Quyết tâm làm chứng cặn kẽ
Quyết tâm làm chứng cặn kẽ
“Ngài đã biểu chúng ta khá giảng-dạy cho dân-chúng, và chứng quyết [“làm chứng cặn kẽ”, NW]”.—CÔNG 10:42.
1. Khi nói với Cọt-nây, Phi-e-rơ nhấn mạnh sứ mạng nào?
Viên đội trưởng đội binh Y-ta-li tập họp bà con và bạn bè của ông lại vào một dịp mà sau này chứng tỏ là bước ngoặt trong cách Đức Chúa Trời đối xử với nhân loại. Người kính sợ Đức Chúa Trời này là Cọt-nây. Sứ đồ Phi-e-rơ nói với nhóm người ấy rằng các sứ đồ được lệnh ‘giảng-dạy cho dân-chúng, và làm chứng cặn kẽ’ về Chúa Giê-su. Lời chứng của Phi-e-rơ đã mang lại nhiều kết quả. Những người dân ngoại không cắt bì đã nhận được thánh linh, được làm báp têm và có triển vọng đồng cai trị trên trời với Chúa Giê-su. Việc làm chứng cặn kẽ của Phi-e-rơ đã mang lại kết quả tốt đẹp biết bao!—Công 10:22, 34-48.
2. Làm sao chúng ta biết mệnh lệnh làm chứng không chỉ dành riêng cho 12 sứ đồ?
2 Đó là vào năm 36 CN. Khoảng hai năm trước, một người chống đối đạo Đấng Christ dữ dội đã trải qua một sự kiện làm thay đổi đời ông. Sau-lơ người Tạt-sơ đang trên đường đến thành Đa-mách thì Chúa Giê-su hiện ra và phán với ông: “[Hãy] vào trong thành, người ta sẽ nói cho ngươi mọi điều phải làm”. Chúa Giê-su đảm bảo với môn đồ A-na-nia rằng Sau-lơ sẽ làm chứng “trước mặt các dân ngoại, các vua, và con-cái Y-sơ-ra-ên”. (Đọc Công-vụ 9:3-6, 13-20). Khi gặp Sau-lơ, A-na-nia nói: “Đức Chúa Trời của tổ-phụ chúng ta đã định cho anh... Vì anh sẽ làm chứng cho Ngài trước mặt mọi người” (Công 22:12-16). Sau-lơ, sau này được gọi là Phao-lô, đã nghiêm túc thi hành sứ mạng làm chứng như thế nào?
Phao-lô đã làm chứng cặn kẽ!
3. (a) Chúng ta sẽ tập trung vào lời tường thuật nào? (b) Các trưởng lão ở Ê-phê-sô phản ứng ra sao khi nhận được lời mời của Phao-lô, và họ nêu gương tốt nào?
3 Thật thú vị để xem xét chi tiết những gì Phao-lô đã làm sau đó, nhưng giờ đây, chúng ta hãy tập trung vào bài giảng mà ông trình bày sách Công-vụ chương 20. Phao-lô nói bài giảng này vào cuối chuyến hành trình truyền giáo thứ ba khi ông ghé lại Mi-lê, một cảng ở biển Aegean. Phao-lô mời các trưởng lão ở hội thánh Ê-phê-sô đến gặp ông. Thành Ê-phê-sô cách đó khoảng 50km, nhưng chuyến đi thì dài hơn vì phải qua những con đường quanh co. Bạn có thể hình dung các trưởng lão ở Ê-phê-sô háo hức đến mức nào khi nhận được lời mời của Phao-lô. (So sánh Châm-ngôn 10:28). Tuy nhiên, họ phải sắp xếp để đi đến thành Mi-lê. Một số người này có phải tạm nghỉ việc hoặc đóng cửa tiệm không? Nhiều tín đồ Đấng Christ ngày nay làm thế để không bỏ lỡ một phần nào của kỳ hội nghị địa hạt hằng năm.
khoảng năm 56 CN, được ghi lại trong4. Phao-lô có nề nếp sinh hoạt nào trong những năm ở Ê-phê-sô?
4 Bạn nghĩ Phao-lô đã làm gì ở Mi-lê trong ba bốn ngày chờ đợi các trưởng lão đến? Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó? (So sánh Công-vụ 17:16, 17). Chúng ta biết được chi tiết này khi xem xét lời Phao-lô nói với các trưởng lão ở Ê-phê-sô. Ông cho biết về nề nếp sinh hoạt của mình trong những năm qua, kể cả lần ông đến Ê-phê-sô trước đây. (Đọc Công-vụ 20:18-21). Không sợ ai phủ nhận, ông nói: “Từ ngày tôi mới đến cõi A-si... anh em vẫn biết, tôi... giảng cho người Giu-đa như cho người Gờ-réc”. Thật thế, ông đã quyết tâm thi hành sứ mạng nhận được từ Chúa Giê-su. Ông làm việc này tại Ê-phê-sô bằng cách nào? Một cách là đi đến nơi có nhiều người Giu-đa và làm chứng cho họ. Lu-ca tường thuật rằng khi ở Ê-phê-sô từ khoảng năm 52-55 CN, Phao-lô ‘giãi-bày và khuyên-dỗ’ trong nhà hội. Khi người Giu-đa “cứng lòng, từ-chối không tin”, Phao-lô hướng sự chú ý đến những người khác, đi đến nơi khác trong thành nhưng vẫn tiếp tục rao giảng. Như thế, ông đã làm chứng cho người Giu-đa và người Gờ-réc trong thành phố rộng lớn đó.—Công 19:1, 8, 9.
5, 6. Tại sao chúng ta có thể biết chắc khi rao giảng từ nhà này sang nhà kia, Phao-lô nói chuyện với những người chưa tin đạo?
5 Trong số những người trở thành tín đồ Đấng Christ, một số đã hội đủ điều kiện làm trưởng lão, đây là những người đến Mi-lê nghe Phao-lô giảng. Phao-lô nhắc họ về phương pháp ông đã dùng: “Tôi chẳng trễ-nải rao-truyền mọi điều ích-lợi cho anh em, chẳng giấu điều chi hết, lại biết tôi đã dạy anh em hoặc giữa công-chúng, hoặc từ nhà nầy sang nhà kia”. Thời nay, một số người cho rằng ở đây Phao-lô chỉ muốn nói đến việc thăm chiên. Nhưng không phải thế. Nhóm từ ‘dạy giữa công-chúng, hoặc từ nhà nầy sang nhà kia’ áp dụng chính yếu cho việc rao giảng cho người chưa tin đạo. Điều này được thấy rõ trong lời tiếp theo của Phao-lô. Ông nói ông đã làm chứng “cho người Giu-đa như cho người Gờ-réc về sự ăn-năn đối với Đức Chúa Trời, và đức-tin trong Đức Chúa Jêsus”. Rõ ràng, Phao-lô đã làm chứng cho người chưa tin đạo, những người cần phải ăn năn và đặt đức tin nơi Chúa Giê-su.—Công 20:20, 21.
Công-vụ 20:20 như sau: “Phao-lô đã ở thành Ê-phê-sô ba năm. Ông viếng thăm mỗi nhà, hay ít ra cũng đã rao giảng cho mọi người (câu 26). Đây là cơ sở trong Kinh Thánh cho việc truyền bá tin mừng từ nhà này sang nhà kia cũng như trong những cuộc hội họp nơi công cộng”. Dù có viếng thăm từng nhà như lời học giả này hay không, Phao-lô hẳn không muốn các trưởng lão ở Ê-phê-sô quên cách ông đã làm chứng và kết quả đạt được. Lu-ca ghi lại: “Mọi người ở trong cõi A-si, hoặc người Giu-đa hay là người Gờ-réc, đều nghe đạo Chúa” (Công 19:10). Nhưng làm sao “mọi người” ở cõi A-si có thể nghe, và điều này cho thấy gì về công việc làm chứng của chúng ta?
6 Trong một bài phân tích kỹ lưỡng phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp, một học giả nói về7. Ngoài những người Phao-lô đã trực tiếp làm chứng, công việc rao giảng của ông có thể còn có kết quả nào?
7 Nhờ Phao-lô rao giảng tại những nơi công cộng và từng nhà, nhiều người đã nghe thông điệp của ông. Bạn có nghĩ rằng tất cả những người này đều ở lại Ê-phê-sô, không ai dọn đi nơi nào khác để mua bán, gần người thân hoặc thoát khỏi đời sống hối hả, náo nhiệt của một thành phố lớn không? Chắc hẳn không. Nhiều người ngày nay cũng dọn đi nơi khác vì những lý do như thế, có thể bạn cũng vậy. Ngoài ra, vào thời đó, người từ những vùng khác cũng đến Ê-phê-sô để thăm viếng người thân, người quen hoặc làm ăn buôn bán. Trong lúc ở đó, họ có thể đã gặp Phao-lô hoặc nghe ông làm chứng. Điều gì xảy ra khi họ trở về nhà? Người đã chấp nhận lẽ thật bắt đầu làm chứng. Những người khác tuy không trở thành người tin đạo, nhưng có thể nói về những điều nghe được ở Ê-phê-sô. Nhờ thế, người thân, láng giềng hay khách hàng nghe được lẽ thật, và một số người có thể đã chấp nhận. (So sánh Mác 5:14). Điều này cho thấy gì về kết quả công việc làm chứng cặn kẽ của bạn?
8. Làm thế nào mọi người ở cõi A-si có thể nghe được lẽ thật?
8 Về giai đoạn làm thánh chức tại Ê-phê-sô trước đó, Phao-lô viết rằng ‘có một cái cửa lớn mở toang ra cho công-việc của ông’ (1 Cô 16:8, 9). Cánh cửa nào, và nó đã mở ra cho ông thế nào? Việc Phao-lô tiếp tục làm thánh chức ở Ê-phê-sô đã khiến cho tin mừng được lan rộng. Hãy xem thành Cô-lô-se, Lao-đi-xê và Hi-ê-ra-bô-li, ba thành phố nằm sâu trong đất liền cách xa Ê-phê-sô. Phao-lô chưa hề thăm viếng các thành này, nhưng tin mừng đã lan đến đó. Ê-pháp-ra đến từ vùng đó (Cô 2:1; 4:12, 13). Phải chăng Ê-pháp-ra đã nghe Phao-lô làm chứng ở Ê-phê-sô và trở thành tín đồ Đấng Christ? Kinh Thánh không nói rõ. Nhưng trong việc truyền bá lẽ thật ở quê nhà, có thể Ê-pháp-ra đã đại diện cho Phao-lô (Cô 1:7). Thông điệp đạo Đấng Christ có lẽ cũng lan rộng đến những thành phố như Phi-la-đen-phi, Sạt-đe và Thi-a-ti-rơ trong những năm Phao-lô làm chứng ở Ê-phê-sô.
9. (a) Phao-lô có ước muốn chân thành nào? (b) Câu Kinh Thánh cho năm 2009 là gì?
9 Vì vậy, các trưởng lão ở thành Ê-phê-sô có nhiều lý do để chấp nhận lời phát biểu sau của Phao-lô: “Tôi chẳng kể sự sống mình làm quí, miễn chạy cho xong việc đua tôi và chức-vụ tôi đã lãnh nơi Đức Chúa Jêsus, để mà làm chứng về Tin-lành [“làm chứng cặn kẽ về tin mừng”, NW ] của ơn Đức Chúa Trời”. Những lời này chứa đựng câu Kinh Thánh có tác dụng thúc đẩy và khích lệ cho năm 2009: “Làm chứng cặn kẽ về tin mừng”.—Công 20:24, NW.
Làm chứng cặn kẽ vào thời nay
10. Làm sao chúng ta biết mình cũng phải làm chứng cặn kẽ?
10 Ngoài các sứ đồ, mệnh lệnh ‘giảng-dạy cho dân-chúng, và làm chứng cặn kẽ’ cũng dành cho những người khác. Khi Chúa Giê-su sống lại và nói chuyện với các môn đồ nhóm lại ở Ga-li-lê, có thể 500 người, ngài phán: ‘Hãy đi dạy-dỗ muôn-dân, hãy nhân danh Đức Cha, Con, và Thánh-Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi’. Mệnh lệnh này cũng áp dụng cho tất cả tín đồ Đấng Christ chân chính thời nay, như lời Chúa Giê-su cho thấy: “Nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận-thế”.—Mat 28:19, 20.
11. Nhân Chứng Giê-hô-va được công nhận đang làm công việc quan trọng nào?
11 Những tín đồ Đấng Christ sốt sắng tiếp tục vâng theo mệnh lệnh này, cố gắng “làm chứng cặn kẽ về tin mừng”. Một phương pháp chính để làm thế là rao giảng từ nhà này sang nhà kia, như lời Phao-lô nói với các trưởng lão ở Ê-phê-sô. Trong một cuốn sách năm 2007 viết về công việc truyền giáo hữu hiệu, ông David G. Stewart, Jr., nói: “Nhân Chứng Giê-hô-va dùng phương pháp thiết thực để huấn luyện các thành viên tham gia vào công việc truyền giáo, và điều này đã chứng tỏ hữu hiệu hơn rất nhiều so với lý thuyết suông [qua những lời thúc giục từ trên bục]. Đối với nhiều Nhân Chứng Giê-hô-va, chia sẻ niềm tin cho người khác là hoạt động họ thích nhất”. Kết quả ra sao? “Trong năm 1999, chỉ 2 đến 4% những người tôi thăm dò ở hai thủ đô Đông Âu cho biết họ đã được các giáo sĩ thuộc Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau hay đạo Mặc Môn đến gặp. Hơn 70% nói rằng Nhân Chứng Giê-hô-va đã trực tiếp nói chuyện với họ, thường là nhiều lần”.
12. (a) Tại sao chúng ta “nhiều lần” đến nhà viếng thăm những người trong khu vực rao giảng? (b) Bạn có thể kể lại kinh nghiệm của một người đã thay đổi thái độ đối với thông điệp của chúng ta không?
12 Có thể những người trong vùng bạn cũng nói như thế. Bạn hẳn đã góp phần trong việc đó. Khi “trực tiếp” đến gặp người ta trong thánh chức rao giảng từng nhà, bạn nói chuyện với đàn ông, phụ nữ và thanh thiếu niên tại cửa nhà. Một số người có thể không nghe dù bạn đã gặp họ “nhiều lần”. Những người khác có thể nghe sơ qua khi bạn chia sẻ một câu hoặc ý tưởng trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, có những người mà bạn đã làm chứng tường tận và họ hưởng ứng. Tất cả những trường hợp trên đều có thể xảy ra khi chúng ta “làm chứng cặn kẽ về tin mừng”. Như bạn biết, có rất nhiều người dù được viếng thăm “nhiều lần” vẫn tỏ ra ít chú ý, nhưng rồi họ đã thay đổi. Có lẽ một chuyện nào đó xảy ra cho họ, hay cho người thân yêu, đã mở lòng và trí họ để chấp nhận lẽ thật. Hiện nay, họ là anh chị em chúng ta. Vì thế, đừng bỏ cuộc, dù gần đây bạn không tìm được nhiều người
hưởng ứng. Chúng ta không chờ đợi mọi người sẽ đến với lẽ thật. Nhưng điều Đức Chúa Trời mong đợi là chúng ta tiếp tục siêng năng và sốt sắng làm chứng cặn kẽ.Những kết quả chúng ta không biết
13. Công việc làm chứng có thể mang lại kết quả nào mà chúng ta không biết?
13 Thánh chức của Phao-lô không chỉ tác động đến những người được ông trực tiếp giúp trở thành tín đồ Đấng Christ; trường hợp của chúng ta cũng vậy. Chúng ta cố gắng đều đặn tham gia công việc rao giảng từ nhà này sang nhà kia và làm chứng cho nhiều người, chia sẻ tin mừng cho hàng xóm, đồng nghiệp, bạn học và người thân. Chúng ta có biết hết kết quả không? Với một số người có thể có kết quả ngay. Trong những trường hợp khác, hạt giống lẽ thật có thể nằm im một thời gian nhưng rồi sẽ bén rễ trong lòng người nào đó và mọc lên. Ngay cả nếu điều này không xảy ra, những người chúng ta tiếp xúc có thể nói với người khác về những gì chúng ta nói, tin và cách cư xử của chúng ta. Thật vậy, có thể họ vô tình tạo điều kiện cho hạt giống lẽ thật tìm được đất tốt.
14, 15. Việc làm chứng của một anh đã dẫn đến kết quả nào?
14 Hãy xem trường hợp của anh Ryan và vợ là chị Mandi, sống ở Florida, Hoa Kỳ. Tại sở làm, anh Ryan làm chứng cho một đồng nghiệp, là người lớn lên trong một gia đình theo Ấn Độ giáo. Ông rất ấn tượng bởi cách ăn mặc cũng như cách ăn nói của anh. Trong những lần nói chuyện, anh Ryan nêu lên những đề tài như sự sống lại và tình trạng người chết. Một đêm tháng Giêng nọ, ông này hỏi vợ mình là Jodi, theo Thiên Chúa giáo, xem chị biết gì về Nhân Chứng Giê-hô-va. Chị nói rằng chỉ biết một điều là Nhân Chứng Giê-hô-va “rao giảng từ nhà này sang nhà kia”. Vì thế, Jodi tìm tên “Jehovah’s Witnesses” (“Nhân Chứng Giê-hô-va”) trên mạng Internet, và thấy trang web www.watchtower.org. Trong vài tháng, Jodi đọc các tài liệu trên trang này, bao gồm Kinh Thánh và những đề tài mà chị chú ý.
15 Qua thời gian, Jodi gặp chị Mandi vì cả hai đều là y tá. Chị Mandi vui vẻ trả lời các câu hỏi của Jodi. Sau một thời gian, họ có một cuộc thảo luận mà Jodi gọi là “từ A-đam đến Ha-ma-ghê-đôn”. Jodi chấp nhận học Kinh Thánh tại nhà. Ít lâu sau, chị bắt đầu đến Phòng Nước Trời. Đến tháng 10, Jodi trở thành người công bố và làm báp têm vào tháng 2 năm sau. Chị viết: “Giờ đây, nhờ biết lẽ thật, đời sống tôi rất hạnh phúc và thỏa nguyện”.
16. Kinh nghiệm của anh Ryan cho thấy gì về nỗ lực làm chứng cặn kẽ của chúng ta?
16 Anh Ryan không biết trước việc anh làm chứng cho người này sẽ giúp một người khác nhận được lẽ thật. Đành rằng trong trường hợp này, anh biết được kết quả của việc anh quyết tâm “làm chứng cặn kẽ”. Còn bạn, có thể việc bạn làm chứng tại cửa nhà, sở làm, trường học hay bán chính thức đã mở đường để những người khác nghe về lẽ thật nhưng bạn không hề hay biết kết quả này. Giống như Phao-lô không biết mọi thành quả của ông “trong cõi A-si”, bạn có lẽ cũng không biết được mọi kết quả tốt từ công việc làm chứng cặn kẽ của mình. (Đọc Công-vụ 23:11; 28:23). Nhưng tiếp tục làm công việc này thật quan trọng biết bao!
17. Bạn quyết tâm làm gì trong năm 2009?
17 Trong năm 2009, mong sao tất cả chúng ta nghiêm túc thi hành sứ mạng làm chứng từng nhà và trong những cách khác. Như thế, chúng ta có thể bày tỏ tâm tình như Phao-lô: ‘Tôi chẳng kể sự sống mình làm quí, miễn chạy cho xong việc đua tôi và chức-vụ tôi đã lãnh nơi Đức Chúa Jêsus, để mà làm chứng cặn kẽ về tin mừng của ơn Đức Chúa Trời’.
Bạn trả lời thế nào?
• Sứ đồ Phi-e-rơ, Phao-lô và những người khác trong thế kỷ thứ nhất đã làm chứng cặn kẽ như thế nào?
• Tại sao công việc làm chứng của chúng ta có thể mang lại nhiều kết quả hơn là mình nghĩ?
• Câu Kinh Thánh cho năm 2009 là gì, và tại sao bạn nghĩ câu này thích hợp?
[Câu hỏi thảo luận]
[Câu nổi bật nơi trang 19]
Câu Kinh Thánh cho năm 2009 sẽ là: “Làm chứng cặn kẽ về tin mừng”.—Công-vụ 20:24, NW.
[Hình nơi trang 17]
Các trưởng lão ở Ê-phê-sô biết Phao-lô có thói quen rao giảng từ nhà này sang nhà kia
[Hình nơi trang 18]
Công việc làm chứng cặn kẽ của bạn sẽ có kết quả đến mức nào?