Mạnh mẽ bất kể sự yếu đuối
Mạnh mẽ bất kể sự yếu đuối
Sự yếu đuối hoặc nhược điểm có thể chế ngự bạn. Chúng bám dai như đỉa. Bạn nghĩ rằng có lẽ mình không bao giờ khắc phục được, hoặc cảm thấy mình bất tài, so với người khác thì mình chẳng bằng ai. Mặt khác, có thể bạn đang mắc một chứng bệnh làm sức lực ngày càng suy yếu và mất đi niềm vui sống. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, dường như bạn lâm vào ngõ cụt. Bạn có thể hiểu được tâm trạng của Gióp, ông đã than thở với Đức Chúa Trời: “Ôi! Chớ gì Chúa giấu tôi nơi âm-phủ, che khuất tôi cho đến khi cơn giận Chúa đã nguôi, định cho tôi một kỳ hẹn, đoạn nhớ lại tôi!”.—Gióp 14:13.
Làm cách nào để thoát khỏi nỗi tuyệt vọng như thế? Dù có thể khó, nhưng bạn cần tạm gác vấn đề của mình sang một bên. Chẳng hạn, hãy xem xét những câu hỏi mà Đức Giê-hô-va nêu ra cho người tôi tớ trung thành là Gióp: “Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông-sáng, hãy tỏ-bày đi. Ai đã định độ-lượng nó, và giăng dây mực trên nó, ngươi có biết chăng?” (Gióp 38:4, 5). Khi suy nghĩ về ý nghĩa của những câu hỏi trên, chắc hẳn chúng ta nhận biết sự khôn ngoan và quyền năng siêu việt của Đức Giê-hô-va. Ngài có lý do chính đáng khi để cho thế gian tiếp tục tình trạng như hiện nay.
‘Cái dằm xóc vào thịt’
Một tôi tớ trung thành khác nài xin Đức Giê-hô-va lấy ra ‘cái dằm xóc vào thịt’, ám chỉ một vấn đề dai dẳng. Sứ đồ Phao-lô đã ba lần xin Đức Chúa Trời giúp ông thoát khỏi khó khăn này. Dù khó khăn đó là gì, nó giống như một cái dằm làm nhức nhối khó chịu, có thể làm cho Phao-lô mất đi niềm 2 Cô 12:7-10). Ông có ý nói gì?
vui trong việc phụng sự Đức Giê-hô-va. Nỗi khó khăn ấy làm Phao-lô cảm thấy như thể bị vả liên tục. Đức Giê-hô-va đáp: “Ân-điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức-mạnh của ta nên trọn-vẹn trong sự yếu-đuối”. Ngài không lấy cái dằm ấy ra. Phao-lô phải đấu tranh với nó, nhưng ông nói thêm: “Khi tôi yếu-đuối, ấy là lúc tôi mạnh-mẽ” (Đành rằng Đức Chúa Trời không làm vấn đề của Phao-lô biến mất. Nhưng nó không cản trở ông thực hiện những việc lớn lao trong thánh chức phụng sự Đức Giê-hô-va. Phao-lô nương cậy nơi sự hỗ trợ của Ngài và luôn cầu xin Ngài giúp đỡ (Phi-líp 4:6, 7). Vào cuối cuộc đời trên đất, Phao-lô có thể nói: “Ta đã đánh trận tốt-lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức-tin”.—2 Ti 4:7.
Đức Giê-hô-va dùng những người bất toàn để thực hiện ý định của Ngài bất kể những thiếu sót và các vấn đề của họ, Ngài quả xứng đáng được tôn vinh. Ngài có thể ban sự hướng dẫn và khôn ngoan để họ đối phó với khó khăn và giữ được niềm vui trong thánh chức. Thật vậy, Ngài có thể dùng con người bất toàn để thực hiện những việc lớn lao bất kể những yếu kém của họ.
Phao-lô cho biết tại sao Đức Chúa Trời không lấy ra cái dằm: “[Để] tôi đừng kiêu-ngạo” (2 Cô 12:7). ‘Cái dằm’ nhắc nhở Phao-lô về những mặt hạn chế của mình và giúp ông giữ thái độ khiêm nhường. Điều này phù hợp với lời Chúa Giê-su dạy: “Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên” (Mat 23:12). Qua những khó khăn thử thách, tôi tớ Đức Chúa Trời có thể học được tính khiêm nhường và nhận thức rằng để trung thành chịu đựng, họ cần nương cậy nơi Đức Giê-hô-va. Vì thế, như Phao-lô, họ có thể “khoe mình trong Chúa”.—1 Cô 1:31.
Những nhược điểm tiềm ẩn
Một số người có thể có những nhược điểm mà họ không biết hoặc không sẵn sàng thừa nhận. Chẳng hạn, một người có thể quá tự tin nơi bản thân (1 Cô 10:12). Một nhược điểm khác rất thông thường đối với con người bất toàn là muốn được người ta tôn vinh.
Giô-áp, tổng binh của vua Đa-vít, là người can đảm, quyết đoán và tháo vát. Tuy nhiên, Giô-áp có hành vi sai trái nghiêm trọng cho thấy tính kiêu ngạo và tham vọng của mình. Hắn đã giết hai vị tổng binh một cách tàn bạo. Trước tiên, hắn giết Áp-ne để trả thù. Sau đó, Giô-áp giả vờ chào anh họ là A-ma-sa, tay phải nắm râu A-ma-sa như thể định hôn ông này rồi dùng gươm nơi tay trái đâm A-ma-sa (2 Sa 17:25; 20:8-10). Chức tổng binh của Giô-áp đã được giao cho A-ma-sa nên Giô-áp lợi dụng cơ hội này để loại trừ địch thủ, có lẽ với hy vọng được phục hồi chức vị. Bạn có thể thấy Giô-áp không chế ngự được tâm địa của mình, kể cả tham vọng ích kỷ. Hắn đã hành động tàn ác và không tỏ ra chút gì ăn năn. Khi vua Đa-vít sắp qua đời, ông đã truyền cho con mình là Sa-lô-môn phải trừng trị Giô-áp về hành vi độc ác của hắn.—1 Vua 2:5, 6, 29-35.
Chắc chắn chúng ta không nên chiều theo những ham muốn sai trái; chúng ta có thể chế ngự những nhược điểm của mình. Trước tiên, chúng ta phải ý thức và thừa nhận những nhược điểm ấy, sau đó mới có thể khắc phục được. Chúng ta hãy thường xuyên cầu nguyện với Đức Giê-hô-va, xin Ngài giúp đỡ để khắc phục nhược điểm, và siêng năng học Lời Ngài, tìm những cách để chế ngự khuynh hướng xấu (Hê 4:12). Chúng ta có thể phải cố gắng liên tục để khắc phục những thiếu sót của mình, và đừng nản lòng. Hễ còn là người bất toàn thì có thể chúng ta phải tiếp tục vật lộn với những thiếu sót ấy. Sứ đồ Phao-lô nhận biết điều này qua kinh nghiệm bản thân, ông viết: “Tôi chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình ghét”. Tuy nhiên như bạn biết, Phao-lô đã không cho rằng ông không thể kiểm soát được hành động của mình. Ngược lại, ông tiếp tục đấu tranh với những nhược điểm ấy, nương cậy nơi sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-su Christ (Rô 7:15-25). Trong một lá thư khác, ông nói: “Tôi đãi thân-thể tôi cách nghiêm-khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng-dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng”.—1 Cô 9:27.
Rô 12:9). Trong cuộc chiến khắc phục nhược điểm, chúng ta cần thành thật, quyết tâm và kỷ luật tự giác. Đa-vít cầu xin Đức Giê-hô-va: “Xin hãy. . . rèn-luyện lòng dạ tôi” (Thi 26:2). Ông biết rằng Đức Chúa Trời hiểu rõ khuynh hướng trong lòng chúng ta, và Ngài giúp đỡ khi chúng ta cần. Nếu làm theo sự hướng dẫn mà Đức Giê-hô-va ban qua Lời và thánh linh của Ngài, chúng ta có thể dần dần chiến thắng nhược điểm của mình.
Con người có khuynh hướng tự bào chữa. Chúng ta có thể chống lại khuynh hướng này bằng cách tập có quan điểm như Đức Giê-hô-va, làm theo lời khuyên của sứ đồ Phao-lô: “Hãy gớm sự dữ mà mến sự lành” (Một số người lo lắng trước các vấn đề mà họ cảm thấy không thể đối phó với sức riêng. Chắc chắn các trưởng lão trong hội thánh có thể giúp đỡ và khích lệ một cách yêu thương (Ê-sai 32:1, 2). Song, chúng ta nên thực tế. Đối với một số vấn đề, sẽ không có giải pháp triệt để trong thế gian hiện nay. Tuy vậy, nhiều người đã học được cách đối phó, và điều này đã giúp họ có một đời sống thỏa nguyện.
Tin chắc nơi sự hỗ trợ của Đức Giê-hô-va
Dù phải đối phó với vấn đề nào trong thời kỳ khó khăn này, chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta. Kinh Thánh khuyến giục: “Hãy hạ mình xuống dưới tay quyền-phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận-hiệp Ngài nhắc anh em lên; lại hãy trao mọi điều lo-lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn-sóc anh em”.—1 Phi 5:6, 7.
Chị Kathy đã phụng sự nhiều năm tại nhà Bê-tên. Khi biết chồng mình mắc bệnh Alzheimer, chị cảm thấy không thể đương đầu với những khó khăn trước mắt. Mỗi ngày chị đều phải cầu xin Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan và nghị lực. Khi bệnh tình của chồng chị ngày càng trầm trọng, các anh đồng đạo có lòng quan tâm đã cố gắng dành thời gian tìm hiểu về cách đối phó với căn bệnh để giúp chị Kathy, còn các chị thì nâng đỡ về mặt tinh thần. Những anh chị này là một cách mà Đức Giê-hô-va hỗ trợ chị, và chị Kathy đã có thể chăm sóc chồng mình cho đến lúc anh ấy qua
đời, khoảng 11 năm sau. Chị nói: “Tôi rất cảm động và vô cùng biết ơn Đức Giê-hô-va về mọi sự giúp đỡ của Ngài, nhờ thế tôi có được nghị lực. Tôi không ngờ mình có thể chịu đựng được lâu đến thế dù rất mệt mỏi!”.Sự trợ giúp để khắc phục nhược điểm tiềm ẩn
Khi cảm thấy mình không xứng đáng, người ta có thể nghĩ rằng Đức Giê-hô-va sẽ không nghe lời họ cầu xin sự giúp đỡ trong cơn gian truân. Vậy, điều đặc biệt hữu ích là ngẫm nghĩ về lời của Đa-vít khi ông hối hận về tội trọng đã phạm với Bát-Sê-ba: “Đức Chúa Trời ôi! lòng đau-thương thống-hối Chúa không khinh-dể đâu” (Thi 51:17). Đa-vít đã thành thật ăn năn, và ông biết rằng mình có thể đến gần Đức Chúa Trời và được Ngài thương xót. Chúa Giê-su đã phản ánh lòng quan tâm của Đức Giê-hô-va. Người viết Phúc âm là Ma-thi-ơ đã áp dụng lời của tiên tri Ê-sai cho Chúa Giê-su: “Người sẽ chẳng bẻ cây sậy đã gãy, chẳng tắt ngọn đèn gần tàn” (Mat 12:20; Ê-sai 42:3). Khi còn ở trên đất, Chúa Giê-su biểu lộ lòng trắc ẩn đối với những người khốn cùng và bị áp bức. Có thể nói là Chúa Giê-su đã không dập tắt chút sinh lực còn lại của một người giống như ngọn đèn dầu leo lét. Thay vì thế, ngài nhân từ chăm sóc những người khốn khổ để phục hồi sức sống cho họ. Đó là cách ngài đối xử với người ta khi ngài sống trên đất. Chẳng lẽ bạn không tin rằng Chúa Giê-su vẫn có lòng trắc ẩn và có thể cảm thông sự yếu đuối của bạn hay sao? Hãy lưu ý nơi Hê-bơ-rơ 4:15 cho thấy ngài là đấng có thể “cảm-thương sự yếu-đuối chúng ta”.
Khi viết về ‘cái dằm xóc vào thịt’, Phao-lô nhận thấy rằng sức mạnh của Đấng Christ đã giúp ông (2 Cô 12:7-9). Phao-lô cảm nhận được sự che chở của Đức Chúa Trời qua Đấng Christ giống như một người ở trong lều cảm thấy được che chở khỏi nắng mưa. Như Phao-lô, chúng ta không nhất thiết phải chịu thua những nhược điểm và khó khăn của mình. Để tiếp tục vững mạnh về thiêng liêng, chúng ta có thể tận dụng mọi sắp đặt của Đức Giê-hô-va qua hội thánh của Ngài. Chúng ta có thể làm mọi điều trong khả năng của mình và rồi trông đợi Đức Giê-hô-va với lòng tin chắc Ngài sẽ hướng dẫn các bước của mình. Khi cảm nghiệm được quyền năng của Đức Chúa Trời giúp chúng ta như thế nào để đối phó với sự yếu đuối của bản thân, chúng ta có thể nói như sứ đồ Phao-lô: “Khi tôi yếu-đuối, ấy là lúc tôi mạnh-mẽ”.—2 Cô 12:10.
[Hình nơi trang 3]
Phao-lô luôn cầu xin Đức Giê-hô-va hướng dẫn ông để hoàn thành thánh chức
[Hình nơi trang 5]
Vua Đa-vít giao cho Giô-áp quyền chỉ huy quân đội
[Hình nơi trang 5]
Giô-áp thực hiện ý định loại trừ địch thủ là A-ma-sa
[Hình nơi trang 6]
Các trưởng lão nhân từ đưa ra lời hướng dẫn dựa trên Kinh Thánh để giúp chúng ta đương đầu với khó khăn