Hỡi các bậc cha mẹ—Hãy nêu gương cho con
Hỡi các bậc cha mẹ—Hãy nêu gương cho con
“CÁC nhà tâm lý học có thể ngưng cuộc tìm kiếm hàng thế kỷ qua về bí quyết nuôi dạy con nên người—không phải vì họ đã tìm được, nhưng vì không có một bí quyết như thế”. Đó là nhận định của tạp chí Time về một cuốn sách hướng dẫn cách dạy con. Cuốn sách này cho rằng trẻ em chủ yếu học tiêu chuẩn đạo đức từ bạn đồng lứa chứ không học từ cha mẹ.
Không thể phủ nhận rằng áp lực của bạn đồng lứa là một sức ép rất mạnh. (Châm-ngôn 13:20; 1 Cô-rinh-tô 15:33) Nhà báo William Brown nhận xét: “Nếu có một điều gì chi phối cuộc sống của giới trẻ, thì đó là ước muốn được người khác chấp nhận... Đối với giới trẻ, khác biệt với bạn bè là điều khổ sở nhất”. Khi cha mẹ không tạo được bầu không khí ấm cúng và thoải mái trong gia đình hoặc không dành đủ thì giờ cho con—hai điều rất thường xảy ra trong thế giới bận rộn hiện nay—thì vô tình họ đã để con rơi vào ảnh hưởng tai hại của bạn bè.
Ngoài ra, trong những “ngày sau-rốt” này, đời sống gia đình cũng bị ảnh hưởng, vì như Kinh Thánh đã báo trước, người ta bận kiếm tiền, thú vui và sở thích cá nhân. Nếu thế, chúng ta có nên ngạc nhiên không khi thấy trẻ con trở nên “nghịch cha mẹ, bội-bạc, không tin-kính, vô-tình”?—2 Ti-mô-thê 3:1-3.
Chữ “tình” mà Kinh Thánh dùng nơi đây chỉ tình ruột thịt trong gia đình. Tình thương này là sự ràng buộc tự nhiên thúc đẩy cha mẹ lo lắng chăm sóc cho con và ngược lại, nó cũng thúc đẩy con cái gần gũi với cha mẹ. Nhưng khi cha mẹ không bày tỏ loại tình cảm tự nhiên này, con cái sẽ đi tìm điểm dựa tinh thần ở nơi khác, thường là từ nơi bạn bè, và có lẽ sẽ bắt chước thái độ và lối sống của chúng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể tránh được điều này nếu để cho nguyên tắc Kinh Thánh hướng dẫn cuộc sống gia đình.—Châm-ngôn 3:5, 6.
Gia đình—Sự sắp đặt của Đức Chúa Trời
Sau khi tác hợp A-đam và Ê-va thành vợ chồng, Đức Chúa Trời ra lệnh cho họ: “Hãy sanh-sản, thêm nhiều, làm cho đầy-dẫy đất”. Vậy nên, gia đình gồm cha, mẹ và con cái được thành lập. (Sáng-thế Ký 1:28; 5:3, 4; Ê-phê-sô 3:14, 15) Để giúp cha mẹ nuôi dưỡng con cái, Đức Giê-hô-va ban cho họ một số bản năng về cách nuôi dạy con. Khác với loài vật, ngoài bản năng, loài người cần thêm sự hướng dẫn. Vì thế, Đức Giê-hô-va ban cho con người lời hướng dẫn được viết thành văn, gồm những điều liên quan đến đạo đức, thiêng liêng và cả về cách kỷ luật con cái một cách thích đáng.—Châm-ngôn 4:1-4.
Nhắn nhủ riêng với những người làm cha, Đức Chúa Trời phán: “Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:6, 7; Châm-ngôn 1:8, 9) Hãy để ý điều răn này kêu gọi các bậc cha mẹ phải khắc ghi luật pháp của Đức Chúa Trời vào lòng mình trước. Tại sao việc này là quan trọng? Vì sự dạy dỗ thật sự động đến lòng người khác phải xuất phát từ lòng chứ không chỉ bằng môi miệng mà thôi. Chỉ khi nào cha mẹ hết lòng dạy con thì họ mới tác động được lòng của chúng. Các bậc cha mẹ làm điều này cũng nêu gương tốt cho con cái vì nếu không chúng dễ nhận ra sự thiếu thành thật.—Rô-ma 2:21.
khá ân-cần dạy-dỗ điều đó cho con-cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chỗi dậy”. (Cha mẹ tín đồ Đấng Christ được khuyên nên dạy con từ tuổi ấu thơ bằng cách “dùng sự sửa-phạt khuyên-bảo của Chúa”. (Ê-phê-sô 6:4; 2 Ti-mô-thê 3:15) Từ tuổi thơ ấu? Đúng vậy! Một người mẹ viết như sau: “Là cha mẹ, đôi khi chúng ta đánh giá thấp khả năng của con, chúng có tiềm năng và chúng ta phải biết tận dụng tiềm năng đó”. Vâng, trẻ con thích học hỏi, và khi được cha mẹ có lòng tin kính dạy dỗ, chúng sẽ học được tình yêu thương. Những đứa trẻ đó sẽ cảm thấy an toàn trong phạm vi mà cha mẹ đã đặt ra cho chúng. Do đó, để thành công, các bậc cha mẹ cần cố gắng làm bạn thân, nói chuyện với con và kiên nhẫn, nhưng đồng thời cũng thẳng thắn dạy con, tạo cho con môi trường lành mạnh để phát triển. *
Che chở con cái
Trong bức thư gửi cho các bậc cha mẹ, vị hiệu trưởng ở Đức có lòng quan tâm đã viết như sau: “Chúng tôi muốn khuyên các bậc cha mẹ nên cố gắng đảm trách nhiệm vụ dạy con phát triển nhân cách, và đừng giao cho máy truyền hình hoặc cho xã hội chung quanh làm điều mà đúng ra là trách nhiệm của quý vị”.
Khi để cho máy truyền hình hoặc xã hội chung quanh dạy con mình, tức là cha mẹ để cho tinh thần thế gian ảnh hưởng đến việc giáo dục con. (Ê-phê-sô 2:1, 2) Trái ngược với thánh linh Đức Chúa Trời, tinh thần của thế gian như cơn gió mạnh, gieo rắc lối suy nghĩ thuộc “về đất, về xác-thịt và về ma-quỉ” vào tâm hồn ngây thơ hoặc chưa biết suy nghĩ. (Gia-cơ 3:15) Những thứ đó như cỏ dại sẽ lan tràn dần dần và gây tác hại đến lòng. Chúa Giê-su minh họa mức độ ảnh hưởng của những điều được gieo vào lòng người ta, ngài nói: “Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác; vì do sự đầy-dẫy trong lòng mà miệng nói ra”. (Lu-ca 6:45) Vì thế, Kinh Thánh khuyên chúng ta: “Khá cẩn-thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra”.—Châm-ngôn 4:23.
Đành rằng trẻ em còn non nớt, nhưng vài em có khuynh hướng khó bảo, ngay cả bướng bỉnh. (Sáng-thế Ký 8:21) Cha mẹ có thể làm gì? Kinh Thánh nói: “Sự ngu-dại vốn buộc vào lòng con trẻ; song roi răn-phạt sẽ làm cho sự ấy lìa xa nó”. (Châm-ngôn 22:15) Vài người xem đây là cách dạy dỗ khắt khe và lỗi thời. Thật ra, Kinh Thánh phản đối việc dùng hay lạm dụng bất cứ hình thức hung bạo nào. Từ “roi”, tuy có lúc được hiểu là sự răn phạt theo nghĩa đen, nhưng nó cũng tượng trưng cho quyền hành của cha mẹ. Quyền này được sử dụng một cách thích đáng, nghiêm chỉnh nhưng đầy yêu thương, vì lợi ích đời đời của con cái.—Hê-bơ-rơ 12:7-11.
Vui chơi giải trí với con
Ai cũng biết là trẻ em cần vui chơi giải trí để phát triển bình thường. Cha mẹ khôn ngoan sẽ tận dụng cơ hội để thắt chặt tình cảm với con bằng cách vui chơi với chúng những khi có thể được. Nhờ thế, cha mẹ không những hướng dẫn con cái chọn lựa hình thức giải trí thích hợp mà còn cho con thấy mình thích gần gũi chúng.
Một anh Nhân Chứng cho biết anh thường chơi banh với con trai khi đi làm về. Một bà mẹ nhớ là bà thường hay chơi đánh cờ với con. Một phụ nữ kể lại lúc nhỏ gia đình chị thích đạp xe chung. Những người con này nay đã lớn, nhưng tình yêu thương của họ đối với cha mẹ và Đức Giê-hô-va vẫn sâu đậm nếu không muốn nói là ngày càng sâu đậm hơn.
Thật vậy, khi cha mẹ bày tỏ tình thương với con qua lời nói lẫn hành động, cha mẹ bày tỏ tình yêu thương và cho con thấy là họ muốn gần gũi chúng. Điều đó sẽ để lại trong lòng con một ấn tượng sâu sắc suốt đời. Thí dụ, nhiều anh chị tốt nghiệp một khóa đào tạo tại Trường Kinh Thánh Ga-la-át của Hội Tháp Canh kể rằng do gương mẫu và sự khích lệ của cha mẹ mà họ đã có ước muốn theo đuổi thánh chức trọn thời gian. Thật là một di sản tuyệt vời mà cha mẹ có thể để lại cho con và thật là ân phước cho các bậc cha mẹ! Đành rằng, khi các con lớn lên, không phải tất cả đều có thể tham gia thánh chức trọn thời gian, nhưng họ sẽ nhận được lợi ích nhờ các bậc cha mẹ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và họ cũng sẽ tôn kính cha mẹ, là gương mẫu và những người thân yêu nhất của họ.—Châm-ngôn 22:6; Ê-phê-sô 6:2, 3.
Cha mẹ đơn chiếc có thể thành công
Ngày nay, nhiều trẻ em lớn lên trong một gia đình chỉ có cha hoặc mẹ. Dù điều này thêm phần khó khăn trong việc dạy con, nhưng cha mẹ vẫn có thể thành công. Những cha mẹ đơn chiếc có thể được khích lệ qua gương của Ơ-nít, một phụ nữ tín đồ Đấng Christ người Do Thái sống vào thế kỷ thứ nhất. Vì chồng không cùng đạo, chắc hẳn Ơ-nít không được chồng trợ giúp về thiêng liêng. Dù vậy, bà nêu gương tốt trong việc dạy Ti-mô-thê. Ngay từ thuở Ti-mô-thê còn nhỏ, bà và mẹ của bà là Lô-ít đã gây được ảnh hưởng ảnh hưởng sâu đậm trên Ti-mô-thê, hơn bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến từ các bạn đồng lứa của Ti-mô-thê.—Công-vụ 16:1, 2; 2 Ti-mô-thê 1:5; 3:15.
Nhiều người trẻ ngày nay tuy lớn lên trong gia đình có cha hoặc mẹ không tin đạo, hay trong gia đình có cha mẹ đơn chiếc, họ cũng thể hiện được những đức tính tốt như Ti-mô-thê. Thí dụ, Ryan, năm nay được 22 tuổi đang tham gia thánh chức trọn thời gian, đã cùng lớn lên với anh và chị trong một gia đình vắng cha. Cha Ryan là người nghiện rượu và đã bỏ gia đình đi khi Ryan lên bốn. Anh hồi
tưởng: “Mẹ quyết tâm rằng cả nhà chúng tôi sẽ tiếp tục phụng sự Đức Giê-hô-va, và mẹ hết lòng thực hiện tâm nguyện đó”.Ryan nói: “Mẹ lo sao cho anh em chúng tôi nhận được ảnh hưởng tốt từ bạn bè. Mẹ không bao giờ cho phép chúng tôi chơi chung với những người mà Kinh Thánh gọi là bạn bè xấu, dù là bên trong hay bên ngoài hội thánh. Mẹ cũng khắc ghi vào lòng chúng tôi quan điểm đúng về việc học hành ngoài đời”. Dù mẹ Ryan thường bận rộn và mệt mỏi vì việc làm, điều này không cản trở chị bày tỏ tình yêu thương và sự quan tâm đến con cái. Ryan kể lại: “Mẹ luôn luôn muốn gần gũi và nói chuyện với chúng tôi. Mẹ là một cô giáo kiên nhẫn nhưng thẳng thắn, mẹ cố gắng hết sức để gia đình chúng tôi đều đặn học Kinh Thánh chung với nhau. Khi có điều gì trái với nguyên tắc Kinh Thánh, mẹ không bao giờ chịu nhượng bộ”.
Nhìn lại, Ryan công nhận mẹ chính là người đã có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với cuộc sống của anh chị và Ryan, vì bà hết mực yêu thương Đức Chúa Trời và các con. Như vậy, các anh chị là bậc cha mẹ tín đồ Đấng Christ—dù có người hôn phối hay không, và người đó có cùng đức tin hay không—xin đừng bỏ cuộc vì nản lòng khi gặp trở ngại trong việc dạy dỗ con cái. Đôi khi, một vài em trẻ, giống như đứa con hoang đàng, từ bỏ lẽ thật. Nhưng khi chúng thấy cuộc đời thật sự bạc bẽo và giả dối như thế nào, thì chúng có thể quay về. Vâng, “người công-bình ăn-ở cách thanh-liêm; những con-cháu người lấy làm có phước thay!”—Châm-ngôn 20:7; 23:24, 25; Lu-ca 15:11-24.
[Chú thích]
^ đ. 9 Để biết thêm chi tiết về những điểm này, xin xem sách Bí quyết giúp gia đình hạnh phúc, trang 55-59, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
[Khung/Các hình nơi trang 11]
Cha mẹ Chúa Giê-su do Đức Chúa Trời chọn
Khi gửi con Ngài xuống đất làm người, Đức Giê-hô-va chọn lựa kỹ lưỡng những người sẽ làm cha mẹ của Chúa Giê-su. Điều đáng chú ý là Ngài chọn một cặp vợ chồng khiêm nhường và kính sợ Ngài, không nuông chiều nhưng dạy dỗ Chúa Giê-su về Lời Đức Chúa Trời và về tính siêng năng cũng như tinh thần trách nhiệm. (Châm-ngôn 29:21; Ca-thương 3:27) Ông Giô-sép đã dạy Chúa Giê-su nghề mộc, và chắc rằng cha mẹ cũng nhờ Chúa Giê-su, là con đầu lòng, để giúp coi sóc ít nhất sáu người em.—Mác 6:3.
Bạn có thể hình dung cảnh gia đình ông Giô-sép đang cố chuẩn bị cho cuộc hành trình đi dự Lễ Vượt Qua hàng năm tại Giê-ru-sa-lem. Đoạn đường đi và về dài 200 kilômét, và thời đó cũng không có phương tiện di chuyển như hiện nay. Để có đủ mọi thứ cho một gia đình gồm ít nhất chín người, điều chắc chắn cần làm là phải tổ chức chu đáo trước khi lên đường. (Lu-ca 2:39, 41) Không màng khó khăn, ông Giô-sép cũng như bà Ma-ri hẳn xem trọng những dịp này, và có lẽ tận dụng những cơ hội đó để dạy con về những biến cố ghi trong Kinh Thánh.
Khi còn sống chung với gia đình, Chúa Giê-su “chịu lụy” cha mẹ và ngài “khôn-ngoan càng thêm, thân-hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta”. (Lu-ca 2:51, 52) Vâng, ông Giô-sép và bà Ma-ri xứng đáng được Đức Giê-hô-va tin tưởng. Đó thật là gương mẫu xuất sắc cho các bậc cha mẹ thời nay!—Thi-thiên 127:3.