Bạn có quý trọng những điều Đức Giê-hô-va làm để giải thoát bạn không?
Bạn có quý trọng những điều Đức Giê-hô-va làm để giải thoát bạn không?
“Ngợi-khen Chúa, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì đã thăm-viếng và chuộc [“giải thoát”, Trịnh Văn Căn] dân Ngài”.—LU 1:68.
1, 2. Tình trạng nghiêm trọng của chúng ta hiện nay được minh họa thế nào, và những câu hỏi nào sẽ được xem xét?
Hãy hình dung bạn đang nằm viện. Bạn ở trong khu điều trị mà mọi người đều mắc một căn bệnh chết người, vô phương cứu chữa. Khi biết có một bác sĩ đang dẫn đầu cuộc nghiên cứu để tìm ra phương cách điều trị, bạn tràn đầy hy vọng. Bạn nóng lòng chờ đợi tin tức mới. Một ngày kia, bạn nghe tin đã tìm ra phương pháp chữa trị! Để làm được điều này, vị bác sĩ ấy đã hy sinh rất nhiều. Bạn phản ứng thế nào? Chắc chắn bạn sẽ vô cùng kính trọng và biết ơn người đã cho bạn và nhiều người khác cơ hội thoát khỏi cái chết.
2 Tình huống này có vẻ cường điệu nhưng phù hợp với thực trạng của chúng ta. Mỗi người chúng ta ở trong tình trạng nghiêm trọng hơn tình huống ấy nhiều. Chúng ta rất cần một vị cứu tinh. (Đọc Rô-ma 7:24). Để giải thoát chúng ta, Đức Giê-hô-va đã hy sinh rất nhiều. Con Ngài cũng thế. Vậy, chúng ta hãy xem xét bốn câu hỏi chính. Tại sao chúng ta cần được giải thoát? Chúa Giê-su phải hy sinh điều gì để giải thoát chúng ta? Đức Giê-hô-va phải hy sinh điều gì? Làm thế nào chúng ta có thể tỏ lòng quý trọng sự giải thoát của Đức Chúa Trời?
Tại sao chúng ta cần được giải thoát?
3. Tội lỗi được ví với đại dịch như thế nào?
3 Theo một ước tính gần đây, một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử loài người là bệnh cúm Tây Ban Nha vào năm 1918, giết hàng chục triệu người. Những bệnh dịch khác gây chết người nhiều hơn, dù số người mắc bệnh có thể ít nhưng tỉ lệ tử vong cao hơn *. Tuy nhiên, nói sao nếu chúng ta ví tội lỗi như đại dịch? Hãy nhớ những lời nơi Rô-ma 5:12: “Như bởi một người mà tội-lỗi vào trong thế-gian, lại bởi tội-lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”. Tỉ lệ bị ảnh hưởng của tội lỗi là 100%, vì mọi người bất toàn đều phạm tội. (Đọc Rô-ma 3:23). Còn tỉ lệ tử vong thì sao? Phao-lô nói tội lỗi khiến “mọi người” phải chết.
4. Đức Giê-hô-va có quan điểm nào về tuổi thọ của chúng ta? Quan điểm của Ngài khác với nhiều người ngày nay thế nào?
4 Ngày nay, nhiều người xem tội lỗi và sự chết là điều bình thường. Người ta lo lắng về điều mà họ gọi là chết sớm, nhưng xem việc già đi và chết là “tự nhiên”. Con người không để ý đến ý định nguyên thủy của Đấng Tạo Hóa. Đời sống chúng ta ngắn hơn rất nhiều so với ý định của Ngài. Thật vậy, không người nào sống được dù chỉ “một ngày” theo quan điểm của Đức Giê-hô-va (2 Phi 3:8). Lời Đức Chúa Trời nói rằng đời sống chúng ta ngắn ngủi như “cỏ” hoặc như “hơi thở” (1 Phi 1:24; Thi 39:5, Bản Diễn Ý). Chúng ta cần ghi nhớ quan điểm của Đức Chúa Trời. Tại sao? Nếu hiểu được “bệnh dịch” mình mắc phải nghiêm trọng đến mức nào, chúng ta quý trọng hơn giá trị của “phương pháp điều trị”, tức sự giải thoát.
5. Vì tội lỗi, chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm điều gì?
5 Để hiểu rõ tính nghiêm trọng và ảnh hưởng của tội lỗi, chúng ta phải hiểu thấu tội lỗi đã khiến chúng ta mất điều quý giá nào. Thoạt tiên, điều này có lẽ khó vì tội lỗi đã làm mất một điều mà chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm. Lúc đầu, A-đam và Ê-va hưởng sự sống hoàn toàn. Hoàn hảo về tinh thần lẫn thể chất, họ có thể kiểm soát ý tưởng, cảm xúc và hành động. Vì vậy, họ có thể phát huy hết mọi tiềm năng to lớn với tư cách là tôi tớ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Thế nhưng, họ đã vứt bỏ món quà quý giá ấy. Qua việc phạm tội nghịch với Đức Giê-hô-va, A-đam và Ê-va đã đánh mất sự sống mà Đức Giê-hô-va có ý định ban cho. Họ cũng tước mất sự sống ấy nơi con cháu mình (Sáng 3:16-19). Họ làm cho mình và cả chúng ta bị lây nhiễm “bệnh dịch” khủng khiếp mà chúng ta đang xem xét. Đức Giê-hô-va kết án họ là chính đáng. Nhưng về phần chúng ta, Ngài cung cấp hy vọng giải thoát.—Thi 103:10.
Chúa Giê-su phải hy sinh điều gì để giải thoát chúng ta?
6, 7. (a) Lúc đầu, làm thế nào Đức Giê-hô-va cho thấy cần có một sự hy sinh lớn lao để giải thoát chúng ta? (b) Qua của lễ của A-bên và các tộc trưởng sống trước khi Luật pháp Môi-se được ban ra, chúng ta có thể học được gì?
6 Đức Giê-hô-va biết rằng phải có một sự hy sinh lớn lao để giải thoát con cháu A-đam và Ê-va. Nhờ lời tiên tri ghi nơi Sáng-thế Ký 3:15, chúng ta biết sự giải thoát bao hàm điều gì. Đức Giê-hô-va sẽ cung cấp “dòng-dõi”, một vị cứu tinh, mà một ngày kia sẽ hủy diệt Sa-tan. Tuy nhiên trước khi điều đó xảy ra, vị cứu tinh ấy sẽ chịu đựng một “vết thương nơi gót chân”. Điều này có vẻ đau đớn và gây trở ngại cho các hoạt động, nhưng nó có ý nghĩa gì? Đấng được Đức Giê-hô-va chọn phải chịu đựng điều gì?
Sáng 4:4; 8:20, 21; 22:13; 31:54; Gióp 1:5). Hàng trăm năm sau, Luật pháp Môi-se giúp người ta chú ý hơn đến sự hy sinh.
7 Để cứu nhân loại khỏi tội lỗi, vị cứu tinh phải cung cấp một giá chuộc, một cách để nhân loại được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời qua việc loại bỏ những ảnh hưởng của tội lỗi. Nó bao hàm điều gì? Một số dấu hiệu ban đầu cho thấy cần có sự hy sinh. A-bên, người trung thành đầu tiên, dâng thú vật làm của lễ cho Đức Giê-hô-va và được Ngài chấp nhận. Sau đó, các tộc trưởng kính sợ Đức Chúa Trời như Nô-ê, Áp-ra-ham, Gia-cốp và Gióp dâng những của lễ tương tự, Ngài cũng hài lòng (8. Thầy tế lễ thượng phẩm làm gì vào ngày Lễ Chuộc Tội hằng năm?
8 Một số của lễ quan trọng nhất mà Luật pháp đòi hỏi là của lễ được dâng trong ngày Lễ Chuộc Tội hằng năm. Vào ngày đó, thầy tế lễ thượng phẩm thực hiện một số hành động mang tính tượng trưng. Ông dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va để xin chuộc tội lỗi—trước tiên là cho lớp thầy tế lễ, sau đó cho các chi phái không làm nhiệm vụ tế lễ. Thầy tế lễ thượng phẩm vào nơi Chí Thánh của đền tạm hoặc đền thờ. Nơi đó, chỉ mình ông được vào và duy nhất một lần trong năm. Tại đấy, ông rảy huyết của con sinh tế trước hòm giao ước. Trên nắp hòm thánh ấy, một đám mây sáng thỉnh thoảng xuất hiện, tượng trưng cho sự hiện diện của Giê-hô-va Đức Chúa Trời.—Xuất 25:22; Lê 16:1-30.
9. (a) Vào ngày Lễ Chuộc Tội, thầy tế lễ thượng phẩm làm hình bóng cho ai, và của lễ ông dâng tượng trưng cho điều gì? (b) Việc thầy tế lễ vào nơi Chí Thánh tượng trưng cho điều gì?
9 Sứ đồ Phao-lô được soi dẫn để tiết lộ ý nghĩa của những hành động tượng trưng ấy. Ông cho biết thầy tế lễ thượng phẩm là hình bóng cho Đấng Mê-si, tức Chúa Giê-su, và việc dâng các của lễ tượng trưng sự hy sinh của ngài (Hê 9:11-14). Của lễ hoàn toàn ấy sẽ mang lại sự chuộc tội cho hai nhóm người: lớp thầy tế lễ gồm 144.000 anh em được xức dầu của Chúa Giê-su cũng như “chiên khác” (Giăng 10:16). Việc thầy tế lễ thượng phẩm vào nơi Chí Thánh làm hình bóng cho việc Chúa Giê-su lên trời, hiện ra trước mặt Đức Giê-hô-va để dâng giá trị của sự hy sinh làm giá chuộc.—Hê 9:24, 25.
10. Lời tiên tri trong Kinh Thánh cho thấy Đấng Mê-si sẽ trải qua điều gì?
10 Rõ ràng, việc giải thoát con cháu A-đam và Ê-va đòi hỏi phải có sự hy sinh to lớn. Đấng Mê-si sẽ phải hy sinh mạng sống! Trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, những nhà tiên tri cho biết lẽ thật này bằng những lời lẽ sống động. Chẳng hạn, nhà tiên tri Đa-ni-ên nói thẳng rằng “Đấng chịu xức dầu, tức là vua” sẽ “bị trừ đi”, hay bị xử tử hầu “làm sạch sự gian-ác” (Đa 9:24-26). Ê-sai báo trước Đấng Mê-si sẽ bị chối bỏ, ngược đãi, và bị xử tử nhằm gánh tội lỗi của loài người bất toàn.—Ê-sai 53:4, 5, 7.
11. Qua những cách nào, Con của Đức Giê-hô-va cho thấy ngài sẵn lòng hy sinh để giải thoát chúng ta?
11 Trước khi xuống trái đất, Con một của Đức Chúa Trời nhận biết ngài phải trả giá nào để giải thoát chúng ta. Ngài sẽ chịu đau đớn cùng cực rồi bị hành hình. Khi Cha ngài dạy Ê-sai 50:4-6). Tương tự thế, khi ở trên đất, Chúa Giê-su phục tùng làm theo ý muốn Cha. Tại sao? Ngài trả lời như sau: “Ta yêu-mến Cha” (Giăng 14:31). Ngoài ra, ngài cho biết thêm một lý do: “Chẳng có sự yêu-thương nào lớn hơn là vì bạn-hữu mà phó sự sống mình” (Giăng 15:13). Do đó, sự giải thoát của chúng ta phần lớn dựa vào tình yêu thương của Con Đức Giê-hô-va. Dù phải hy sinh mạng sống hoàn toàn, ngài vui lòng làm thế để chúng ta được cứu.
những điều ấy, Chúa Giê-su có thối lui hay chống lại không? Không. Trái lại, ngài biểu lộ sự vâng phục bằng cách chấp nhận những gì Cha dạy (Đức Giê-hô-va phải hy sinh điều gì để giải thoát chúng ta?
12. Giá chuộc thể hiện ý muốn của ai, và tại sao Ngài cung cấp điều đó?
12 Chúa Giê-su không phải là Nguồn cung cấp giá chuộc. Thay vì thế, giá chuộc này là một điểm chính trong ý muốn của Đức Giê-hô-va. Sứ đồ Phao-lô cho biết bàn thờ tại đền thờ, nơi các của lễ được dâng, tượng trưng cho ý muốn của Đức Giê-hô-va (Hê 10:10). Vì vậy, khi được giải thoát nhờ sự hy sinh của Chúa Giê-su, Đấng chúng ta biết ơn nhiều nhất là Đức Giê-hô-va (Lu 1:68). Sự giải thoát này là cách Đức Chúa Trời thể hiện ý muốn hoàn hảo và tình yêu thương sâu đậm với loài người.—Đọc Giăng 3:16.
13, 14. Làm thế nào gương của Áp-ra-ham giúp chúng ta hiểu những gì Đức Giê-hô-va đã làm cho chúng ta?
13 Đức Giê-hô-va phải hy sinh điều gì khi thể hiện tình yêu thương đối với chúng ta theo cách này? Thật khó để chúng ta hiểu thấu. Tuy nhiên, có một lời tường thuật trong Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu vấn đề rõ hơn. Đức Giê-hô-va bảo người trung thành Áp-ra-ham làm một điều vô cùng khó khăn. Đó là dâng con ông, Y-sác, làm của lễ. Áp-ra-ham là người cha thương con. Khi phán với Áp-ra-ham, Đức Giê-hô-va gọi Y-sác là “con một ngươi yêu dấu” (Sáng 22:2). Thế nhưng, Áp-ra-ham thấy rằng làm theo ý muốn Đức Giê-hô-va quan trọng hơn tình yêu thương của ông với Y-sác. Áp-ra-ham vâng lời Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va đã không để ông làm điều mà sau này chính Ngài sẽ làm. Ngay lúc Áp-ra-ham toan dâng con trai, Đức Chúa Trời sai một thiên sứ ngăn cản ông. Áp-ra-ham quyết tâm vâng lời Đức Chúa Trời trong thử thách khó khăn này đến nỗi ông sẵn sàng hy sinh con mình, và theo ông, hy vọng duy nhất để gặp lại con là qua sự sống lại. Nhưng, ông hoàn toàn tin chắc Đức Chúa Trời sẽ thực hiện điều này. Thật vậy, Phao-lô nói rằng “giống như từ trong kẻ chết mà [Áp-ra-ham] lại được con mình”.—Hê 11:19.
14 Thật khó để hiểu được nỗi đau của Áp-ra-ham khi chuẩn bị dâng con mình, phải không? Theo một nghĩa nào đó, những gì Áp-ra-ham trải qua minh họa cho việc Đức Giê-hô-va hy sinh đấng mà Ngài gọi là “Con yêu dấu của ta” (Mat 3:17). Tuy nhiên, hãy nhớ rằng dường như Đức Giê-hô-va đau đớn hơn nhiều. Đức Chúa Trời và Con Ngài khăng khít với nhau hàng triệu năm, thậm chí có lẽ hàng tỉ năm. Người Con vui vẻ làm việc bên Cha với tư cách “thợ cái” yêu dấu và “Ngôi-Lời”, tức phát ngôn viên (Châm 8:22, 30, 31; Giăng 1:1). Những gì Đức Giê-hô-va đã chịu đựng khi Con Ngài bị đau đớn, chế giễu, rồi bị hành hình như một tội nhân là ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Để giải thoát chúng ta, Đức Giê-hô-va phải hy sinh rất nhiều! Vậy, làm thế nào chúng ta có thể biểu lộ lòng quý trọng sự giải thoát ấy?
Làm thế nào bạn có thể tỏ lòng quý trọng sự giải thoát?
15. Chúa Giê-su đã hoàn thành sự chuộc tội cao cả như thế nào, và điều này mang lại ân phước nào?
15 Sau khi được sống lại và lên trời, Chúa Giê-su đã hoàn thành sự chuộc tội cao cả. Trở về đoàn tụ với Cha yêu thương, Chúa Giê-su đã dâng lên Cha giá trị của sự hy sinh. Điều đó dẫn đến nhiều ân phước lớn. Nhân loại có thể có được sự tha tội hoàn toàn, trước tiên cho tội lỗi của anh em được xức dầu của Chúa Giê-su, rồi cho tội lỗi của “cả thế-gian”. Nhờ sự hy sinh ấy, ngày nay tất cả những người thành thật ăn năn và trở thành môn đồ chân chính của Đấng Christ có thể có vị thế trong sạch trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời (1 Giăng 2:2). Còn bạn thì sao?
16. Có thể minh họa thế nào về việc chúng ta nên biết ơn Đức Giê-hô-va về sự giải thoát Ngài dành cho chúng ta?
16 Chúng ta hãy trở lại minh họa ở đầu bài. Giả sử vị bác sĩ tìm ra phương cách chữa bệnh đến với những bệnh nhân trong khu điều trị và đề nghị: Bệnh nhân nào chấp nhận điều trị và theo sự hướng dẫn, chắc chắn sẽ được chữa lành. Nói sao nếu phần lớn bệnh nhân không làm theo lời bác sĩ, cho rằng có nhiều phiền toái khi dùng thuốc và theo cách chữa trị đó? Dù có bằng chứng để tin rằng cách chữa trị ấy hữu hiệu, bạn có hùa theo họ không? Dĩ nhiên không! Chắc chắn bạn sẽ tỏ lòng biết ơn về phương pháp chữa trị và cẩn thận làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Có lẽ bạn còn cho người khác biết quyết định của mình. Theo một nghĩa rộng hơn, mỗi chúng ta nên nhiệt thành cho Đức Giê-hô-va thấy lòng biết ơn về việc Ngài đã giải thoát chúng ta qua giá chuộc của Con Ngài.—Đọc Rô-ma 6:17, 18.
17. Qua những cách nào, bạn có thể biểu lộ lòng biết ơn về những điều Đức Giê-hô-va đã làm để giải thoát bạn?
17 Nếu biết ơn những điều Đức Giê-hô-va và Con Ngài đã làm nhằm giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, chúng ta sẽ thể hiện điều đó (1 Giăng 5:3). Chúng ta sẽ cưỡng lại khuynh hướng phạm tội. Chúng ta sẽ không bao giờ cố ý phạm tội và sống hai mặt. Theo lối sống ấy như thể nói rằng chúng ta không một chút quý trọng hay biết ơn giá chuộc. Thay vì thế, chúng ta sẽ cho thấy lòng biết ơn qua việc cố gắng giữ mình thanh sạch trước mặt Đức Chúa Trời (2 Phi 3:14). Chúng ta thể hiện điều này bằng cách chia sẻ với người khác hy vọng tuyệt vời về sự giải thoát. Nhờ thế, họ cũng có thể có vị thế trong sạch trước mặt Đức Giê-hô-va và có hy vọng sống mãi mãi (1 Ti 4:16). Chắc chắn, Đức Giê-hô-va và Con Ngài xứng đáng để chúng ta dành trọn thời gian và năng lực để ca ngợi! (Mác 12:28-30). Hãy suy nghĩ về điều đó. Chúng ta trông chờ thời điểm mình sẽ hoàn toàn được giải thoát khỏi tội lỗi. Chúng ta có thể hưởng một cuộc đời theo như ý định của Đức Chúa Trời, trong tình trạng hoàn toàn, mãi mãi—tất cả những điều này có được nhờ vào những gì Đức Giê-hô-va đã làm để giải thoát chúng ta!—Rô 8:21.
[Chú thích]
^ đ. 3 Người ta cho biết, bệnh cúm Tây Ban Nha khiến một phần năm đến hơn phân nửa dân số thế giới thời bấy giờ bị lây nhiễm. Vi rút của bệnh này đã làm chết khoảng 1-10% số người mắc bệnh. Ngược lại, Ebola là một vi rút hiếm gặp, nhưng tại một số nơi bệnh bộc phát, nó giết hại gần 90% người bệnh.
Bạn trả lời thế nào?
• Tại sao bạn rất cần sự giải thoát?
• Sự hy sinh của Chúa Giê-su ảnh hưởng thế nào đến bạn?
• Bạn cảm thấy thế nào về giá chuộc Đức Giê-hô-va ban?
• Bạn được thôi thúc làm gì nhằm đáp lại sự sắp đặt của Đức Giê-hô-va để giải thoát bạn?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 27]
Vào ngày Lễ Chuộc Tội, thầy tế lễ thượng phẩm của nước Y-sơ-ra-ên là minh họa sống động về Đấng Mê-si
[Hình nơi trang 28]
Việc Áp-ra-ham sẵn lòng dâng con mình dạy chúng ta nhiều điều về sự hy sinh cao cả hơn của Đức Giê-hô-va