Các tôi tớ hạnh phúc của Đức Giê-hô-va
Các tôi tớ hạnh phúc của Đức Giê-hô-va
“Phước cho những người có ý thức về nhu cầu thiêng liêng”.—MA-THI-Ơ 5:3, NW.
1. Hạnh phúc thật là gì, và nó phản ánh điều gì?
HẠNH PHÚC là điều dân Đức Giê-hô-va rất trân trọng gìn giữ. Người viết Thi-thiên là Đa-vít tuyên bố: “Phước cho dân nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình!” (Thi-thiên 144:15) Hạnh phúc là trạng thái sung sướng. Niềm hạnh phúc sâu sắc nhất đến từ nhận thức chúng ta được Đức Giê-hô-va ban phước. (Châm-ngôn 10:22) Niềm hạnh phúc như thế phản ánh mối quan hệ mật thiết với Cha trên trời và sự hiểu biết là chúng ta đang làm theo ý muốn Ngài. (Thi-thiên 112:1; 119:1, 2) Điều đáng chú ý là Chúa Giê-su nêu ra chín lý do mà nhờ đó chúng ta có thể hạnh phúc. Xem xét những lý do này, tức các mối phúc, trong bài này và bài sau sẽ giúp chúng ta biết được mình có thể hạnh phúc như thế nào nếu trung thành phụng sự Đức Giê-hô-va, “Đức Chúa Trời hạnh-phước”.—1 Ti-mô-thê 1:11.
Nhận thức nhu cầu thiêng liêng
2. Vào dịp nào Chúa Giê-su đã giảng về hạnh phúc, và ngài mở đầu như thế nào?
2 Năm 31 CN, Chúa Giê-su diễn giảng một trong những bài nổi tiếng nhất từ trước tới nay. Bài đó được gọi là Bài Giảng trên Núi vì Chúa Giê-su giảng trên sườn núi nhìn ra Biển Ga-li-lê. Sách Phúc Âm Ma-thi-ơ tường thuật: “Đức Chúa Jêsus xem thấy đoàn dân đông, bèn lên núi kia; khi Ngài đã ngồi, thì các môn-đồ đến gần. Ngài bèn mở miệng mà truyền-dạy rằng: Phước cho những kẻ có lòng khó-khăn [“có ý thức về nhu cầu thiêng Ma-thi-ơ 5:1-3; Bản Dịch Mới) Bản Nguyễn Thế Thuấn ghi: “Phúc cho những kẻ có tinh thần khó nghèo”.
liêng”, “NW”], vì nước thiên-đàng là của những kẻ ấy!” (Chúng tôi viết nghiêng). Theo những cách dịch sát khác, lời mở đầu của Chúa Giê-su ghi rằng: “Phước cho người nghèo khổ trong tâm linh”. (3. Tính khiêm nhường giúp chúng ta hạnh phúc như thế nào?
3 Trong bài giảng nơi sườn núi, Chúa Giê-su cho thấy rằng một người sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu nhận thức được nhu cầu thiêng liêng. Nhận thức rõ tình trạng tội lỗi của mình, các tín đồ Đấng Christ khiêm nhường cầu xin Đức Giê-hô-va tha tội dựa trên căn bản sự hy sinh làm giá chuộc của Đấng Christ. (1 Giăng 1:9) Nhờ thế họ tìm được sự bình an nội tâm và hạnh phúc thật. “Phước thay cho người nào được tha sự vi-phạm mình, được khỏa-lấp tội-lỗi mình!”—Thi-thiên 32:1; 119:165.
4. (a) Qua những cách nào chúng ta có thể cho thấy mình nhận thức nhu cầu thiêng liêng của mình và của người khác? (b) Điều gì giúp chúng ta hạnh phúc hơn khi có ý thức về nhu cầu thiêng liêng?
4 Việc nhận thức nhu cầu thiêng liêng thúc đẩy chúng ta đọc Kinh Thánh hàng ngày, hấp thu thức ăn thiêng liêng do “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” phân phát “đúng giờ”, và đều đặn tham dự các buổi họp của đạo Đấng Christ. (Ma-thi-ơ 24:45; Thi-thiên 1:1, 2; 119:111; Hê-bơ-rơ 10:25) Lòng yêu thương người đồng loại khiến chúng ta nhận thức nhu cầu thiêng liêng của người khác và sốt sắng giảng dạy tin mừng về Nước Trời. (Mác 13:10; Rô-ma 1:14-16) Chia sẻ những lẽ thật Kinh Thánh với người khác đem lại hạnh phúc cho chúng ta. (Công-vụ 20:20, 35) Niềm hạnh phúc của chúng ta càng sâu sắc hơn khi suy ngẫm về hy vọng tuyệt diệu về Nước Trời và các ân phước mà Nước Trời sẽ đem lại. Đối với “bầy nhỏ” các tín đồ được xức dầu, hy vọng về Nước Trời đem lại sự sống bất diệt trên trời với tư cách các thành viên thuộc chính phủ Nước Trời của Đấng Christ. (Lu-ca 12:32; 1 Cô-rinh-tô 15:50, 54) Đối với các “chiên khác” thì có nghĩa là được sống đời đời trên địa đàng dưới sự cai trị của Nước Trời.—Giăng 10:16; Thi-thiên 37:11; Ma-thi-ơ 25:34, 46.
Người than khóc có thể hạnh phúc như thế nào?
5. (a) Cụm từ “những kẻ than-khóc” hàm ý gì? (b) Những người than khóc đó được an ủi như thế nào?
5 Lời giảng của Chúa Giê-su về mối phúc kế tiếp dường như mâu thuẫn. Ngài nói: “Phước cho những kẻ than-khóc, vì sẽ được yên-ủi!” (Ma-thi-ơ 5:4) Làm sao một người có thể than khóc đồng thời lại hạnh phúc? Để hiểu được ý của Chúa Giê-su, chúng ta cần xem xét ngài nói về sự than khóc nào. Môn đồ Gia-cơ giải thích rằng tình trạng tội lỗi của chúng ta là một lý do để than khóc. Ông viết: “Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi; hãy cảm-biết sự khốn-nạn mình, hãy đau-thương khóc-lóc; hãy đổi cười ra khóc, đổi vui ra buồn. Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên”. (Gia-cơ 4:8-10) Những ai thật sự buồn rầu về tình trạng tội lỗi của mình thì được an ủi khi biết rằng tội lỗi họ có thể được tha thứ nếu họ thực hành đức tin nơi sự hy sinh làm giá chuộc của Đấng Christ và biểu lộ lòng hối cải thật sự bằng cách làm theo ý muốn Đức Giê-hô-va. (Giăng 3:16; 2 Cô-rinh-tô 7:9, 10) Nhờ đó họ có được mối quan hệ quý báu với Đức Giê-hô-va và niềm hy vọng sống đời đời để phụng sự và ca ngợi Ngài. Điều này mang lại cho họ niềm hạnh phúc sâu sắc trong lòng.—Rô-ma 4:7, 8.
6. Một số than khóc theo nghĩa nào, và họ được an ủi ra sao?
6 Lời của Chúa Giê-su cũng bao hàm Ê-sai 61:1, 2: “Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin-lành cho kẻ khiêm-nhường. Ngài đã sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng,... đặng yên-ủi mọi kẻ buồn-rầu”. Sứ mệnh đó cũng áp dụng cho những tín đồ Đấng Christ được xức dầu hiện còn trên đất, và họ thi hành với sự giúp đỡ của các anh em đồng đạo thuộc lớp “chiên khác”. Tất cả đều tham gia công việc “ghi dấu trên trán những người nào than-thở khóc-lóc về mọi sự gớm-ghiếc đã phạm giữa thành nầy [tức Giê-ru-sa-lem bội đạo, tượng trưng cho khối đạo xưng theo Đấng Christ]”. (Ê-xê-chi-ên 9:4) Những người than khóc đó được an ủi bởi ‘tin-lành về nước Đức Chúa Trời’. (Ma-thi-ơ 24:14) Họ vui mừng biết được rằng hệ thống gian ác của Sa-tan sắp được thay thế bằng thế giới mới công bình của Đức Giê-hô-va.
những ai than khóc vì tình trạng ghê tởm phổ biến khắp đất. Chúa Giê-su áp dụng cho chính mình lời tiên tri nơiPhước cho những người nhu mì
7. Từ “nhu-mì” không có nghĩa gì?
7 Trong Bài Giảng trên Núi, Chúa Giê-su nói tiếp: “Phước cho những kẻ nhu-mì, vì sẽ hưởng được đất!” (Ma-thi-ơ 5:5) Tính nhu mì, hay ôn hòa mềm mại, đôi khi bị xem là yếu đuối nhu nhược. Nhưng thật ra thì không phải vậy. Giải thích ý nghĩa của từ dịch là “nhu-mì”, một học giả Kinh Thánh viết: “Đặc điểm tốt đẹp nhất của người [nhu mì] là người đó hoàn toàn tự chủ. Tính nhu mì không phải là sự dịu dàng yếu đuối, trìu mến ủy mị, trầm lặng thụ động, mà là nghị lực có kiểm soát”. Chúa Giê-su nói về mình: “Ta có lòng nhu-mì, khiêm-nhường”. (Ma-thi-ơ 11:29) Song Chúa Giê-su can đảm bênh vực nguyên tắc công bình.—Ma-thi-ơ 21:12, 13; 23:13-33.
8. Tính nhu mì liên hệ chặt chẽ với đức tính nào, và tại sao chúng ta cần đức tính này trong quan hệ với người khác?
8 Vậy tính nhu mì mềm mại liên hệ chặt chẽ với tính tiết độ tức tự chủ. Thật vậy, hai đức tính này được sứ đồ Phao-lô liệt kê liền với nhau khi nêu ra “trái của Thánh-Linh”. (Ga-la-ti 5:22) Tính nhu mì phải được vun trồng với sự giúp đỡ của thánh linh. Đó là đức tính giúp tín đồ Đấng Christ hòa thuận với người ngoài và với anh em trong hội thánh. Phao-lô viết: “Hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhân-từ, khiêm-nhượng, mềm-mại, nhịn-nhục,... hãy nhường-nhịn nhau và tha-thứ nhau”.—Cô-lô-se 3:12, 13.
9. (a) Tại sao tính nhu mì không chỉ giới hạn trong quan hệ với người khác? (b) Người nhu mì “hưởng được đất” như thế nào?
9 Tính nhu mì, tuy nhiên, không chỉ giới hạn trong quan hệ với người khác. Khi sẵn sàng phục tùng quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va, chúng ta cho thấy mình nhu mì. Gương chính yếu về phương diện này là Chúa Giê-su Christ; lúc còn ở trên đất ngài đã thể hiện tính nhu mì và hoàn toàn phục tùng ý muốn của Cha ngài. (Giăng 5:19, 30) Chúa Giê-su là đấng chủ yếu được thừa hưởng đất, vì ngài là đấng cai trị được bổ nhiệm. (Thi-thiên 2:6-8; Đa-ni-ên 7:13, 14) Ngài chia sẻ di sản này với 144.000 người “đồng kế-tự”, được chọn từ “trong loài người” để “trị-vì trên mặt đất”. (Rô-ma 8:17; Khải-huyền 5:9, 10; 14:1, 3, 4; Đa-ni-ên 7:27) Đấng Christ và những người đó sẽ cùng cai trị hàng triệu người cả nam lẫn nữ có tính như chiên; lời Thi-thiên có tính cách tiên tri sẽ được ứng nghiệm về họ mang lại sự vui mừng: “Người hiền-từ sẽ nhận được đất làm cơ-nghiệp, và được khoái-lạc về bình-yên dư-dật”.—Thi-thiên 37:11; Ma-thi-ơ 25:33, 34, 46.
Phước cho những người đói khát sự công bình
10. Những người “đói khát sự công-bình” có thể được “no-đủ” bằng cách nào?
10 Mối phúc kế tiếp mà Chúa Giê-su nêu ra khi giảng dạy nơi sườn núi ở Ga-li-lê là: “Phước cho những kẻ đói khát sự công-bình, vì sẽ được no-đủ!” (Ma-thi-ơ 5:6) Đối với tín đồ Đấng Christ, Đức Giê-hô-va là Đấng đặt ra tiêu chuẩn về sự công bình. Vì thế, những ai đói khát sự công bình trên thực tế họ đói khát sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Những người này biết rất rõ tình trạng tội lỗi, bất toàn của mình và mong mỏi có được vị thế mà Đức Giê-hô-va chấp nhận. Họ vui mừng xiết bao khi học biết từ Lời Đức Chúa Trời rằng nếu hối cải và tìm sự tha tội dựa trên sự hy sinh làm giá chuộc của Đấng Christ, họ có triển vọng đạt được vị thế công bình trước mắt Đức Chúa Trời!—Công-vụ 2:38; 10:43; 13:38, 39; Rô-ma 5:19.
11, 12. (a) Làm thế nào các tín đồ xức dầu đạt tới sự công bình? (b) Lòng khao khát sự công bình của những bạn đồng đạo của lớp người xức dầu được thỏa mãn như thế nào?
11 Chúa Giê-su nói rằng những người đó sẽ có phước vì được “thỏa mãn”. (Ma-thi-ơ 5:6, Bản Diễn Ý) Những tín đồ được xức dầu để đồng “cai-trị” với Đấng Christ ở trên trời thì được “sự xưng công-bình, là sự ban sự sống”. (Rô-ma 5:1, 9, 16-18) Đức Giê-hô-va nhận họ là con cái thiêng liêng. Họ trở thành những người đồng kế tự với Đấng Christ, được kêu gọi để làm vua và thầy tế lễ trong chính phủ Nước ở trên trời.—Giăng 3:3; 1 Phi-e-rơ 2:9.
12 Những bạn đồng đạo của lớp người xức dầu thì chưa được xưng công bình để sống Gia-cơ 2:22-25; Khải-huyền 7:9, 10) Họ được xem là công bình với tư cách bạn Đức Giê-hô-va, có triển vọng được giải thoát khi “cơn đại-nạn” xảy ra. (Khải-huyền 7:14) Lòng khao khát của họ về sự công bình cũng sẽ được thỏa mãn thêm khi, dưới sự cai trị của “trời mới”, họ trở thành thần dân của đất mới, “nơi sự công-bình ăn-ở”.—2 Phi-e-rơ 3:13; Thi-thiên 37:29.
vĩnh viễn. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va xem họ là công bình ở một mức nào đó qua đức tin họ thể hiện nơi huyết đã đổ ra của Chúa Giê-su. (Phước cho những người hay thương xót
13, 14. Chúng ta nên tỏ lòng thương xót qua những cách thực tế nào, và điều đó mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
13 Tiếp tục Bài Giảng trên Núi, Chúa Giê-su nói: “Phước cho những kẻ hay thương-xót, vì sẽ được thương-xót!” (Ma-thi-ơ 5:7) Về phương diện pháp lý, lòng thương xót được hiểu là sự khoan dung của quan tòa khi ông quyết định không bắt tội nhân phải chịu tất cả hình phạt mà luật pháp quy định. Tuy nhiên, như dùng trong Kinh Thánh, những từ gốc dịch là “thương-xót” chủ yếu nói đến sự biểu lộ lòng quan tâm nhân từ hoặc thương hại để cứu giúp người bất hạnh. Vì thế, những người hay thương xót thì tích cực biểu lộ lòng trắc ẩn. Minh họa của Chúa Giê-su về người Sa-ma-ri nhân lành đưa ra một gương tốt về việc “lấy lòng thương-xót đãi” người gặp khó khăn.—Lu-ca 10:29-37.
14 Để cảm nhận niềm hạnh phúc do lòng thương xót mang lại, chúng ta cần tích cực thực hiện những việc làm nhân từ đối với những ai gặp khó khăn. (Ga-la-ti 6:10) Chúa Giê-su có lòng trắc ẩn đối với những người ngài thấy. “Ngài động lòng thương-xót đến [họ], vì như chiên không có người chăn; Ngài bèn khởi-sự dạy-dỗ họ nhiều điều”. (Mác 6:34) Chúa Giê-su hiểu rõ nhu cầu lớn nhất của loài người là nhu cầu thiêng liêng. Chúng ta cũng có thể tỏ lòng trắc ẩn và thương xót bằng cách chia sẻ với người khác điều họ cần nhất—đó là ‘tin-lành về nước Đức Chúa Trời’. (Ma-thi-ơ 24:14) Chúng ta cũng có thể đề nghị làm những điều thực tế để giúp các anh chị lớn tuổi, người góa bụa, cũng như trẻ mồ côi và “yên-ủi những kẻ ngã lòng”. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:14; Châm-ngôn 12:25; Gia-cơ 1:27) Điều này chẳng những mang lại hạnh phúc cho chúng ta, mà nhờ đó chúng ta còn được Đức Giê-hô-va thương xót.—Công-vụ 20:35; Gia-cơ 2:13.
Có lòng trong sạch và làm cho người hòa thuận
15. Làm thế nào chúng ta có được lòng trong sạch và thể hiện tính thích hòa thuận?
15 Chúa Giê-su nêu ra mối phúc thứ sáu và thứ bảy như sau: “Phước cho những kẻ có lòng trong-sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời! Phước cho những kẻ làm cho người hòa-thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!” (Ma-thi-ơ 5:8, 9) Một tấm lòng trong sạch không những tốt đẹp về đạo đức mà còn thanh khiết về thiêng liêng và một mực trung thành với Đức Giê-hô-va. (1 Sử-ký 28:9; Thi-thiên 86:11) “Những kẻ làm cho người hòa-thuận” sống êm ấm với các anh em tín đồ Đấng Christ và, nếu có thể, với người lân cận. (Rô-ma 12:17-21) Họ “tìm sự hòa-bình mà đuổi theo”.—1 Phi-e-rơ 3:11.
16, 17. (a) Tại sao những người xức dầu được gọi là “con Đức Chúa Trời”, và làm sao họ “thấy Đức Chúa Trời”? (b) Làm thế nào các “chiên khác” “thấy Đức Chúa Trời”? (c) Bằng cách nào và khi nào, theo nghĩa đầy đủ nhất, các “chiên khác” trở thành “con Đức Chúa Trời”?
Rô-ma 8:14-17) Khi được sống lại ở trên trời với Đấng Christ, họ phụng sự trước sự hiện diện của Đức Giê-hô-va và thật sự thấy Ngài.—1 Giăng 3:1, 2; Khải-huyền 4:9-11.
16 Đối với những ai thích hòa thuận, có lòng trong sạch, thì có lời hứa rằng họ “sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời” và “sẽ thấy Đức Chúa Trời”. Các tín đồ xức dầu được thọ sinh bởi thánh linh và được Đức Giê-hô-va nhận làm “con” trong lúc còn ở trên đất. (17 Là những người ưa sự hòa thuận, các “chiên khác” phụng sự Đức Giê-hô-va dưới sự lãnh đạo của Đấng Chăn Hiền Lành là Chúa Giê-su Christ, ngài trở thành “Cha Đời đời” của họ. (Giăng 10:14, 16; Ê-sai 9:5) Những người vượt qua thử thách cuối cùng sau Triều Đại Một Ngàn Năm của Đấng Christ sẽ được nhận làm con trên đất của Đức Giê-hô-va và “dự phần trong sự tự-do vinh-hiển của con-cái Đức Chúa Trời”. (Rô-ma 8:21; Khải-huyền 20:7, 9) Trong lúc trông chờ điều này, họ gọi Đức Giê-hô-va là Cha, vì họ dâng đời sống mình cho Ngài, nhận biết Ngài là Đấng Ban Sự Sống. (Ê-sai 64:8) Như Gióp và Môi-se thời xưa, họ có thể “thấy Đức Chúa Trời” bằng con mắt đức tin. (Gióp 42:5; Hê-bơ-rơ 11:27) Bằng “con mắt của lòng” và qua sự hiểu biết chính xác về Đức Chúa Trời, họ thấy được những đức tính tuyệt diệu của Đức Giê-hô-va và cố gắng noi theo gương Ngài bằng cách làm theo ý Ngài.—Ê-phê-sô 1:18; Rô-ma 1:19, 20; 3 Giăng 11.
18. Theo bảy mối phúc đầu Chúa Giê-su nêu ra, ai tìm được hạnh phúc thật ngày nay?
18 Chúng ta đã thấy rằng những người có ý thức về nhu cầu thiêng liêng, người than khóc, người nhu mì, người đói khát sự công bình, người hay thương xót, người có lòng trong sạch, và người thích hòa thuận tìm được hạnh phúc thật trong việc phụng sự Đức Giê-hô-va. Song, những người này đã luôn bị chống đối, thậm chí bị ngược đãi. Điều này có làm họ mất hạnh phúc không? Câu hỏi này sẽ được xem xét trong bài sau.
Để ôn lại
• Hạnh phúc nào đến với những ai có ý thức về nhu cầu thiêng liêng?
• Những ai than khóc được an ủi qua những cách nào?
• Làm thế nào chúng ta tỏ lòng nhu mì?
• Tại sao chúng ta nên có lòng thương xót, trong sạch và làm cho người hòa thuận?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 10]
“Phước cho những người có ý thức về nhu cầu thiêng liêng”
[Các hình nơi trang 10]
“Phước cho những kẻ đói khát sự công-bình”
[Hình nơi trang 10]
“Phước cho những kẻ hay thương-xót”