“Hiện nay là thì thuận-tiện”
“Hiện nay là thì thuận-tiện”
“Kìa, hiện nay là thì thuận-tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu-rỗi!”—2 CÔ 6:2.
1. Vào bất cứ thời điểm nào, tại sao chúng ta cần biết rõ điều phải làm?
“Phàm sự gì có thì-tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định” (Truyền 3:1). Sa-lô-môn viết về tầm quan trọng của việc nhận ra lúc nào là thời điểm tốt nhất để nỗ lực làm một điều gì đó, chẳng hạn làm nông, đi lại, kinh doanh hoặc trò chuyện với người khác. Tuy nhiên, vào bất cứ thời điểm nào, chúng ta cũng cần biết rõ công việc quan trọng nhất phải làm. Nói cách khác, chúng ta phải xác định thứ tự ưu tiên.
2. Làm sao chúng ta biết Chúa Giê-su ý thức về thời điểm ngài đang sống khi thi hành thánh chức?
2 Khi còn trên đất, Chúa Giê-su ý thức về thời điểm ngài đang sống và điều ngài cần làm. Nhớ rõ thứ tự ưu tiên, ngài biết những lời tiên tri về Đấng Mê-si được trông chờ từ lâu sắp được ứng nghiệm (1 Phi 1:11; Khải 19:10). Công việc của Chúa Giê-su là giúp người ta nhận ra ngài là Đấng Mê-si đã hứa. Chúa Giê-su phải làm chứng cặn kẽ về lẽ thật Nước Trời và thâu nhóm những người sẽ đồng kế tự trong nước ấy. Và ngài phải đặt nền tảng cho hội thánh sẽ thực hiện công việc rao giảng và đào tạo môn đồ cho đến cùng trái đất.—Mác 1:15.
3. Việc ý thức về thời điểm ảnh hưởng thế nào đến hành động của Chúa Giê-su?
3 Ý thức về thời điểm là động lực mạnh Lu 10:2; Mal 4:5, 6). Chúa Giê-su trước tiên đã lựa chọn 12 người, rồi 70 người trong vòng các môn đồ, đưa ra hướng dẫn cụ thể và sai họ rao giảng thông điệp hào hứng: “Nước thiên-đàng gần rồi”. Kinh Thánh nói về Chúa Giê-su: “[Ngài] đã dạy các điều đó cho mười hai môn-đồ rồi, bèn lìa khỏi chỗ nầy đặng đi giảng-dạy trong các thành xứ đó”.—Mat 10:5-7; 11:1; Lu 10:1.
mẽ thôi thúc Chúa Giê-su sốt sắng thi hành ý muốn Cha ngài. Chúa Giê-su phán với các môn đồ: “Mùa gặt thì trúng, song con gặt thì ít. Vậy, hãy xin Chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa của mình” (4. Phao-lô bắt chước Chúa Giê-su qua cách nào?
4 Về sự sốt sắng và hết lòng, Chúa Giê-su là gương mẫu hoàn hảo cho tất cả các môn đồ. Đó là điều sứ đồ Phao-lô muốn nói đến khi ông khuyến khích anh em đồng đức tin: “Hãy bắt-chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt-chước Đấng Christ vậy” (1 Cô 11:1). Phao-lô bắt chước Chúa Giê-su qua cách nào? Cách chính yếu là ông làm hết sức trong công việc rao giảng tin mừng. Trong những lá thư Phao-lô viết cho các hội thánh, chúng ta thấy những từ như “hãy siêng-năng mà chớ làm biếng”, “phải hầu việc Chúa”, “hãy làm công-việc Chúa cách dư-dật luôn” và “hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa” (Rô 12:11; 1 Cô 15:58; Cô 3:23). Phao-lô không bao giờ quên chuyện xảy ra với ông trên đường đến thành Đa-mách, và những lời của Chúa Giê-su mà nhà tiên tri A-na-nia hẳn đã truyền lại cho ông: “Người nầy làm một đồ-dùng ta, để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua, và con-cái Y-sơ-ra-ên”.—Công 9:15; Rô 1:1, 5; Ga 1:16.
“Thì thuận-tiện”
5. Điều gì thúc đẩy Phao-lô sốt sắng thi hành thánh chức?
5 Khi đọc sách Công-vụ, chúng ta thấy rõ lòng dạn dĩ và sốt sắng của Phao-lô trong thánh chức (Công 13:9, 10; 17:16, 17; 18:5). Phao-lô biết tầm quan trọng của thời điểm mà ông đang sống. Ông nói: “Kìa, hiện nay là thì thuận-tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu-rỗi!” (2 Cô 6:2). Vào thời xưa, năm 537 TCN là thời điểm thuận tiện cho những người lưu đày ở Ba-by-lôn trở về quê hương (Ê-sai 49:8, 9). Nhưng ở đây Phao-lô muốn nói đến điều gì? Bối cảnh giúp chúng ta biết ông đang nghĩ gì.
6, 7. Các tín đồ được xức dầu thời nay cũng như nhận được vinh dự lớn nào? Và ai đang cùng làm việc với những người được xức dầu?
6 Trước đó, Phao-lô nói về một vinh dự lớn dành cho ông và những tín đồ được xức dầu khác. (Đọc 2 Cô-rinh-tô 5:18-20). Ông giải thích rằng họ được Đức Chúa Trời gọi cho một mục đích, đó là để thi hành “chức-vụ giảng-hòa” và nài xin mọi người “hãy hòa-thuận lại với Đức Chúa Trời”.
7 Từ khi có sự phản nghịch trong vườn Ê-đen, tất cả nhân loại trở nên xa cách Đức Giê-hô-va (Rô 3:10, 23). Sự xa cách đó khiến nhân loại nói chung rơi vào tình trạng tăm tối về thiêng liêng, dẫn đến đau khổ và sự chết. Phao-lô viết: “Chúng ta biết rằng muôn vật đều than-thở và chịu khó-nhọc cho đến ngày nay” (Rô 8:22). Nhưng Đức Chúa Trời đã thực hiện những bước để “khuyên bảo” con người trở lại hoặc hòa thuận với Ngài. Đó là công việc được giao phó cho Phao-lô và những tín đồ được xức dầu thời bấy giờ. “Thì thuận-tiện” có thể trở thành “ngày cứu-rỗi” cho những ai đặt đức tin nơi Chúa Giê-su. Tất cả tín đồ được xức dầu và bạn đồng hành là “chiên khác”, tức những người cùng làm việc với họ, tiếp tục mời người ta nhận lợi ích từ “thì thuận-tiện”.—Giăng 10:16.
8. Tại sao lời kêu gọi hòa thuận lại với Đức Chúa Trời có ý nghĩa đặc biệt?
8 Lời kêu gọi hòa thuận lại với Đức Chúa Trời càng có ý nghĩa đặc biệt vì dù chỉ một bên phá vỡ mối quan hệ—đó là do sự phản nghịch của con người trong vườn Ê-đen—chính Đức Chúa Trời đã chủ động hàn gắn mối quan hệ với con người (1 Giăng 4:10, 19). Ngài đã làm gì? Phao-lô cho biết: “Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế-gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội-lỗi cho loài người, và đã phó đạo giảng-hòa cho chúng tôi”.—2 Cô 5:19; Ê-sai 55:6.
9. Phao lô đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với sự thương xót của Đức Chúa Trời?
9 Qua việc cung cấp giá chuộc, Đức Giê-hô-va giúp những người thể hiện đức tin nơi giá chuộc có cơ hội được tha tội và có lại tình bạn hay được hòa thuận với Ngài. Hơn nữa, Đức Chúa Trời cũng sai các tôi tớ kêu gọi người từ mọi nơi hòa thuận lại với Ngài trong khi còn có thể. (Đọc 1 Ti-mô-thê 2:3-6). Nhận biết ý muốn Đức Chúa Trời và thời điểm mình đang sống, Phao-lô nỗ lực không mệt mỏi để làm “chức-vụ giảng-hòa”. Ý muốn Đức Giê-hô-va không thay đổi. Đức Chúa Trời vẫn muốn nhân loại hàn gắn mối quan hệ với Ngài. Lời Phao-lô nói “hiện nay là thì thuận-tiện” và “hiện nay là ngày cứu-rỗi” vẫn áp dụng cho thời nay. Giê-hô-va Đức Chúa Trời quả là Đấng thương xót và đầy lòng trắc ẩn!—Xuất 34:6, 7.
“Chớ chịu ơn Đức Chúa Trời luống không”
10. “Ngày cứu-rỗi” có nghĩa gì với những người được xức dầu thời xưa và thời nay?
10 Những người đầu tiên nhận lợi ích từ ơn này của Đức Giê-hô-va là những ai “ở trong Đấng Christ” (2 Cô 5:17, 18). Đối với họ, “ngày cứu-rỗi” bắt đầu từ Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN. Từ đó trở đi, họ được giao cho nhiệm vụ công bố “đạo giảng-hòa”. Thời nay, những người còn sót lại của lớp xức dầu vẫn thi hành “chức-vụ giảng-hòa”. Họ nhận biết bốn thiên sứ trong sự hiện thấy có tính tiên tri của sứ đồ Giăng đang “cầm bốn hướng gió lại, hầu cho không gió nào thổi trên đất”. Vậy, “ngày cứu-rỗi” và “thì thuận-tiện” vẫn còn (Khải 7:1-3). Vì thế, từ đầu thế kỷ 20, lớp người được xức dầu còn sót lại đã sốt sắng thực hiện “chức-vụ giảng-hòa” cho đến tận cùng trái đất.
11, 12. Vào đầu thế kỷ 20, các tín đồ được xức dầu cho thấy họ ý thức về thời gian như thế nào? (Xem hình trang 15).
11 Chẳng hạn, như sách Nhân Chứng Giê-hô-va—Những người rao giảng về Nước Trời (Jehovah’s Witnesses—Proclaimers of God’s Kingdom) cho biết, vào đầu thế kỷ 20, anh Russell và các cộng sự “tin chắc rằng họ đang sống trong mùa gặt và người ta cần được nghe lẽ thật giải cứu”. Họ đã làm gì? Nhận ra đây là mùa gặt, một “thì thuận-tiện”, các anh này không chỉ mời người ta đến tham dự nghi lễ về tôn giáo, là điều mà từ lâu các nhà lãnh đạo của khối đạo tự xưng đã làm. Hơn thế nữa, những người được xức dầu này bắt đầu thử những cách thiết thực khác để lan truyền tin mừng. Trong số đó có việc sử dụng kỹ thuật hiện đại nhất để đẩy mạnh công việc.
12 Để lan truyền tin mừng, một nhóm nhỏ người truyền giáo sốt sắng đã dùng những tờ chuyên đề, sách mỏng, tạp chí và sách. Ngoài ra, họ cũng chuẩn bị các bài
giảng và bài báo cho hàng ngàn tờ báo. Họ cũng phát thanh chương trình về Kinh Thánh trên đài phát thanh trong nước và quốc tế. Họ sản xuất và sử dụng những phim chiếu có âm thanh, ngay cả trước khi công nghệ phim ảnh cho ra mắt công chúng loại phim chiếu này. Lòng sốt sắng không lay chuyển như thế mang lại kết quả nào? Ngày nay, có khoảng bảy triệu người hưởng ứng và tham gia rao truyền thông điệp: “Hãy hòa-thuận lại với Đức Chúa Trời”. Thật vậy, những tôi tớ Đức Giê-hô-va thời ấy là gương mẫu tốt về lòng sốt sắng bất kể họ có ít người và thiếu kinh nghiệm.13. Chúng ta nên ghi nhớ ý định nào của Đức Chúa Trời?
13 Lời Phao-lô nói “hiện nay là thì thuận-tiện” vẫn còn đúng cho ngày nay. Vì đã cảm nghiệm “ơn” của Đức Giê-hô-va, chúng ta biết ơn được có cơ hội nghe và chấp nhận thông điệp hòa thuận lại với Đức Chúa Trời. Thay vì dừng lại ở đó, chúng ta nên ghi nhớ những lời tiếp theo của Phao-lô: ‘Chúng tôi xin anh em chớ chịu ơn Đức Chúa Trời luống không’ (2 Cô 6:1). “Ơn” của Đức Chúa Trời có mục tiêu là “làm cho thế-gian lại hòa với Ngài” trong Đấng Christ.—2 Cô 5:19.
14. Có sự phát triển nào đang diễn ra trong nhiều xứ?
14 Bị Sa-tan làm mù lòng, phần lớn nhân loại vẫn xa cách Đức Chúa Trời và không biết về “ơn” của Ngài (2 Cô 4:3, 4; 1 Giăng 5: 19). Tuy nhiên, vì tình trạng thế giới ngày càng tồi tệ, nhiều người đã hưởng ứng thông điệp khi được biết rằng tách biệt khỏi Đức Chúa Trời là nguyên nhân của sự hung ác và đau khổ của nhân loại. Ngay cả trong những xứ mà phần lớn người ta lãnh đạm với công việc rao giảng, nhiều người nay đã hưởng ứng tin mừng và hành động để hòa thuận lại với Đức Chúa Trời. Vậy, chúng ta có nhận biết đây là thời điểm để ra sức và sốt sắng hơn trong việc công bố lời kêu gọi: “Hãy hòa-thuận lại với Đức Chúa Trời” không?
15. Thay vì rao truyền thông điệp chỉ để khiến người ta thanh thản, chúng ta muốn mọi người khắp nơi biết điều gì?
15 Nhiệm vụ của chúng ta bao hàm nhiều hơn là cho mọi người biết nếu họ trở lại với Đức Chúa Trời, Ngài sẽ giúp họ đương đầu với mọi vấn đề và cảm thấy thanh thản hơn. Nhiều người chỉ tìm kiếm điều ấy khi đến nhà thờ và các nhà thờ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này (2 Ti 4:3, 4). Đó không phải là mục tiêu thánh chức của chúng ta. Tin mừng chúng ta rao giảng là Đức Giê-hô-va, vì yêu thương, sẵn sàng tha thứ tội lỗi qua trung gian Chúa Giê-su. Vì thế, mỗi cá nhân có thể không còn xa cách mà trở nên hòa thuận lại với Đức Chúa Trời (Rô 5:10; 8:32). Tuy nhiên, “thì thuận-tiện” sắp chấm dứt.
“Phải có lòng sốt-sắng”
16. Điều gì đã giúp Phao-lô có lòng can đảm và sốt sắng?
16 Làm thế nào chúng ta có thể phát triển và duy trì lòng sốt sắng về sự thờ phượng thật? Một số người có lẽ nhút nhát và cảm thấy khó bày tỏ cảm xúc hoặc thân thiện với người khác. Tuy nhiên, cần nhớ rằng lòng sốt sắng không chỉ là thể hiện cảm xúc hoặc sự phấn khởi, cũng không tùy thuộc vào bản tính của một người. Phao-lô cho biết bí Rô 12:11). Thánh linh Đức Giê-hô-va đóng vai trò chính giúp Phao-lô có lòng can đảm và sức chịu đựng trong công việc rao giảng. Từ lúc Phao-lô được Chúa Giê-su gọi cho đến khi bị tù lần cuối và tử vì đạo ở Rô-ma—giai đoạn hơn 30 năm—lòng sốt sắng của ông không suy giảm. Ông luôn hướng đến Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho ông sức mạnh cần thiết qua thánh linh. Ông nói: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13). Chúng ta có được nhiều lợi ích biết bao qua gương mẫu của ông!
quyết có lòng sốt sắng khi khuyến khích các anh em đồng đức tin: “Phải có lòng sốt-sắng [“cháy lửa Thánh-Linh”, An Sơn Vị]” (17. Làm thế nào chúng ta có thể “có lòng sốt-sắng”?
17 Nơi Rô-ma 12:11, sứ đồ Phao-lô dùng một từ Hy Lạp có nghĩa đen là “sôi lên”. Để giữ cho ấm nước luôn sôi, chúng ta cần tiếp tục cung cấp một lượng nhiệt cần thiết. Tương tự, để “có lòng sốt-sắng”, chúng ta cần thường xuyên nhận thánh linh Đức Chúa Trời. Cách để có được thánh linh là tận dụng mọi sự sắp đặt của Đức Giê-hô-va để được vững mạnh về thiêng liêng. Điều này có nghĩa là xem trọng việc thờ phượng trong gia đình và hội thánh: đều đặn học hỏi cá nhân và gia đình, cầu nguyện, tham dự nhóm họp với anh em đồng đạo. Những sắp đặt này sẽ giúp chúng ta “có lòng sốt-sắng”, như lửa giữ ấm nước luôn sôi.—Đọc Công-vụ 4:20; 18:25.
18. Là tín đồ Đấng Christ đã dâng mình, chúng ta nên tập trung vào mục tiêu nào?
18 Một người dâng mình là người hoàn toàn tập trung vào một mục tiêu và không dễ bị phân tâm hoặc nản lòng trong việc theo đuổi mục tiêu đó. Là tín đồ Đấng Christ đã dâng mình, mục tiêu của chúng ta là thực hiện bất cứ gì Đức Giê-hô-va muốn, như Chúa Giê-su đã làm (Hê 10:7). Ngày nay, ý muốn của Đức Giê-hô-va là càng nhiều người càng tốt được hòa thuận lại với Ngài. Vì thế, chúng ta hãy cố gắng có tinh thần sốt sắng—noi gương Chúa Giê-su và Phao-lô—để thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp nhất thời nay.
Bạn có nhớ không?
• “Chức-vụ giảng-hòa” được giao cho Phao-lô và những tín đồ được xức dầu khác là gì?
• Những tín đồ được xức dầu còn sót lại tận dụng “thì thuận-tiện” này như thế nào?
• Làm thế nào những người truyền giáo đạo Đấng Christ “có lòng sốt-sắng”?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 12]
Phao-lô không bao giờ quên chuyện xảy ra với ông trên đường đến thành Đa-mách