dâng mình cho Đức Giê-hô-va (Truyền 5:4; Ê-sai 6:8; Mat 6:24, 33; Lu 9:57-62; 1 Cô 15:58; 2 Cô 5:15; 13:5). Trưởng lão có thể hỏi: “Anh đã hứa nguyện với Đức Giê-hô-va điều gì khi dâng mình cho ngài?”. Cố gắng động đến lòng anh ấy bằng cách hỏi: “Anh nghĩ là Đức Giê-hô-va hẳn cảm thấy thế nào khi anh làm báp-têm?” (Châm 27:11). “Còn Sa-tan thì sao?” (1 Phi 5:8). Đừng bao giờ xem nhẹ tác động mạnh mẽ của những câu Kinh Thánh khéo chọn.—Đọc Hê-bơ-rơ 4:12. *
NHỮNG NGƯỜI HỌC—HÃY CHỨNG TỎ LÒNG TRUNG THÀNH
12, 13. (a) Là một người học, Ê-li-sê biểu lộ thái độ nào? (b) Nhờ lòng trung thành, Ê-li-sê đã được Đức Giê-hô-va ban thưởng như thế nào?
12 Hỡi các anh trẻ, hội thánh cần sự trợ giúp của các anh! Thái độ nào sẽ giúp các anh thành công? Để trả lời, hãy xem xét một số sự kiện trong cuộc đời của một người học vào thời xưa.
13 Gần 3.000 năm trước, nhà tiên tri Ê-li mời chàng trai trẻ Ê-li-sê làm phụ tá cho ông. Ê-li-sê lập tức nhận lời và trung thành hầu việc nhà tiên tri lớn tuổi hơn bằng cách chăm lo những việc tầm thường (2 Vua 3:11). Sau khoảng sáu năm huấn luyện, Ê-li-sê biết là công việc của Ê-li trong nước Y-sơ-ra-ên sắp chấm dứt. Lúc ấy, Ê-li cố thuyết phục người bạn đồng hành đã được huấn luyện kỹ đừng tiếp tục theo ông, nhưng ba lần Ê-li-sê nói với Ê-li: “Tôi chẳng hề lìa khỏi thầy”. Ê-li-sê quyết tâm ở với thầy mình càng lâu càng tốt. Nhờ lòng trung thành, Ê-li-sê được Đức Giê-hô-va ban cho cơ hội chứng kiến sự ra đi đáng kinh ngạc của Ê-li.—2 Vua 2:1-12.
14. (a) Những người học ngày nay có thể noi gương Ê-li-sê như thế nào? (b) Tại sao việc người học trung thành là rất quan trọng?
14 Ngày nay, người học có thể noi gương Ê-li-sê như thế nào? Đừng do dự nhận nhiệm vụ, ngay cả những việc tầm thường. Hãy xem người dạy như một người bạn, và cho người dạy biết mình rất cảm kích vì anh ấy đã nỗ lực giúp mình. Qua cách phản ứng, người học như thể nói với anh ấy: “Tôi chẳng hề lìa khỏi Thi 101:6; đọc 2 Ti-mô-thê 2:2.
thầy”. Trên hết, hãy trung thành thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào được giao. Tại sao điều này rất quan trọng? Vì chỉ khi anh chứng tỏ sự trung thành và đáng tin cậy, các trưởng lão mới cảm thấy yên tâm là Đức Giê-hô-va muốn họ “truyền lại” cho anh thêm trách nhiệm trong hội thánh.—BIỂU LỘ LÒNG KÍNH TRỌNG
15, 16. (a) Ê-li-sê biểu lộ lòng kính trọng thầy mình qua những cách nào? (Xem hình nơi đầu bài). (b) Tại sao các nhà tiên tri khác tin cậy Ê-li-sê?
15 Lời tường thuật về người kế nhiệm của Ê-li là Ê-li-sê cũng cho thấy làm thế nào các anh trong hội thánh có thể biểu lộ lòng kính trọng với các trưởng lão—những người có kinh nghiệm. Sau khi thăm một nhóm các nhà tiên tri ở Giê-ri-cô, Ê-li và Ê-li-sê đi đến sông Giô-đanh. Tại đó, “Ê-li bèn lấy áo tơi mình, cuốn lại, đập trên nước; nước bèn rẽ ra”. Sau khi băng qua lòng sông, hai người tiếp tục “vừa đi vừa nói với nhau”. Rõ ràng, Ê-li-sê không nghĩ rằng đến lúc này ông đã biết hết mọi điều. Ngay cả trước giờ phút Ê-li ra đi, Ê-li-sê vẫn khắc ghi từng lời của thầy. Rồi Ê-li được cất lên trong một cơn gió lốc. Sau đó, Ê-li-sê trở lại sông Giô-đanh, lấy cái áo tơi của Ê-li đập xuống nước và kêu lên: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Ê-li ở đâu?”. Một lần nữa, nước rẽ ra hai bên.—2 Vua 2:8-14.
16 Các anh có nhận thấy phép lạ đầu tiên của Ê-li-sê giống y như phép lạ cuối cùng của Ê-li không? Tại sao điều này đáng chú ý? Dường như Ê-li-sê không nghĩ rằng vì giờ đây ông là người dẫn đầu nên ông cần thay đổi ngay cách làm việc. Thay vì vậy, Ê-li-sê tiếp tục thi hành sứ mạng theo cách của Ê-li. Qua đó, ông biểu lộ lòng kính trọng thầy mình, điều này giúp các nhà tiên tri khác tin cậy ông (2 Vua 2:15). Trong 60 năm Ê-li-sê làm nhà tiên tri, Đức Giê-hô-va đã dùng ông để làm nhiều phép lạ hơn cả Ê-li. Ngày nay, với tư cách là người học, các anh rút ra được bài học nào?
17. (a) Ngày nay, làm thế nào người học có thể noi theo thái độ của Ê-li-sê? (b) Với thời gian, Đức Giê-hô-va có thể dùng những người học trung thành như thế nào?
17 Đừng nghĩ rằng ngay sau khi nhận một số nhiệm vụ trong hội thánh, anh cần thay đổi hoàn toàn cách làm việc so với trước đây. Việc thay đổi không dựa trên ước muốn cá nhân, nhưng tùy thuộc vào nhu cầu của hội thánh và sự hướng dẫn của tổ chức Đức Giê-hô-va. Qua việc tiếp tục dùng phương pháp của Ê-li, Ê-li-sê biểu lộ lòng kính trọng với thầy và giúp các nhà tiên tri khác tin cậy ông. Tương tự, nếu tiếp tục dùng các phương pháp dựa trên Kinh Thánh mà người dạy đã dùng, anh biểu lộ lòng kính trọng đối với các trưởng lão kinh nghiệm và được anh em đồng đạo tin cậy. (Đọc 1 Cô-rinh-tô 4:17). Tuy nhiên, khi có thêm kinh nghiệm, chắc chắn anh sẽ tham gia vào việc áp dụng những thay đổi để giúp hội thánh theo sát bước tiến của tổ chức Đức Giê-hô-va. Như trường hợp của Ê-li-sê, với thời gian, Đức Giê-hô-va có thể dùng các anh, những người học trung thành, để thực thi công việc thậm chí lớn hơn công việc của các thầy mình.—Giăng 14:12.
18. Tại sao việc huấn luyện các anh trong hội thánh là điều ưu tiên ngày nay?
18 Chúng tôi hy vọng rằng những gợi ý trong bài này và bài trước sẽ thôi thúc nhiều trưởng lão dành thời gian huấn luyện người khác. Mong sao những anh hội đủ điều kiện sẵn sàng chấp nhận sự huấn luyện này và sử dụng cách khôn ngoan những điều học được để giúp chăm sóc chiên của Đức Giê-hô-va. Điều này sẽ củng cố hội thánh trên khắp đất và giúp mỗi chúng ta tiếp tục giữ lòng trung thành khi những biến cố trọng đại xảy ra.
^ đ. 5 Nếu một anh trẻ biểu lộ sự thành thục, khiêm nhường và hội đủ các điều kiện khác dựa trên Kinh Thánh, các trưởng lão có thể đề cử anh làm phụ tá hội thánh dù chưa đến 20 tuổi.—1 Ti 3:8-10, 12; xin xem Thánh Chức Nước Trời tháng 5 năm 2000, trang 8.
^ đ. 11 Trong cuộc thảo luận, các anh có thể dùng những điểm trong Tháp Canh ngày 15-4-2012, trang 14-16, đoạn 8-13; và sách Hãy giữ mình trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời, chương 16, đoạn 1-3.