“Hình-trạng thế-gian nầy qua đi”
“Hình-trạng thế-gian nầy qua đi”
“Tôi bảo nầy: Thì-giờ ngắn-ngủi”.—1 CÔ-RINH-TÔ 7:29.
1, 2. Bạn đã chứng kiến những biến đổi nào trong đời?
BẠN đã chứng kiến những biến đổi nào trong đời? Bạn có thể kể lại một số những biến đổi ấy không? Chẳng hạn như sự tiến bộ trong lĩnh vực y khoa. Nhờ công cuộc khảo cứu trong lĩnh vực ấy, tuổi thọ trung bình ở một số nước đã tăng từ dưới 50 năm vào đầu thế kỷ 20 cho đến hơn hẳn 70 năm ngày nay! Cũng hãy nghĩ đến những lợi ích mà máy thu thanh, truyền hình, điện thoại di động và máy fax mang lại khi sử dụng đúng cách. Không thể không nói đến những bước tiến trong lĩnh vực giáo dục, giao thông và nhân quyền; tất cả những tiến bộ này đã cải thiện đời sống hàng triệu người.
2 Dĩ nhiên, không phải tất cả các biến đổi đều tốt. Không thể bỏ qua ảnh hưởng tàn khốc vì mức độ tội ác tăng vọt, giá trị đạo đức suy đồi, nạn lạm dụng ma túy gia tăng, tỉ lệ ly dị tăng vọt, lạm phát vùn vụt và mối đe dọa ngày càng tăng của nạn khủng bố. Dù sao đi nữa, chắc bạn đồng ý với lời sứ đồ Phao-lô viết cách đây đã lâu: “Hình-trạng thế-gian nầy qua đi”.—1 Cô-rinh-tô 7:31.
3. Phao-lô muốn nói gì khi viết rằng “hình-trạng thế-gian nầy qua đi”?
3 Khi viết lời trên trong nguyên ngữ Hy Lạp, Phao-lô ví thế gian như một sân khấu. Những diễn viên trên sân khấu ấy—những thần tượng chính trị, tôn giáo và văn hóa—xuất hiện, diễn vai của mình rồi nhường sân khấu cho những người khác. Điều này đã diễn ra hàng thế kỷ. Ngày xưa, một triều đại có thể cai trị hàng thập kỷ—thậm chí hàng thế kỷ—và các biến đổi diễn ra chậm chạp. Ngày nay thì không như thế,
hướng phát triển của lịch sử có thể xoay chiều trong khoảng thời gian viên đạn của kẻ ám sát bắn trúng mục tiêu! Đúng thế, trong thời kỳ hỗn loạn này, chúng ta không biết ngày mai sẽ ra sao.4. (a) Tín đồ Đấng Christ cần có quan điểm thăng bằng nào về các biến cố trên thế giới? (b) Đâu là hai loại bằng chứng có sức thuyết phục mà chúng ta sẽ xem xét?
4 Nếu thế gian là sân khấu và các nhà lãnh đạo là diễn viên, thì tín đồ Đấng Christ là khán giả. * Tuy nhiên, vì “không thuộc về thế-gian” nên họ không quá bận tâm đến sự trình diễn hoặc ngay cả danh tính của các diễn viên. (Giăng 17:16) Trái lại, họ nóng lòng mong đợi những dấu hiệu cho thấy màn kịch đang đến hồi tột đỉnh—một sự kết thúc thảm khốc—vì họ biết rằng hệ thống này phải chấm dứt trước khi Đức Giê-hô-va mở ra một thế giới mới công bình chờ đợi đã lâu. * Vì vậy chúng ta hãy xem xét hai loại bằng chứng xác minh rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối cùng và thế giới mới sắp đến. Ấy là (1) niên đại trong Kinh Thánh và (2) tình trạng suy thoái trên thế giới.—Ma-thi-ơ 24:21; 2 Phi-e-rơ 3:13.
Cuối cùng điều bí ẩn đã được sáng tỏ!
5. “Các kỳ dân ngoại” là gì và tại sao đáng cho chúng ta chú ý?
5 Niên đại học là môn học về mối quan hệ giữa biến cố và thời gian. Chúa Giê-su nói về thời kỳ các nhà lãnh đạo thế giới sẽ chiếm địa vị chính trên sân khấu, không có sự can thiệp của Nước Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su gọi giai đoạn ấy là “các kỳ dân ngoại”. (Lu-ca 21:24) Vào cuối “các kỳ dân ngoại”, Nước trên trời của Đức Chúa Trời sẽ lên nắm quyền; Chúa Giê-su là Đấng Cai Trị chính đáng của nước ấy. Lúc đầu, Chúa Giê-su sẽ cai trị ‘giữa các kẻ thù nghịch’ ngài. (Thi-thiên 110:2) Kế đó, theo Đa-ni-ên 2:44, Nước Trời sẽ “đánh tan và hủy-diệt” hết các chính phủ con người và sẽ đứng đời đời.
6. “Các kỳ dân ngoại” bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu và chấm dứt khi nào?
6 Khi nào “các kỳ dân ngoại” chấm dứt và Nước Đức Chúa Trời bắt đầu cai trị? Lời giải đáp “đóng ấn cho đến kỳ cuối-cùng”, liên quan đến niên đại của Kinh Thánh. (Đa-ni-ên 12:9) Khi “kỳ” ấy đến gần, Đức Giê-hô-va đã sắp xếp để tỏ lộ lời giải đáp cho một nhóm những người khiêm nhường nghiên cứu Kinh Thánh. Nhờ thánh linh Đức Chúa Trời trợ giúp, họ nhận biết rằng “các kỳ dân ngoại” bắt đầu khi Giê-ru-sa-lem bị phá hủy vào năm 607 TCN và các “kỳ” ấy kéo dài 2.520 năm. Từ sự kiện này, họ tính ra rằng năm 1914 đánh dấu sự cuối cùng của “các kỳ dân ngoại”. Họ cũng nhận biết rằng năm 1914 là lúc khởi đầu giai đoạn cuối cùng của hệ thống này. Với tư cách là học viên Kinh Thánh, bạn có thể dùng Kinh Thánh để giải thích cách tính ra năm 1914 không? *
7. Những câu Kinh Thánh nào giúp chúng ta tính ra lúc khởi đầu, độ dài và lúc kết thúc của bảy kỳ đề cập trong sách Đa-ni-ên?
7 Trong sách Đa-ni-ên có ẩn chứa một đầu mối. Bởi lẽ Đức Giê-hô-va dùng Vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn để phá hủy Giê-ru-sa-lem vào lúc khởi đầu của “các kỳ” ấy vào năm 607 TCN, nên qua vua ấy Đức Giê-hô-va cho biết Ngài sẽ không can thiệp nhưng để cho các nước tiếp tục cai trị trong một giai đoạn tổng cộng là bảy kỳ tượng trưng. (Ê-xê-chi-ên 21:31, 32; Đa-ni-ên 4:16, 23-25) Bảy kỳ ấy dài bao lâu? Theo sách Khải-huyền 11:2, 3 và 12:6, 14, ba kỳ rưỡi kéo dài 1260 ngày. Do đó, bảy kỳ phải dài gấp đôi, tức 2.520 ngày. Có phải đến đó là hết không? Không, vì Đức Giê-hô-va cho nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên, người đương thời của Đa-ni-ên, một quy tắc để lí giải các kỳ tượng trưng ấy: ‘Ta định cho ngươi mỗi một ngày thay cho một năm’. (Ê-xê-chi-ên 4:6) Vì thế, bảy kỳ sẽ thật sự kéo dài 2.520 năm. Lấy năm 607 TCN làm khởi điểm và 2.520 năm làm độ dài, chúng ta có thể kết luận rằng các kỳ chấm dứt vào năm 1914.
“Kỳ cuối-cùng” được xác minh
8. Bạn có thể nêu lên những bằng chứng nào, cho thấy tình hình thế giới đã tồi tệ hơn kể từ năm 1914?
8 Các biến cố thế giới từ năm 1914 trở đi xác minh tính chính xác của sự hiểu biết dựa vào niên đại Kinh Thánh như đã nói trên. Chính Chúa Giê-su nói rằng chiến tranh, sự đói kém, dịch lệ sẽ đánh dấu giai đoạn kết liễu của hệ thống này. (Ma-thi-ơ 24:3-8; Khải-huyền 6:2-8) Chắc chắn lời ấy đã đúng kể từ năm 1914. Sứ đồ Phao-lô cho biết thêm chi tiết; ông viết rằng thái độ của người ta đối với nhau sẽ khác biệt thấy rõ so với trước kia. Sự việc xảy ra đúng y như lời ông miêu tả về các biến đổi mà tất cả chúng ta đều chứng kiến.—2 Ti-mô-thê 3:1-5.
9. Các nhà quan sát nói gì về tình trạng thế giới kể từ năm 1914?
9 Có thật là “hình-trạng thế-gian này qua đi”, tức biến đổi nhiều đến thế kể từ năm 1914 không? Trong sách Thế hệ 1914 (Anh ngữ), Giáo Sư Robert Wohl nhận định: “Những người trải qua cuộc chiến tranh ấy không thể trút bỏ ý tưởng là một thế giới đã chấm dứt và một thế giới khác bắt đầu kể từ tháng 8 năm 1914”. Xác minh điều này, Bác Sĩ Jorge A. Costa e Silva, giám đốc khoa bệnh tâm thần của Cơ Quan Y Tế Thế Giới viết: “Chúng ta sống trong thời kỳ có các biến đổi cực kỳ nhanh chóng; cuối cùng những biến đổi này gây ra lo lắng và căng thẳng ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại”. Bạn có nghiệm thấy điều ấy đúng không?
10. Kinh Thánh cho chúng ta biết nguyên nhân nào khiến tình trạng trên thế giới càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn?
10 Ai là thủ phạm gây ra tình trạng suy thoái trên thế giới? Khải-huyền 12:7-9 lật mặt nạ thủ phạm: “Có một cuộc chiến-đấu trên trời: Mi-chen [Chúa Giê-su Christ] và các sứ người tranh-chiến cùng con rồng [Sa-tan Ma-quỉ], rồng cũng cùng các sứ mình tranh-chiến lại; song chúng nó không thắng, và chẳng còn thấy nơi chúng nó ở trên trời nữa. Con rồng lớn đó bị quăng xuống,... dỗ-dành cả thiên-hạ”. Vậy Sa-tan Ma-quỉ là thủ phạm phá rối, và việc hắn bị quăng ra khỏi trời vào năm 1914 có nghĩa là “khốn-nạn cho đất và biển! Vì ma-quỉ biết thì-giờ mình còn chẳng bao nhiêu”.—Khải-huyền 12:10, 12.
Màn chót sẽ diễn ra như thế nào?
11. (a) Sa-tan sử dụng những phương pháp nào để lừa dối “cả thiên-hạ”? (b) Sứ đồ Phao-lô hướng sự chú ý đến nỗ lực đặc biệt nào của Sa-tan?
11 Vì biết sắp đến ngày tàn, kể từ năm 1914 Sa-tan càng ngày càng đẩy mạnh nỗ lực nhằm “dỗ-dành cả thiên-hạ”. Xưa nay vẫn là kẻ lừa dối đại tài, Sa-tan hoạt động trong hậu trường, 2 Ti-mô-thê 3:13; 1 Giăng 5:19) Một trong những mục tiêu của hắn là lừa dối nhân loại khiến họ tin rằng đường lối cai trị của hắn có thể mang lại hòa bình chân chính. Sự tuyên truyền của hắn nói chung đã thành công, vì người ta vẫn lạc quan mặc dù càng ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Sứ đồ Phao-lô tiên tri rằng ngay trước khi hệ thống này bị hủy diệt, sự tuyên truyền do Sa-tan giật dây sẽ bộc lộ một cách đáng chú ý. Ông viết: “Khi người ta sẽ nói rằng: Bình-hòa và yên-ổn, thì tai-họa thình-lình vụt đến, như sự đau-đớn xảy đến cho người đàn-bà có nghén”.—1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:3; Khải-huyền 16:13.
đưa những nhà lãnh đạo và cải cách của thế giới lên sân khấu trình diễn. (12. Có những nỗ lực nào đang tiến hành nhằm mang lại hòa bình trong thời chúng ta?
12 Trong những năm gần đây, các chính trị gia thường dùng từ ngữ “hòa bình và an ninh” để miêu tả những kế hoạch của con người. Thậm chí họ còn đặt tên cho năm 1986 là Năm Hòa Bình Quốc Tế, mặc dù năm ấy không xứng đáng với tên gọi như thế. Có phải những nỗ lực ấy của các nhà lãnh đạo thế giới là sự ứng nghiệm trọn vẹn câu 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:3 không, hay Phao-lô nói đến một biến cố nhất định có tầm mức nổi bật đến nỗi cuốn hút sự chú ý của thế giới?
13. Khi tiên tri về lời hô hào: “Hòa bình và an ninh!” và sự hủy diệt kèm theo sau, Phao-lô ví sự hủy diệt với điều gì và chúng ta có thể rút ra điều gì từ lời ví ấy?
13 Bởi lẽ các lời tiên tri của Kinh Thánh thường chỉ được hiểu trọn vẹn sau khi đã hoặc đang ứng nghiệm, nên chúng ta sẽ phải chờ xem. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sự hủy diệt thình lình vụt đến sau lời hô hào: “Hòa bình và an ninh!” được Phao-lô so sánh với cơn đau đẻ của người đàn bà có thai. Qua một giai đoạn khoảng chín tháng, người đàn bà càng ngày càng biết rõ bào thai đang phát triển trong bụng mình. Bà có thể nghe được nhịp tim hay cảm nhận các cử động của thai nhi. Thậm chí nó có thể đạp. Các dấu hiệu càng ngày càng trở nên rõ ràng hơn cho đến một ngày nọ bà cảm thấy đau nhói, báo hiệu điều hằng mong đợi đã đến—ngày chào đời của đứa bé. Do đó, bất luận sự tiên tri về lời hô hào: “Hòa bình và an ninh!” được ứng nghiệm như thế nào, nó sẽ đưa đến một biến cố thình lình và đau đớn, song cuối cùng lại là điều vui mừng—sự gian ác bị xóa bỏ và một thế giới mới bắt đầu.
14. Các biến cố tương lai sẽ diễn ra theo thứ tự tổng quát nào, đưa đến kết quả gì?
14 Đối với tín đồ trung thành của Đấng Christ quan sát từ bên lề thời cuộc, sự hủy diệt sắp đến sẽ gây sợ hãi. Trước tiên, các vua trên trái đất (thành phần chính trị trong tổ chức của Sa-tan) sẽ tấn công và tiêu diệt những người ủng hộ Ba-by-lôn Lớn (thành phần tôn giáo). (Khải-huyền 17:1, 15-18) Như thế, trong một biến chuyển li kì, vương quốc của Sa-tan sẽ tự chia rẽ; thành phần nọ tấn công thành phần kia, nhưng Sa-tan sẽ tỏ ra bất lực không thể ngăn chặn được điều ấy. (Ma-thi-ơ 12:25, 26) Đức Giê-hô-va sẽ đặt ý định vào lòng các vua trên trái đất để họ “làm theo ý-muốn Ngài”, nghĩa là diệt trừ khỏi trái đất thành phần tôn giáo, kẻ thù của Ngài. Sau khi tôn giáo giả bị tiêu diệt, Chúa Giê-su Christ sẽ thống lĩnh các thiên binh đè bẹp hoàn toàn những gì còn lại trong tổ chức của Sa-tan—thành phần chính trị và thương mại. Cuối cùng, chính Sa-tan cũng sẽ bị giam cầm. Lúc đó, màn hạ xuống, và vở kịch đã diễn ra từ lâu sẽ kết thúc.—Khải-huyền 16:14-16; 19:11-21; 20:1-3.
15, 16. Lời nhắc nhở về “thì-giờ ngắn-ngủi” phải có tác động thế nào đến đời sống chúng ta?
15 Khi nào tất cả những điều này xảy ra? Chúng ta không biết ngày hoặc giờ. (Ma-thi-ơ 24:36) Song chúng ta có biết rằng “thì-giờ ngắn-ngủi”. (1 Cô-rinh-tô 7:29) Vậy điều thiết yếu là chúng ta khôn ngoan sử dụng thì giờ còn lại. Như thế nào? Như sứ đồ Phao-lô giải thích, chúng ta phải “lợi-dụng thì-giờ”, rút bớt thì giờ làm những việc không thiết yếu để dùng vào những việc quan trọng hơn và làm cho ngày nào đáng ngày ấy. Lý do là gì? “Vì những ngày là xấu”. Vì ‘hiểu rõ ý-muốn Đức Giê-hô-va’ đối với chúng ta là thế nào, nên chúng ta sẽ không lãng phí chút thì giờ quý báu còn lại.—Ê-phê-sô 5:15-17; 1 Phi-e-rơ 4:1-4.
16 Việc biết rằng toàn thể hệ thống thế gian này sẽ chấm dứt nên ảnh hưởng thế nào đến cá nhân chúng ta? Sứ đồ Phi-e-rơ viết vì lợi ích của chúng ta: “Vì mọi vật đó phải tiêu-tán thì anh em đáng nên thánh và tin-kính trong mọi sự ăn-ở của mình là dường nào!” (2 Phi-e-rơ 3:11) Quả thật chúng ta phải là những người như thế biết bao! Để sống phù hợp với lời khuyên khôn ngoan của Phi-e-rơ, chúng ta cần (1) xem xét kỹ để chắc chắn rằng hạnh kiểm của mình là thánh thiện và (2) chắc chắn rằng các việc làm sốt sắng để phụng sự Đức Giê-hô-va luôn phản ánh lòng yêu thương sâu đậm đối với Ngài.
17. Tín đồ trung thành của Đấng Christ phải tiếp tục cảnh giác đề phòng cạm bẫy nào của Sa-tan?
17 Yêu thương Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không quyến luyến thế gian này vì những thứ quyến rũ trong đó. Vì những gì sắp xảy ra cho hệ thống này, chúng ta sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm nếu bị mê hoặc bởi sức quyến rũ và ảo ảnh của lối sống khoái lạc của thế gian. Mặc dù sống và làm việc trong thế gian, chúng ta phải nghe theo lời khuyên khôn ngoan là không dùng, theo nghĩa là không tận hưởng thế gian. (1 Cô-rinh-tô 7:31) Thật vậy, chúng ta phải hết sức đề phòng để khỏi bị sự tuyên truyền của thế gian lừa dối. Thế gian này sẽ không thể tìm ra giải pháp cho các vấn đề của con người. Nó sẽ không tiếp tục kéo dài vô hạn định. Tại sao chúng ta có thể chắc chắn như vậy? Bởi vì Lời Đức Chúa Trời nói thế: “Thế-gian với sự tham-dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”.—1 Giăng 2:17.
Tương lai tươi sáng sẽ đến!
18, 19. Bạn trông đợi những sự thay đổi nào trong thế giới mới, và tại sao không uổng công chờ đợi?
18 Chẳng bao lâu nữa, Đức Giê-hô-va sẽ hạ màn xuống sân khấu của Sa-tan và những kẻ ủng hộ hắn. Sau đó, những người trung thành sống sót sau sự kết liễu của hệ thống này, bắt tay vào việc thay đổi khung cảnh, một khung cảnh sẽ tồn tại mãi mãi. Không còn chiến tranh phá hoại khung cảnh ấy; Đức Chúa Trời sẽ “dẹp yên giặc cho đến đầu-cùng trái đất”. (Thi-thiên 46:9) “Sẽ có dư-dật ngũ-cốc trên đất” thay vì nạn thiếu thực phẩm. (Thi-thiên 72:16) Sẽ không còn các nhà tù, đồn cảnh sát, bệnh tật lây lan qua đường sinh dục, trùm buôn lậu ma túy, tòa án ly dị, các vụ xét xử vì phá sản và nạn khủng bố.—Thi-thiên 37:29; Ê-sai 33:24; Khải-huyền 21:3-5.
19 Mồ mả sẽ trống rỗng, và hàng tỉ người được sống lại—sẽ có nhiều người tham gia cảnh tượng ấy. Sẽ có sự vui mừng biết bao khi người thuộc thế hệ này đoàn tụ với thế hệ khác và khi những người thân yêu xa cách lâu ngày ôm chầm lấy nhau trong vòng tay ấm áp chân thành! Cuối cùng mọi người sống sẽ thờ phượng Đức Giê-hô-va. (Khải-huyền 5:13) Khi thay đổi xong khung cảnh, bức màn sẽ được kéo lên và địa đàng xuất hiện. Bạn có cảm nghĩ nào khi quan sát khung cảnh ấy? Chắc chắn bạn sẽ bất giác thốt lên: ‘Tôi trông mong cảnh này đã lâu, nhưng thật không uổng công chờ đợi!’
[Chú thích]
^ đ. 4 Trong văn cảnh khác, Phao-lô miêu tả tín đồ Đấng Christ được xức dầu là “làm trò cho thế-gian, thiên-sứ, loài người cùng xem”.—1 Cô-rinh-tô 4:9.
^ đ. 4 Thí dụ, muốn biết về danh tính của “vua phương bắc” đề cập nơi Đa-ni-ên 11:40, 44, 45, xem sách Hãy chú ý đến lời tiên tri của Đa-ni-ên!, trang 280, 281.
^ đ. 6 Chính Kinh Thánh cho biết Giê-ru-sa-lem sẽ thất thủ và người Do Thái bị lưu đày trong 70 năm; mãn hạn lưu đày họ hồi hương vào năm 537 TCN. (Giê-rê-mi 25:11, 12; Đa-ni-ên 9:1-3) Muốn biết chi tiết về “các kỳ dân ngoại”, xem trang 95-97 trong sách Reasoning From the Scriptures, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn trả lời thế nào?
• Lời sứ đồ Phao-lô về “hình-trạng thế-gian này qua đi” đã nghiệm đúng trong thời chúng ta như thế nào?
• Niên đại trong Kinh Thánh xác định thời điểm kết thúc của “các kỳ dân ngoại” như thế nào?
• Tình hình thay đổi trên thế giới xác minh như thế nào rằng năm 1914 đánh dấu lúc khởi đầu của “kỳ cuối-cùng”?
• Sự kiện “thì-giờ ngắn-ngủi” phải ảnh hưởng thế nào đến chúng ta?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 20]
Cuối cùng—điều bí ẩn đã được sáng tỏ!