Bước đi trên con đường ngày càng chiếu rạng
Bước đi trên con đường ngày càng chiếu rạng
“Con đường người công-bình giống như sự sáng chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa”.—CHÂM-NGÔN 4:18.
1, 2. Dân Đức Chúa Trời cảm nghiệm được điều gì khi được Ngài ban thêm ánh sáng thiêng liêng?
VỀ TÁC DỤNG của ánh sáng mặt trời khi ló dạng trên màn đêm, ai có thể miêu tả sự kiện đó rõ ràng hơn là chính Nguồn sự sáng, Giê-hô-va Đức Chúa Trời? (Thi-thiên 36:9) Đức Chúa Trời nói khi ‘hừng-đông chiếu đến bốn bề trái đất’, thì “trái đất biến hình như đất sét dưới dấu ấn, và mọi vật hiện ra trau-giồi như bằng áo”. (Gióp 38:12-14) Khi ánh mặt trời chiếu càng lúc càng sáng, mặt đất từ từ hiện rõ ra, như đất sét mềm biến hình khi được đóng ấn.
2 Đức Giê-hô-va cũng là Nguồn ánh sáng thiêng liêng. (Thi-thiên 43:3) Khi thế gian còn ở trong màn đêm dày đặc, Đức Chúa Trời tiếp tục soi sáng dân Ngài. Kết quả là gì? Kinh Thánh cho biết: “Con đường người công-bình giống như sự sáng chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa”. (Châm-ngôn 4:18) Ánh sáng từ Đức Giê-hô-va tiếp tục soi chiếu con đường của dân Ngài và tinh luyện họ về mặt tổ chức, giáo lý và đạo đức.
Sự soi sáng giúp tinh luyện về mặt tổ chức
3. Có lời hứa nào nơi Ê-sai 60:17?
3 Qua nhà tiên tri Ê-sai, Đức Giê-hô-va báo trước: “Ta sẽ ban vàng thay cho đồng, ban bạc thay cho sắt, ban đồng thay cho gỗ, ban sắt thay cho đá”. (Ê-sai 60:17) Thay thế một vật kém chất lượng bằng một vật có chất lượng cao hơn, đó là sự cải tiến. Cũng vậy, Nhân Chứng Giê-hô-va cảm nghiệm sự cải tiến về mặt tổ chức trong suốt những “ngày sau-rốt”.—2 Ti-mô-thê 3:1.
4. Có sự sắp đặt nào vào năm 1919, và điều đó đem lại lợi ích nào?
4 Trong phần đầu những ngày sau rốt, các hội thánh của Học Viên Kinh Thánh, tên gọi Nhân Chứng Giê-hô-va thời bấy giờ, đã bầu cử trưởng lão và chấp sự theo cách thức dân chủ. Tuy nhiên, một số trưởng lão không thật sự có tinh thần rao truyền tin mừng. Một số không những lưỡng lự tham gia vào công việc rao giảng mà còn làm nản chí những người làm công việc đó. Vì vậy vào năm 1919, có sự sắp đặt mới là lập một giám đốc công tác trong mỗi hội thánh. Giám đốc công tác không do hội thánh bầu lên nhưng được văn phòng chi nhánh của dân Đức Chúa Trời bổ nhiệm theo cách thần quyền. Anh giám đốc này có những trách nhiệm chẳng hạn như tổ chức công việc rao giảng, chỉ định khu vực và khuyến khích anh em tham gia công việc rao
giảng. Trong những năm sau đó, công việc rao giảng về Nước Trời đã được đẩy mạnh.5. Sự tinh luyện nào trở thành hiện thực vào thập niên 1920?
5 Tại đại hội của Học Viên Kinh Thánh năm 1922 ở Cedar Point, Ohio, Hoa Kỳ, tất cả hội thánh được khích lệ qua lời khuyên: “Hãy loan báo, loan báo, loan báo về Vua và Nước Trời”. Đến năm 1927, công việc rao giảng được tổ chức một cách qui củ và Chủ Nhật được chọn là ngày thích hợp nhất để rao giảng từng nhà. Tại sao lại chọn ngày đó? Bởi vì đa số người ta được nghỉ vào ngày Chủ Nhật. Nhân Chứng Giê-hô-va ngày nay thể hiện cùng tinh thần ấy bằng cách cố gắng viếng thăm người ta vào những lúc họ thường ở nhà, như cuối tuần hoặc chiều tối.
6. Vào năm 1931, nghị quyết nào đã được thông qua, và nó ảnh hưởng thế nào đến công việc rao giảng về Nước Trời?
6 Vào chiều Chủ Nhật, ngày 26-7-1931, một nghị quyết được thông qua tại đại hội ở Columbus, Ohio, Hoa Kỳ, và về sau, trên khắp thế giới, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho công việc rao giảng về Nước Trời. Một phần của nghị quyết nói: “Chúng ta là tôi tớ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, được giao sứ mệnh làm công việc nhân danh Ngài, tuân theo mệnh lệnh Ngài, rao báo thông điệp của Chúa Giê-su Christ, và cho muôn dân biết rằng Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời Toàn Năng; vì thế chúng ta vui mừng nhận lấy danh mà chính Đức Chúa Trời đã đặt, đồng thời cũng muốn mọi người biết và gọi chúng ta bằng một danh, đó là nhân chứng Giê-hô-va”. (Ê-sai 43:10) Danh mới này đã nói lên thật rõ ràng biết bao về công việc chính của tất cả những người mang danh ấy! Đúng vậy, Đức Giê-hô-va có công việc để giao cho tất cả các tôi tớ Ngài. Nhìn chung, anh em đã đáp ứng thật hăng hái!
7. Có sự thay đổi nào vào năm 1932, và tại sao?
7 Nhiều trưởng lão khiêm nhường đã tận tụy trong công việc rao giảng. Thế nhưng, tại vài nơi, một số người được bầu làm trưởng lão đã phản đối việc mọi người trong hội thánh tham gia rao giảng cho công chúng. Tuy nhiên, sắp có sự cải tiến thêm nữa. Vào năm 1932, qua tạp chí Tháp Canh, các hội thánh nhận được chỉ thị là không bầu trưởng lão và chấp sự nữa. Thay vì vậy, họ nên bầu một ủy ban công tác gồm những anh thành thục về thiêng liêng đã tham gia vào việc rao giảng cho công chúng. Như thế, công việc giám thị được giao cho những người tích cực
tham gia vào thánh chức, và công việc rao giảng tiếp tục tiến triển.Thêm ánh sáng, cải tiến thêm
8. Có sự tinh luyện nào vào năm 1938?
8 Ánh sáng càng ngày “càng sáng thêm lên”. Vào năm 1938, việc bầu cử hoàn toàn bị bãi bỏ. Tất cả tôi tớ trong hội thánh được bổ nhiệm theo thể thức thần quyền dưới sự coi sóc của “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”. (Ma-thi-ơ 24:45-47) Hầu hết các hội thánh Nhân Chứng Giê-hô-va đều sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi ấy, và công việc làm chứng tiếp tục đem lại kết quả tốt đẹp.
9. Có sự sắp đặt nào vào năm 1972, và tại sao đó là một sự cải tiến?
9 Bắt đầu ngày 1-10-1972, có một sự điều chỉnh khác về vai trò giám thị trong hội thánh. Thay vì một tôi tớ hoặc một giám thị chăm sóc cả hội thánh, bấy giờ có sự sắp đặt để một hội đồng trưởng lão làm công việc giám thị trong mỗi hội thánh của Nhân Chứng Giê-hô-va. Sự sắp đặt mới này là nguồn khích lệ lớn cho những anh thành thục hội đủ điều kiện để dẫn đầu trong hội thánh. (1 Ti-mô-thê 3:1-7) Kết quả là thêm nhiều anh có được kinh nghiệm trong việc gánh vác trách nhiệm chăm sóc hội thánh. Họ đã chứng tỏ rất hữu ích trong việc chăm sóc những người mới chấp nhận lẽ thật Kinh Thánh!
10. Có sự sắp đặt mới nào vào năm 1976?
10 Những thành viên của Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương được tổ chức thành sáu ủy ban, và bắt đầu từ ngày 1-1-1976, tất cả các hoạt động của toàn thể tổ chức và hội thánh trên khắp đất đều ở dưới sự coi sóc của các ủy ban này. Sự sắp đặt này chứng tỏ là hữu ích vì có “nhiều mưu-sĩ” điều khiển mọi khía cạnh của công việc Nước Trời!—Châm-ngôn 15:22; 24:6.
11. Năm 1992 có sự cải tiến nào, và tại sao?
11 Năm 1992 có thêm sự cải tiến khác, tương đương với điều đã xảy ra sau khi dân Y-sơ-ra-ên và những người khác bị lưu đày trở về từ Ba-by-lôn. Vào thời đó, không có đủ những người Lê-vi để chăm sóc công việc đền thờ. Vì vậy, những người Nê-thi-nim, không thuộc dân Y-sơ-ra-ên, đã được giao thêm việc để giúp những người Lê-vi. Do đó, để giúp lớp đầy tớ trung tín và khôn ngoan chăm lo cho quyền lợi trên đất ngày càng gia tăng, một số người thuộc “chiên khác” đã được nhận thêm trách nhiệm phụng sự vào năm 1992. Họ được bổ nhiệm làm trợ lý cho các ủy ban trực thuộc Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương.—Giăng 10:16.
12. Đức Giê-hô-va đã ‘khiến sự bình-an làm quan cai-trị chúng ta’ như thế nào?
12 Kết quả của tất cả những điều này là gì? Đức Giê-hô-va phán: “Ta sẽ khiến sự bình-an làm quan cai-trị ngươi, và sự công-bình làm quan xử-đoán [“người giao việc”, NW] ngươi”. (Ê-sai 60:17) Ngày nay, có sự “bình-an” trong vòng các tôi tớ Đức Giê-hô-va, và lòng ưa chuộng “sự công-bình” đã trở thành “người giao việc” cho họ, tức động lực thúc đẩy họ phụng sự Đức Chúa Trời. Họ được tổ chức kỹ lưỡng để thực hiện công việc rao giảng về Nước Trời và đào tạo môn đồ.—Ma-thi-ơ 24:14; 28:19, 20.
Đức Giê-hô-va soi sáng về mặt giáo lý
13. Vào thập niên 1920, Đức Giê-hô-va soi sáng cho dân Ngài về mặt giáo lý như thế nào?
13 Đức Giê-hô-va cũng dần dần soi sáng cho dân Ngài về mặt giáo lý. Khải-huyền 12:1-9 nêu lên một thí dụ. Lời tường thuật ở đây nói về ba nhân vật tượng trưng: “một người đàn-bà” có thai và sinh con, “con rồng” và “một con trai”. Bạn có biết mỗi hình ảnh đó tượng trưng điều gì không? Tháp Canh (Anh ngữ) ngày 1-3-1925 đăng bài với tựa đề “Nước được thành lập” giải thích về các hình ảnh đó. Bài ấy giúp dân Đức Chúa Trời hiểu rõ hơn lời tiên tri nói về sự ra đời của Nước Trời, và cho biết rõ là có hai tổ chức hoàn toàn khác biệt: một của Đức Giê-hô-va và một của Sa-tan. Rồi vào năm 1927/1928, dân Đức Chúa Trời nhận biết việc ăn mừng Lễ Giáng Sinh và cử hành sinh nhật là trái với Kinh Thánh nên họ không cử hành nữa.
14. Những lẽ thật nào đã được làm sáng tỏ vào thập niên 1930?
14 Vào thập niên 1930, có thêm ánh sáng về ba giáo lý. Trong nhiều năm, Học Viên Kinh Thánh biết đám đông “vô-số người” được nói đến nơi Khải-huyền 7:9-17 khác với số 144.000 người sẽ làm vua và thầy tế lễ đồng cai trị với Đấng Christ. (Khải-huyền 5:9, 10; 14:1-5) Tuy nhiên, đám đông là ai thì vẫn chưa được nhận diện rõ ràng. Cũng như nắng mai khiến mọi vật mỗi lúc mỗi hiện rõ, thì vào năm 1935 đám đông được nhận diện là những người sống sót qua “cơn đại-nạn” với triển vọng sống đời đời trên đất. Rồi trong cùng năm ấy, họ hiểu rõ hơn về một điều có ảnh hưởng đến con cái của Nhân Chứng Giê-hô-va tại nhiều nước. Trong khi tinh thần ái quốc đang sôi nổi trên khắp thế giới, các Nhân Chứng nhận biết rằng việc chào cờ không chỉ là hình thức bề ngoài mà còn liên hệ đến những điều quan trọng khác. Năm sau đó, một giáo lý cơ bản khác đã được giải thích là Đấng Christ chết trên cây gỗ chứ không phải trên thập tự giá.—Công-vụ 10:39.
15. Sự thánh khiết của máu được nhấn mạnh khi nào và thế nào?
15 Trong giai đoạn ngay sau Thế Chiến II, cách trị liệu cho những người lính bị thương thường là truyền máu, vì vậy có sự hiểu biết thêm về sự thánh khiết của máu. Tháp Canh (Anh ngữ) ngày 1-7-1945 khuyến khích “tất cả những người thờ phượng Đức Giê-hô-va muốn sống đời đời trong thế giới mới công bình của Ngài phải tôn trọng sự thánh khiết của máu, và tuân theo luật lệ công bình của Đức Chúa Trời về vấn đề trọng yếu này”.
16. Bản dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới được ra mắt khi nào, và bản này có hai đặc điểm nổi bật nào?
16 Vào năm 1946, nhiều người thấy cần có bản dịch mới của Kinh Thánh, một bản dịch tận dụng kiến thức cập nhật và không bị nhiễm các tín điều cũng như truyền thống của khối đạo xưng theo Đấng Christ. Công việc dịch thuật Kinh Thánh đó bắt đầu được tiến hành vào tháng 12 năm 1947. Vào năm 1950, cuốn New World Translation of the Christian Greek Scriptures (Bản dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới phần tiếng Hy Lạp) đã được ra mắt bằng tiếng Anh. Phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ dịch sang tiếng Anh được in thành năm quyển đã tuần tự ra mắt, bắt đầu từ năm 1953. Quyển cuối cùng được ra mắt năm 1960, hơn 12 năm sau khi dự án dịch thuật bắt đầu. Vào năm 1961, nguyên cuốn New World Translation of the Holy Scriptures (Bản dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới) đã được ra mắt. Hiện nay bản dịch này in ra trong nhiều thứ tiếng, và có một số đặc điểm nổi bật, chẳng hạn như việc phục hồi danh Đức Chúa Trời là Giê-hô-va. Ngoài ra, việc dịch sát theo nguyên ngữ đã cung cấp cơ sở giúp nhiều người tiếp tục hiểu biết thêm về lẽ thật của Đức Chúa Trời.
17. Có thêm ánh sáng về điều gì vào năm 1962?
17 Vào năm 1962, có sự hiểu biết rõ hơn về các bậc “cầm quyền” được nói đến nơi Rô-ma 13:1, và tín đồ Đấng Christ vâng phục họ đến mức độ nào. Khi nghiên cứu kỹ chương 13 của sách Rô-ma và những đoạn Kinh Thánh như Tít 3:1, 2 và 1 Phi-e-rơ 2:13, 17, thì thấy rõ “những bậc cầm quyền” có ý nói đến những người cầm quyền trong chính phủ loài người chứ không phải Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ.
18. Lẽ thật nào được làm sáng tỏ vào thập niên 1980?
Rô-ma 5:18; Gia-cơ 2:23) Ý nghĩa Năm Hân Hỉ của tín đồ Đấng Christ được giải thích kỹ vào năm 1987.
18 Trong những năm sau đó, con đường của người công bình tiếp tục chiếu rạng ngày càng sáng hơn. Năm 1985, người ta hiểu rõ hơn việc được xưng công bình để được “sự sống” và xưng công bình với tư cách là bạn của Đức Chúa Trời có nghĩa gì. (19. Trong những năm gần đây, Đức Giê-hô-va đã cho dân Ngài thêm ánh sáng thiêng liêng như thế nào?
19 Vào năm 1995, việc chia “chiên” và “dê” đã được hiểu rõ hơn. Vào năm 1998, có sự giải thích chi tiết về sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên về đền thờ, điều này đã và đang được ứng nghiệm. Vào năm 1999, “sự gớm-ghiếc tàn-nát lập ra trong nơi thánh” xảy ra khi nào và bằng cách nào đã được làm sáng tỏ. (Ma-thi-ơ 24:15, 16; 25:32) Và vào năm 2002, người ta nhận thức rõ thêm việc thờ phượng Đức Chúa Trời bằng “tâm-thần và lẽ thật” có nghĩa gì.—Giăng 4:24.
20. Dân Đức Chúa Trời được tinh luyện về những phương diện nào khác?
20 Ngoài sự tinh luyện về mặt tổ chức và giáo lý, còn có sự tinh luyện về hạnh kiểm của tín đồ Đấng Christ. Chẳng hạn như vào năm 1973, việc dùng thuốc lá được xem là “sự dơ-bẩn phần xác-thịt” và một lỗi nghiêm trọng. (2 Cô-rinh-tô 7:1) Trong thập niên sau, Tháp Canh ngày 1-11-1984 nói rõ về lập trường của chúng ta về việc dùng súng. Đây chỉ là một vài trường hợp cho thấy ánh sáng ngày càng chiếu rạng trong thời kỳ của chúng ta.
Tiếp tục bước đi trên con đường ngày càng chiếu rạng
21. Thái độ nào sẽ giúp chúng ta tiếp tục bước đi trên con đường ngày càng chiếu rạng?
21 Một trưởng lão lâu năm đã nói: “Chấp nhận sự thay đổi rất khó”. Điều gì đã giúp anh chấp nhận những cải tiến trong suốt 48 năm anh làm người công bố Nước Trời? Anh đáp: “Bí quyết là có thái độ đúng. Từ chối chấp nhận sự cải tiến có nghĩa là đứng một chỗ, trong khi tổ chức tiếp tục tiến tới. Nếu thấy mình trong tình huống khó chấp nhận sự thay đổi, tôi nghĩ đến lời của Phi-e-rơ nói với Chúa Giê-su: ‘Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời’. Rồi tôi tự hỏi: ‘Mình sẽ đi đâu—trở lại sự tối tăm của thế gian ư?’ Điều này giúp tôi bám chặt tổ chức của Đức Chúa Trời”.—Giăng 6:68.
22. Bước đi trong ánh sáng có lợi như thế nào?
22 Thế gian chung quanh chúng ta chắc chắn ở trong màn đêm dày đặc. Trong khi Đức Giê-hô-va tiếp tục ban ánh sáng cho dân Ngài, thì sự cách biệt giữa họ và những người thế gian ngày càng xa thêm. Ánh sáng này giúp gì cho chúng ta? Giống như đèn pha giúp chúng ta thấy những ổ gà trên con đường tối tăm nhưng không thể lấp bằng những chỗ lõm ấy, thì ánh sáng của Lời Đức Chúa Trời cũng không loại đi các cạm bẫy. Tuy nhiên, ánh sáng của Ngài chắc chắn giúp chúng ta tránh những cạm bẫy ấy để có thể tiếp tục bước đi trên con đường ngày càng chiếu rạng. Vậy chúng ta hãy tiếp tục chú ý đến lời tiên tri của Đức Giê-hô-va “như cái đèn soi-sáng trong nơi tối-tăm”.—2 Phi-e-rơ 1:19.
Bạn có nhớ không?
• Đức Giê-hô-va đã đem lại những cải tiến nào về mặt tổ chức cho dân Ngài?
• Có sự tinh luyện nào về mặt giáo lý nhờ có thêm ánh sáng?
• Chính bạn đã thấy những sự điều chỉnh nào, và điều gì giúp bạn chấp nhận?
• Tại sao bạn muốn tiếp tục bước đi trên con đường ngày càng chiếu rạng?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 27]
Đại hội năm 1922 tại Cedar Point, Ohio, khích lệ các Học Viên Kinh Thánh làm công việc Đức Chúa Trời giao phó
[Hình nơi trang 29]
Năm 1950, anh N. H. Knorr cho ra mắt Bản dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới phần tiếng Hy Lạp
[Nguồn tư liệu nơi trang 26]
© 2003 BiblePlaces.com