Đức Giê-hô-va sẽ phán xét kẻ ác
Đức Giê-hô-va sẽ phán xét kẻ ác
“Khá sửa-soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi”.—A-MỐT 4:12.
1, 2. Tại sao chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt sự gian ác?
SẼ CÓ ngày Đức Giê-hô-va chấm dứt sự gian ác và đau khổ trên trái đất không? Đầu thế kỷ 21 này, đó là câu hỏi thích hợp hơn bao giờ hết. Dường như nhìn bất cứ nơi nào, chúng ta cũng thấy bằng chứng loài người đối xử vô nhân đạo với nhau. Chúng ta thật ao ước có được một thế giới không còn bạo lực, khủng bố và tham nhũng!
2 Điều đáng mừng là chúng ta có thể hoàn toàn tin rằng Đức Giê-hô-va sẽ chấm dứt sự gian ác. Các đức tính của Đức Chúa Trời cho chúng ta sự bảo đảm rằng Ngài sẽ ra tay trừng trị kẻ ác. Đức Giê-hô-va có tính công bình và chính trực. Nơi Thi-thiên 33:5, Lời Ngài nói với chúng ta rằng: “Ngài chuộng sự công-bình và sự chánh-trực”. Một câu Thi-thiên khác nói: “Ngài ghét người ác và kẻ ưa sự hung-bạo”. (Thi-thiên 11:5) Là Đức Chúa Trời toàn năng, yêu sự công bình và chính trực, chắc chắn Đức Giê-hô-va sẽ không chịu đựng mãi những gì Ngài ghét.
3. Chúng ta sẽ thấy những điểm nổi bật nào khi xem xét thêm về lời tiên tri của A-mốt?
3 Hãy xem một lý do khác nữa tại sao chúng ta có thể chắc chắn rằng Đức Giê-hô-va sẽ loại bỏ sự gian ác. Những gì được ghi chép lại về cách xử sự của Ngài trong quá khứ bảo đảm điều này. Những thí dụ nổi bật về cách Đức Giê-hô-va đối xử với kẻ ác được ghi trong sách Kinh Thánh A-mốt. Khi xem xét thêm về lời tiên tri của A-mốt, chúng ta sẽ thấy ba điểm nổi bật về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Thứ nhất, sự phán xét đó luôn luôn thích đáng. Thứ nhì, không thể thoát khỏi sự phán xét này. Và thứ ba, sự phán xét có chọn lọc, vì Đức Giê-hô-va trừng phạt kẻ làm ác nhưng khoan dung đối với những người biết ăn năn và có lòng hướng thiện.—Rô-ma 9:17-26.
Sự phán xét của Đức Chúa Trời luôn luôn thích đáng
4. Đức Giê-hô-va phái A-mốt đi đâu, và với mục đích gì?
4 Vào thời của A-mốt, dân Y-sơ-ra-ên đã phân ra thành hai vương quốc: phía nam là vương quốc Giu-đa gồm hai chi phái, phía bắc có vương quốc Y-sơ-ra-ên gồm mười chi phái. Đức Giê-hô-va giao cho A-mốt sứ mệnh làm nhà tiên tri, phái ông đi từ quê nhà của ông ở Giu-đa đến nước Y-sơ-ra-ên. Nơi đây ông được Đức Chúa Trời dùng để công bố về sự phán xét của Ngài.
5. A-mốt trước tiên đã công bố sự phán xét đối với các nước nào, và vì một lý do gì họ đáng bị Đức Chúa Trời kết án?
5 A-mốt đã không khởi sự bằng việc công bố sự phán xét của Đức Giê-hô-va đối với vương quốc Y-sơ-ra-ên ương ngạnh ở phía bắc. Thay vì thế, ông bắt đầu bằng việc rao truyền sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với sáu nước láng giềng: Sy-ri, Phi-li-tin, Ty-rơ,
Ê-đôm, Am-môn và Mô-áp. Nhưng họ có thật sự đáng bị Đức Chúa Trời kết án không? Chắc chắn là đáng. Một lý do là các nước này là kẻ tử thù của dân tộc Đức Giê-hô-va.6. Tại sao Sy-ri, Phi-li-tin và Ty-rơ bị Đức Chúa Trời giáng họa?
6 Chẳng hạn, Đức Giê-hô-va đã kết án dân Sy-ri vì họ đã “đập Ga-la-át”. (A-mốt 1:3) Người Sy-ri chiếm lãnh thổ của Ga-la-át—một địa phận thuộc Y-sơ-ra-ên về phía đông Sông Giô-đanh—rồi gây tổn thất nặng nề cho dân Đức Chúa Trời ở đó. Còn Phi-li-tin và Ty-rơ thì sao? Phi-li-tin phạm tội trong việc bắt dân Y-sơ-ra-ên đi lưu đày, rồi bán cho dân Ê-đôm, và một số người Y-sơ-ra-ên rơi vào tay những người Ty-rơ buôn nô lệ. (A-mốt 1:6, 9) Hãy thử tưởng tượng điều đó—bán dân Đức Chúa Trời làm nô lệ! Vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Sy-ri, Phi-li-tin và Ty-rơ bị Đức Giê-hô-va giáng họa.
7. Ê-đôm, Am-môn và Mô-áp có điểm chung nào với Y-sơ-ra-ên, nhưng họ đã đối xử với dân Y-sơ-ra-ên như thế nào?
7 Ê-đôm, Am-môn và Mô-áp có một điểm chung với Y-sơ-ra-ên. Cả ba nước đều có họ hàng với dân Y-sơ-ra-ên. Người Ê-đôm là dòng dõi của Áp-ra-ham qua người anh sinh đôi của Gia-cốp là Ê-sau. Vì thế, theo một ý nghĩa nào đó, họ là anh em của Y-sơ-ra-ên. Dân Am-môn và Mô-áp là dòng dõi của Lót, cháu Áp-ra-ham. Nhưng người Ê-đôm, Am-môn và Mô-áp có đối xử với bà con Y-sơ-ra-ên của họ như anh em không? Không và còn tệ hơn nữa! Dân Ê-đôm nhẫn tâm dùng gươm đánh đuổi “anh em mình”, và dân Am-môn đối xử hung ác với những người Y-sơ-ra-ên bị bắt. (A-mốt 1:11, 13) Mặc dù A-mốt không trực tiếp nói đến việc Mô-áp ngược đãi dân Đức Chúa Trời, nhưng dân Mô-áp có một quá trình lịch sử chống đối Y-sơ-ra-ên. Ba quốc gia có quan hệ họ hàng đó sẽ bị trừng phạt nặng nề. Đức Giê-hô-va sẽ giáng xuống họ một sự hủy diệt khốc liệt.
Không thể thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời
8. Tại sao sáu nước láng giềng của Y-sơ-ra-ên không thể thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời?
8 Rõ ràng, sáu nước đề cập ở phần đầu trong lời tiên tri của A-mốt đáng bị Đức Chúa Trời kết án. Hơn nữa, không có cách nào họ có thể thoát khỏi sự phán xét đó. Bắt đầu từ chương 1, câu 3 cho đến chương 2, câu 1, sáu lần Đức Giê-hô-va nói: “Ta không xây-bỏ án-phạt khỏi nó”. Đúng như lời Ngài phán, Đức Giê-hô-va đã không tha cho họ. Lịch sử chứng minh rằng mỗi nước đó đã gánh lấy hậu họa. Và ít nhất là bốn nước trong số này—Phi-li-tin, Mô-áp, Am-môn và Ê-đôm—cuối cùng không còn nữa!
9. Dân cư xứ Giu-đa đáng bị gì, và tại sao?
A-mốt 2:4 nói: “Vì chúng nó đã bỏ luật-pháp của Đức Giê-hô-va”. Đức Giê-hô-va không xem nhẹ việc cố ý coi thường Luật Pháp của Ngài. Theo A-mốt 2:5, Ngài báo trước: “Ta sẽ sai lửa đến trên Giu-đa, nó sẽ thiêu-nuốt những đền-đài của Giê-ru-sa-lem”.
9 Lời tiên tri của A-mốt kế đến hướng chúng ta đến nước thứ bảy—quê nhà của ông tại Giu-đa. Những người trong vương quốc Y-sơ-ra-ên ở phía bắc có thể đã ngạc nhiên khi nghe A-mốt công bố sự phán xét trên vương quốc Giu-đa. Tại sao dân cư Giu-đa đáng bị kết án?10. Tại sao Giu-đa không thể thoát được tai họa?
10 Nước Giu-đa bất trung không thể thoát khỏi tai họa sắp đến. Đây là lần thứ bảy Đức Giê-hô-va nói: “Ta không xây-bỏ án-phạt khỏi nó”. (A-mốt 2:4) Giu-đa đã chịu trừng phạt như được báo trước khi bị người Ba-by-lôn tàn phá vào năm 607 TCN. Một lần nữa chúng ta thấy rằng người ác không thể thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời.
11-13. A-mốt chủ yếu tiên tri sự phán xét trên nước nào, và có sự áp bức nào ở đó?
11 Nhà tiên tri A-mốt vừa công bố xong sự phán xét của Đức Giê-hô-va trên bảy nước. Tuy nhiên, nếu ai nghĩ rằng ông đã hoàn tất việc tiên tri, thì đã lầm. A-mốt còn nhiều điều nữa phải công bố! A-mốt được phái đi chủ yếu là để công bố thông điệp phán xét nghiêm khắc trên nước Y-sơ-ra-ên ở phía bắc. Và nước Y-sơ-ra-ên đáng bị Đức Chúa Trời kết án, vì tình trạng tôn giáo và luân lý của nước ấy sa sút đến mức tồi tệ.
12 Việc tiên tri của A-mốt phơi bày tình trạng áp bức đang lan tràn trong nước Y-sơ-ra-ên. Về phương diện này, A-mốt 2:6, 7 nói: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội-ác của Y-sơ-ra-ên đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây-bỏ án-phạt khỏi nó; vì chúng nó đã bán người công-bình lấy bạc, bán kẻ nghèo lấy một đôi dép. Chúng nó cũng tham cả đến bụi-đất trên đầu người nghèo-khó, và làm cong đường của kẻ nhu-mì”.
13 Người công bình bị bán để “lấy bạc”, có lẽ điều này nghĩa là các quan xét kết án người vô tội vì đã nhận của hối lộ bằng bạc. Những chủ nợ bán người nghèo vào vòng nô lệ với giá “một đôi dép”, có lẽ chỉ vì một món nợ nhỏ nhoi nào đó. Những kẻ vô tâm “tham”, tức ráng tìm cách làm cho “người nghèo-khó” lâm vào tình trạng tệ hại đến nỗi rải bụi đất trên đầu mình, biểu lộ sự đau khổ, than khóc, hoặc tủi nhục. Sự tham nhũng tràn lan đến nỗi “kẻ nhu-mì” không thể nào hy vọng tìm được công lý.
14. Ai bị bạc đãi trong vương quốc Y-sơ-ra-ên gồm mười chi phái?
14 Hãy lưu ý ai là những người bị bạc đãi.
Đó là những người dân công bình, nghèo khó và nhu mì trong xứ. Giao ước Luật Pháp của Đức Giê-hô-va với dân Y-sơ-ra-ên đòi hỏi họ phải biểu lộ lòng thương xót đối với những người cô thế và nghèo khó. Thế nhưng, đối với những người ở trong lãnh thổ của vương quốc Y-sơ-ra-ên mười chi phái, tình trạng thật quá sức tồi tệ.“Khá sửa-soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi”
15, 16. (a) Tại sao dân Y-sơ-ra-ên được cảnh báo: “Khá sửa-soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi”? (b) Làm thế nào A-mốt 9:1, 2 cho thấy rằng kẻ ác không thể thoát khỏi sự trừng phạt của Đức Chúa Trời? (c) Điều gì đã xảy ra cho vương quốc Y-sơ-ra-ên gồm mười chi phái vào năm 740 TCN?
15 Vì sự vô luân và các tội lỗi khác lan tràn ở Y-sơ-ra-ên, nhà tiên tri A-mốt có lý do chính đáng để cảnh báo nước bạo nghịch này: “Khá sửa-soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi”. (A-mốt 4:12) Y-sơ-ra-ên bất trung không thể thoát khỏi sự phán xét sắp đến của Đức Chúa Trời vì lần thứ tám, Đức Giê-hô-va tuyên bố: “Ta không xây-bỏ án-phạt khỏi nó”. (A-mốt 2:6) Nói về những kẻ có tội cố tìm nơi ẩn nấp, Đức Chúa Trời nói: “Không một người nào trốn được, không một người nào lánh khỏi. Dầu chúng nó đào đến Âm-phủ, tay ta cũng sẽ móc chúng nó ra; dầu chúng nó trèo lên trên trời, ta cũng sẽ làm cho chúng nó từ đó xuống”.—A-mốt 9:1, 2.
16 Kẻ ác không thể trốn khỏi sự trừng phạt của Đức Giê-hô-va bằng cách đào “đến Âm-phủ”, có nghĩa bóng là cố trốn ở những nơi sâu nhất trong lòng đất. Họ cũng không thoát khỏi sự trừng phạt của Đức Chúa Trời bằng cách trèo “lên trên trời”, tức là ráng tìm nơi trú ẩn trên các ngọn núi cao. Lời cảnh cáo của Đức Giê-hô-va thật rõ ràng: Không một nơi ẩn náu nào nằm ngoài tầm tay của Ngài. Sự công chính của Đức Chúa Trời đòi hỏi vương quốc Y-sơ-ra-ên phải chịu trách nhiệm về những việc làm gian ác của mình. Và thời điểm đó thật đã đến. Vào năm 740 TCN—khoảng 60 năm sau khi A-mốt ghi lại lời tiên tri—vương quốc Y-sơ-ra-ên ở phía bắc rơi vào tay người A-si-ri.
Sự phán xét của Đức Chúa Trời có chọn lọc
17, 18. A-mốt chương 9 cho thấy gì về lòng thương xót của Đức Chúa Trời?
17 Lời tiên tri của A-mốt đã giúp chúng ta thấy sự phán xét của Đức Chúa Trời luôn luôn thích đáng và không thể thoát khỏi. Nhưng sách A-mốt cũng cho thấy rằng sự phán xét của Đức Giê-hô-va có chọn lọc. Đức Giê-hô-va có thể tìm ra và trừng phạt kẻ ác ở bất cứ nơi nào mà chúng lẩn trốn. Ngài cũng có thể tìm được những người biết ăn năn và ngay thẳng—những người sẽ được Ngài thương xót. Điểm này được làm nổi bật một cách tuyệt vời trong chương cuối của sách A-mốt.
18 Theo A-mốt chương 9, câu 8, Đức Giê-hô-va nói: “Ta sẽ không diệt sạch nhà Gia-cốp”. Như ghi trong câu 13 đến 15, Đức Giê-hô-va hứa Ngài sẽ “đem phu-tù” là dân Ngài trở về. Họ sẽ được thương xót đồng thời vui hưởng sự bình yên và thịnh vượng. “Kẻ cày sẽ theo kịp kẻ gặt”, Đức Giê-hô-va đã hứa. Hãy thử tưởng tượng điều ấy—mùa gặt quá dư dật đến nỗi vụ mùa vẫn chưa thu hoạch xong mà đã đến lúc phải cày và gieo hạt cho mùa tới!
19. Điều gì xảy ra cho một số người còn sót lại thuộc Y-sơ-ra-ên và Giu-đa?
A-mốt chương 9 được ứng nghiệm khi một số người biết ăn năn còn sót lại của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa trở về từ chốn lưu đày ở Ba-by-lôn vào năm 537 TCN. Trở về quê hương yêu dấu của mình, họ khôi phục sự thờ phượng thanh sạch. Họ cũng xây lại nhà của mình và trồng vườn nho cùng vườn tược trong sự bình yên.
19 Có thể nói rằng việc Đức Giê-hô-va kết án kẻ ác trong cả Giu-đa và Y-sơ-ra-ên là sự phán xét có chọn lọc vì những người biết ăn năn và có lòng hướng thiện thì được thương xót. Lời tiên tri về sự phục hưng ghi nơiNgày phán xét của Đức Giê-hô-va sẽ đến!
20. Việc xem xét những thông điệp phán xét do A-mốt công bố bảo đảm với chúng ta điều gì?
20 Việc xem xét thông điệp phán xét của Đức Chúa Trời do A-mốt rao truyền hẳn làm chúng ta tin chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ kết liễu sự gian ác trong thời của chúng ta. Tại sao chúng ta có thể tin điều đó? Thứ nhất, các thí dụ này về cách Đức Chúa Trời xử sự với kẻ ác trong quá khứ cho thấy cách Ngài sẽ hành động trong thời kỳ của chúng ta. Thứ hai, việc Đức Chúa Trời trừng phạt nước Y-sơ-ra-ên bội đạo bảo đảm rằng Ngài sẽ hủy diệt khối đạo xưng theo Đấng Christ, thành phần đáng bị chê trách nhất của “Ba-by-lôn lớn”, đế quốc tôn giáo giả thế giới.—Khải-huyền 18:2.
21. Tại sao khối đạo xưng theo Đấng Christ đáng bị Đức Chúa Trời kết án?
21 Chắc chắn, các đạo xưng theo Đấng Christ đáng bị Đức Chúa Trời kết án. Tình trạng tồi tệ về mặt luân lý và tôn giáo của khối đạo này thật quá rõ ràng. Các đạo xưng theo Đấng Christ—và phần còn lại của thế gian Sa-tan—đáng bị Đức Giê-hô-va phán xét. Và họ cũng không thể thoát khỏi được, vì khi đến ngày phán xét, những lời của A-mốt chương 9, câu 1 sẽ ứng nghiệm: “Không một người nào trốn được, không một người nào lánh khỏi”. Đúng vậy, dù kẻ ác trốn nơi nào, Đức Giê-hô-va cũng sẽ tìm ra.
22. Những điểm nào về sự phán xét của Đức Chúa Trời được nêu rõ nơi 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:6-8?
22 Sự phán xét của Đức Chúa Trời luôn luôn thích đáng, không thể thoát khỏi, và có chọn lọc. Điều này được thấy rõ qua lời của sứ đồ Phao-lô: “Theo sự công-bình Đức Chúa Trời, thì ắt là Ngài lấy điều khổ báo những kẻ làm khổ anh em, và cho anh em, là kẻ chịu khổ, được nghỉ-ngơi với chúng tôi, trong khi Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên-sứ của quyền-phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo-thù những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời, và không vâng-phục Tin-lành của Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta”. (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:6-8) “Theo sự công-bình của Đức Chúa Trời” thì Ngài ắt sẽ trả báo những kẻ đáng bị kết án vì đã làm khổ những người xức dầu của Ngài. Không thể nào thoát được sự phán xét đó, vì kẻ ác sẽ không sống sót khi “Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên-sứ của quyền-phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng”. Sự phán xét của Đức Chúa Trời cũng sẽ chọn lọc vì Chúa Giê-su sẽ báo thù “những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời, và không vâng-phục Tin-lành”. Và việc phán xét của Đức Chúa Trời sẽ mang lại an ủi cho những người tin kính đã chịu khổ.
Hy vọng cho người ngay thẳng
23. Có thể rút ra hy vọng và sự an ủi nào trong sách A-mốt?
23 Lời tiên tri của A-mốt chứa đựng một thông điệp tuyệt vời về hy vọng và sự an ủi cho những người có lòng hướng thiện. Như báo trước trong sách A-mốt, Đức Giê-hô-va đã không hủy diệt hết dân Ngài thời xưa. Cuối cùng Ngài đã thu nhóm những người Y-sơ-ra-ên và Giu-đa bị lưu đày, đem họ về quê hương rồi ban cho họ sự bình yên và thịnh vượng dư dật. Điều này có nghĩa gì cho thời của chúng ta? Chúng ta có thể tin chắc rằng đến ngày phán xét, Đức Giê-hô-va sẽ tìm ra kẻ ác ở bất cứ nơi nào chúng lẩn trốn và sẽ tìm ra những người Ngài xem là đáng được thương xót dù họ sống ở đâu trên đất này.
24. Các tôi tớ thời nay của Đức Giê-hô-va được ban cho những ân phước nào?
Công-vụ 13:48) Đúng vậy, chúng ta muốn giúp thật nhiều người để họ được dự phần trong sự thịnh vượng thiêng liêng mà chúng ta hiện đang vui hưởng. Và chúng ta muốn họ sống sót khi Đức Chúa Trời trừng phạt kẻ ác trong một ngày gần đây. Dĩ nhiên, để được hưởng những ân phước này, chúng ta phải có tấm lòng đúng đắn. Như chúng ta sẽ thấy trong bài kế tiếp, điều đó cũng được làm nổi bật trong lời tiên tri của A-mốt.
24 Trong khi chờ đợi ngày Đức Giê-hô-va trừng phạt kẻ ác, chúng ta là các tôi tớ trung thành của Ngài nghiệm được điều gì? Chúng ta đang được Đức Giê-hô-va ban cho sự hưng thịnh tràn trề về thiêng liêng. Chúng ta vui hưởng một lối thờ phượng không có sự dối trá và bóp méo bắt nguồn từ những dạy dỗ sai lầm của các đạo xưng theo Đấng Christ. Đức Giê-hô-va cũng ban cho chúng ta thức ăn thiêng liêng dư dật. Dù vậy, hãy nhớ rằng: Những ân phước dồi dào đến từ Đức Giê-hô-va kèm theo một trọng trách. Đức Giê-hô-va đòi hỏi chúng ta phải cảnh báo người khác về sự phán xét sắp đến. Chúng ta mong muốn làm hết sức mình để tìm kiếm những người có lòng hướng thiện đáng được hưởng sự sống đời đời. (Bạn trả lời ra sao?
• Lời tiên tri của A-mốt cho thấy sự phán xét của Đức Giê-hô-va luôn luôn thích đáng như thế nào?
• A-mốt đưa ra bằng chứng nào cho thấy không sao thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời?
• Làm thế nào sách A-mốt cho thấy sự phán xét của Đức Chúa Trời có chọn lọc?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 16, 17]
Vương quốc Y-sơ-ra-ên đã không thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời
[Hình nơi trang 18]
Năm 537 TCN, một nhóm người Y-sơ-ra-ên và Giu-đa còn sót lại trở về sau khi bị lưu đày ở Ba-by-lôn