Chúng ta sẽ bước theo danh Đức Giê-hô-va đời đời!
Chúng ta sẽ bước theo danh Đức Giê-hô-va đời đời!
“Chúng ta sẽ bước theo danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đời đời vô-cùng”.—MI-CHÊ 4:5.
1. Những thông điệp nào được ghi trong sách Mi-chê chương 3 đến 5?
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA có một thông điệp muốn nói với dân Ngài, và Ngài chọn Mi-chê làm nhà tiên tri của Ngài. Ngài có ý định ra tay hành phạt những kẻ phạm tội. Ngài sẽ trừng phạt dân Y-sơ-ra-ên về tội bội đạo. Tuy nhiên, thật đáng mừng là Đức Giê-hô-va sẽ ban phước cho những ai bước theo danh Ngài. Những thông điệp này vang lên trong sách tiên tri của Mi-chê từ chương 3 đến 5.
2, 3. (a) Những người lãnh đạo Y-sơ-ra-ên phải biểu lộ đức tính nào, nhưng thật ra họ làm gì? (b) Bạn giải thích thế nào hình thái tu từ dùng nơi Mi-chê 3:2, 3?
2 Nhà tiên tri của Đức Chúa Trời tuyên bố: “Các trưởng của Gia-cốp và các ngươi là kẻ cai-trị nhà Y-sơ-ra-ên, hãy nghe! Há chẳng phải các ngươi nên biết sự công-nghĩa sao?” Đúng vậy, đó là điều họ phải biết, nhưng thật sự họ đang làm gì? Mi-chê nói: “Các ngươi ghét điều lành, ưa điều dữ; lột da của những kẻ nầy và róc thịt trên xương chúng nó. Các ngươi ăn thịt của dân ta, lột lấy da và bẻ lấy xương, xé ra từng mảnh như sắm cho nồi, như là thịt ở trong chảo”.—Mi-chê 3:1-3.
3 Sao, những người lãnh đạo áp bức người nghèo, những người không có khả năng tự vệ! Những người nghe thông điệp của Mi-chê hiểu dễ dàng hình thái tu từ dùng ở đây. Khi làm thịt một con chiên bằng cách luộc, trước tiên người ta lột da và bẻ khớp. Đôi khi người ta bẻ xương để lấy tủy ra. Cả thịt lẫn xương được luộc trong một cái nồi lớn, như cái nồi Mi-chê nói đến. (Ê-xê-chi-ên 24:3-5, 10) Thật là một minh họa thích hợp về sự ngược đãi mà dân sự vào thời Mi-chê phải chịu dưới tay những người lãnh đạo gian ác!
Đức Giê-hô-va đòi hỏi chúng ta phải công bằng
4. Có sự tương phản nào giữa Đức Giê-hô-va và những người lãnh đạo Y-sơ-ra-ên?
4 Có một sự tương phản nổi bật giữa Đức Giê-hô-va, Đấng Chăn Chiên đầy yêu thương, và những người lãnh đạo Y-sơ-ra-ên. Vì không thực thi công lý, họ không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ bầy. Thay vì thế, họ ích kỷ bóc lột bầy chiên theo nghĩa bóng, tước đi công lý và đẩy chiên vào tình thế bị “lấy huyết”, như Mi-chê 3:10 ghi nhận. Chúng ta có thể học được gì qua tình trạng này?
5. Đức Giê-hô-va đòi hỏi gì nơi những người dẫn đầu trong vòng dân sự Ngài?
5 Đức Chúa Trời đòi hỏi những người dẫn đầu trong vòng dân sự Ngài phải thực thi công lý. Ngày nay, chúng ta thấy điều này được thực thi trong vòng các tôi tớ Đức Giê-hô-va. Hơn nữa, điều này cũng phù hợp với lời ghi nơi Ê-sai 32:1: “Nầy, sẽ có một vua lấy nghĩa trị-vì, các quan-trưởng lấy lẽ công-bình mà cai-trị”. Tuy nhiên, vào thời Mi-chê, chúng ta thấy gì? ‘Những người ghét điều lành, ưa điều dữ’ cứ mãi làm sai lệch công lý.
Lời cầu nguyện của ai được nhậm?
6, 7. Mi-chê 3:4 nêu bật điểm quan trọng nào?
6 Những người gian ác sống cùng thời với Mi-chê có thể mong đợi Đức Giê-hô-va ban ân huệ không? Dĩ nhiên là không! Mi-chê 3:4 nói: “Chúng nó sẽ kêu cùng Đức Giê-hô-va, nhưng Ngài không trả lời. Phải, Ngài sẽ giấu mặt khỏi chúng nó trong lúc ấy theo như những việc dữ chúng đã làm”. Câu này nêu bật một điểm rất quan trọng.
7 Đức Giê-hô-va sẽ không nhậm lời cầu nguyện của chúng ta nếu chúng ta thực hành tội lỗi. Chắc chắn là như thế nếu chúng ta sống một đời sống hai mặt, che giấu việc làm quấy trong khi làm ra vẻ trung thành phụng sự Đức Chúa Trời. Theo Thi-thiên 26:4, Đa-vít hát: “Tôi không ngồi chung cùng người dối-trá, cũng chẳng đi với kẻ giả-hình”. Đức Giê-hô-va lại càng không nhậm lời cầu nguyện của những người cố tình vi phạm Lời Ngài!
Được Thánh Linh Đức Chúa Trời ban sức
8. Tiên tri giả vào thời Mi-chê bị cảnh báo về điều gì?
8 Trong giới lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên về mặt thiêng liêng, có những thực hành thật tồi tệ! Tiên tri giả làm dân sự Đức Chúa Trời lầm lạc về thiêng liêng. Những người lãnh đạo tham lam rêu rao “Bình-an!” nhưng thật sự sửa soạn thánh chiến tấn công bất cứ ai không cho gì vào miệng họ. “Vì cớ đó,” Đức Giê-hô-va nói, “ban đêm sẽ ở trên các ngươi mà không có sự hiện-thấy; các ngươi sẽ ở trong tối-tăm mà không nói tiên-tri; mặt trời sẽ lặn trên các tiên-tri đó, và ban ngày sẽ tối đi chung-quanh họ. Những kẻ tiên-kiến sẽ phải xấu-hổ, và những kẻ tiên-tri sẽ bị nhuốc-nhơ. Hết thảy đều che môi lại [“trùm lấy râu”, Nguyễn thế Thuấn].—Mi-chê 3:5-7a.
9, 10. “Trùm lấy râu” hàm ý gì, và tại sao Mi-chê không cần phải làm thế?
9 Tại sao lại “trùm lấy râu”? Đây là cử chỉ mà người ác sống vào thời Mi-chê đã làm vì xấu hổ. Và những kẻ gian ác này hẳn phải xấu hổ. Về phần họ thì “chẳng được lời đáp nào của Đức Chúa Trời”. (Mi-chê 3:7b) Đức Giê-hô-va không chú ý đến lời cầu nguyện của bất cứ ai gian ác kiêu ngạo.
10 Mi-chê không cần phải “trùm lấy râu”. Ông không phải xấu hổ. Đức Giê-hô-va đáp lời cầu nguyện của ông. Hãy lưu ý đến lời nhà tiên tri trung thành này nói nơi Mi-chê 3:8: “Nhưng ta, ta được đầy-dẫy sức-mạnh, sự xét-đoán, và lòng bạo-dạn bởi Thần của Đức Giê-hô-va”. Mi-chê thật biết ơn xiết bao là trong suốt nhiều năm trung thành phụng sự, ông luôn luôn được “đầy-dẫy sức-mạnh... bởi Thần của Đức Giê-hô-va”! Nhờ vậy ông có được sức mạnh “để rao ra cho Gia-cốp về sự phạm-pháp nó, cho Y-sơ-ra-ên về tội-lỗi nó”.
11. Con người được ban sức như thế nào để rao báo thông điệp của Đức Chúa Trời?
11 Để công bố thông điệp phán xét của Đức Chúa Trời, Mi-chê cần nhiều sức lực hơn sức bình thường của con người. Thánh linh Đức Giê-hô-va, tức sinh hoạt lực, là cần yếu. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta chỉ có thể hoàn thành sứ mạng rao giảng nếu được Đức Giê-hô-va làm vững mạnh bằng thánh linh Ngài. Những cố gắng để rao giảng nhất định sẽ thất bại nếu chúng ta cố ý thực hành tội lỗi. Trong trường hợp đó, Đức Chúa Trời không thể nhậm lời khi chúng ta cầu xin Ngài ban sức để làm công việc này. Chắc chắn chúng ta không thể rao truyền thông điệp phán xét của Cha trên trời nếu không có “Thần của Đức Giê-hô-va”. Nhờ những lời cầu nguyện được nhậm và sự giúp đỡ của thánh
linh, chúng ta mới có thể rao báo lời Đức Chúa Trời một cách can đảm giống như Mi-chê.12. Vì sao môn đồ thời ban đầu của Chúa Giê-su có thể tiếp tục “giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn-dĩ”?
12 Có lẽ bạn còn nhớ lời tường thuật nơi Công-vụ 4:23-31. Hãy tưởng tượng bạn là một môn đồ của Chúa Giê-su vào thế kỷ thứ nhất. Những kẻ bắt bớ cuồng tín đang tìm cách bịt miệng tín đồ Đấng Christ. Nhưng những người trung thành này cầu nguyện, van xin Chúa Tối Thượng: “Xin Chúa xem-xét sự họ ngăm-dọa, và ban cho các đầy-tớ Ngài rao-giảng đạo Ngài một cách dạn-dĩ”. Kết quả là gì? Khi họ cầu xin, nơi nhóm lại rung chuyển, và ai nấy đều được tràn đầy thánh linh và nói lời Đức Chúa Trời một cách dạn dĩ. Vậy mong sao chúng ta đến với Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện và nương cậy nơi sự giúp đỡ của Ngài bằng thánh linh khi chúng ta thi hành thánh chức.
13. Điều gì sẽ xảy ra cho Giê-ru-sa-lem và Sa-ma-ri, và tại sao?
13 Hãy suy nghĩ lại về thời Mi-chê. Theo Mi-chê 3:9-12, những người cai trị mang nợ máu đã xét đoán vì của hối lộ, các thầy tế lễ dạy dỗ vì tiền công, còn tiên tri giả nói tiên tri vì bạc. Thảo nào Đức Chúa Trời phán quyết rằng thủ đô của Giu-đa, Giê-ru-sa-lem, “sẽ trở nên đống đổ-nát”! Vì sự thờ phượng giả và sự bại hoại về đạo đức cũng lan tràn trong xứ Y-sơ-ra-ên, nên Mi-chê được soi dẫn để cảnh báo rằng Đức Chúa Trời sẽ khiến Sa-ma-ri thành “một đống đổ-nát”. (Mi-chê 1:6) Thật vậy, nhà tiên tri này đã sống để chứng kiến việc Sa-ma-ri bị quân A-si-ri hủy diệt vào năm 740 TCN như được báo trước. (2 Các Vua 17:5, 6; 25:1-21) Hiển nhiên những thông điệp hùng hồn tiên tri về sự hủy diệt của Giê-ru-sa-lem và Sa-ma-ri, chỉ có thể được loan báo với sức mạnh của Đức Giê-hô-va.
14. Lời tiên tri ghi nơi Mi-chê 3:12 đã ứng nghiệm như thế nào, và điều đó nên tác động đến chúng ta như thế nào?
14 Giu-đa chắc chắn không thể tránh khỏi sự phán xét của Đức Giê-hô-va. Ứng nghiệm lời tiên tri ghi nơi Mi-chê 3:12, Si-ôn sẽ “bị cày như ruộng”. Nhìn từ lợi thế của thế kỷ 21, chúng ta biết rằng những điều này xảy ra khi quân Ba-by-lôn tàn phá Giu-đa và Giê-ru-sa-lem vào năm 607 TCN. Sự kiện này xảy ra nhiều năm sau khi Mi-chê tiên tri, nhưng ông chắc chắn điều đó sẽ đến. Vậy chúng ta cũng phải tin chắc rằng hệ thống mọi sự ác hiện tại sẽ kết thúc vào “ngày Đức Chúa Trời” như đã được báo trước.—2 Phi-e-rơ 3:11, 12.
Đức Giê-hô-va phân xử
15. Bằng lời lẽ riêng, bạn miêu tả như thế nào lời tiên tri ghi nơi Mi-chê 4:1-4?
15 Nhìn lại quá khứ, chúng ta thấy rằng Mi-chê sau đó tuyên bố một thông điệp hào hứng về hy vọng. Những lời ghi nơi Mi-chê 4:1-4 thật khích lệ biết bao! Một phần lời Mi-chê nơi đây nói: “Xảy ra trong những ngày sau-rốt, núi của nhà Đức Giê-hô-va sẽ lập lên trên chót các núi, và sẽ được nhắc cao lên hơn các đồi. Các dân sẽ chảy về đó;... Ngài sẽ làm ra sự phán-xét giữa nhiều dân, đoán-định [“phân xử”, Tòa Tổng Giám Mục] các nước mạnh nơi phương xa; và họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm; nước nầy chẳng giá gươm lên nghịch cùng nước khác, và cũng không tập sự chiến-tranh nữa. Ai nấy sẽ ngồi dưới cây nho mình và dưới cây vả mình, không ai làm cho lo-sợ; vì miệng Đức Giê-hô-va vạn-quân đã phán”.
16, 17. Mi-chê 4:1-4 được ứng nghiệm như thế nào ngày nay?
16 “Nhiều dân” và “các nước mạnh” nói đến ở đây là ai? Họ không phải là các nước và các chính phủ của thế gian này. Trái lại, lời tiên tri nói đến những người từ mọi nước giờ đây hợp nhất trong thánh chức phụng sự Đức Giê-hô-va trên núi của sự thờ phượng thật.
17 Phù hợp với lời tiên tri của Mi-chê, chẳng bao lâu nữa sự thờ phượng thanh sạch của Đức Giê-hô-va sẽ được thực hành theo nghĩa trọn vẹn nhất trên khắp đất. Ngày nay, những người “có lòng hướng thiện để nhận được sự sống đời đời” đang được dạy dỗ đường lối của Đức Giê-hô-va. (Công-vụ 13:48, NW) Đức Giê-hô-va đang phán xét và phân xử về mặt thiêng liêng cho những tín đồ quyết tâm ủng hộ Nước Trời. Là những người thuộc đám đông “vô-số người”, họ sẽ sống sót qua “cơn đại-nạn”. (Khải-huyền 7:9, 14) Vì đã lấy gươm rèn lưỡi cày, ngay bây giờ họ sống hòa thuận với các anh chị em Nhân Chứng Giê-hô-va và với người khác. Quả là niềm vui thích được ở giữa họ!
Kiên quyết bước theo danh Đức Giê-hô-va
18. Việc ‘ngồi dưới cây nho và cây vả mình’ tượng trưng cho điều gì?
18 Ngày nay, khi sự sợ hãi bao trùm trái đất như một đám mây u ám, chúng ta phấn chấn khi thấy nhiều người đang học biết đường lối Đức Giê-hô-va. Chúng ta nôn nóng chờ đợi thời kỳ rất gần khi tất cả những người yêu mến Đức Chúa Trời sẽ không còn tập sự chiến tranh nữa mà sẽ ngồi dưới cây nho và cây vả của mình. Cây vả thường được trồng trong vườn nho. (Lu-ca 13:6) Việc một người ngồi dưới cây nho và cây vả của mình tượng trưng cho tình trạng hòa bình, thịnh vượng và an ổn. Ngay bây giờ, mối quan hệ của chúng ta với Đức Giê-hô-va cho chúng ta sự bình an trong tâm trí và sự an ổn về thiêng liêng. Trong tình trạng như thế dưới sự cai trị của Nước Trời, chúng ta sẽ không còn sợ hãi và sẽ được hoàn toàn an ổn.
19. Bước theo danh Đức Giê-hô-va nghĩa là gì?
19 Để được hưởng ân huệ và ân phước của Đức Chúa Trời, chúng ta phải bước theo danh Đức Giê-hô-va. Điều này được diễn đạt hùng Mi-chê 4:5, ở đây nhà tiên tri tuyên bố: “Mọi dân-tộc ai nấy bước theo danh của thần mình; và chúng ta sẽ bước theo danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đời đời vô-cùng!” Bước theo danh Đức Giê-hô-va không chỉ có nghĩa là xưng Ngài là Đức Chúa Trời của chúng ta. Điều đó không chỉ đòi hỏi chúng ta phải tham dự các buổi họp đạo Đấng Christ và tham gia công việc rao giảng về Nước Trời, mặc dù những hoạt động như thế cũng rất cần yếu. Nếu bước theo danh Đức Giê-hô-va, chúng ta dâng mình cho ngài và cố gắng trung thành phụng sự Ngài vì hết lòng yêu mến Ngài. (Ma-thi-ơ 22:37) Và là những người thờ phượng Ngài, chắc chắn chúng ta kiên quyết bước theo danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta cho đến đời đời vô cùng.
hồn nơi20. Điều gì được báo trước nơi Mi-chê 4:6-13?
20 Giờ hãy xem xét lời tiên tri nơi Mi-chê 4:6-13. “Con gái Si-ôn” phải bị lưu đày “đến Ba-by-lôn”. Điều đó đã xảy ra đúng như vậy cho dân thành Giê-ru-sa-lem vào thế kỷ thứ bảy TCN. Tuy nhiên, lời tiên tri của Mi-chê cho thấy một nhóm người còn sót lại sẽ được trở về Giu-đa, và đến thời kỳ Si-ôn được phục hưng, Đức Giê-hô-va sẽ làm cho kẻ thù của Si-ôn bị nghiền nát.
21, 22. Mi-chê 5:1 đã được ứng nghiệm như thế nào?
21 Mi-chê chương 5 báo trước những diễn biến sống động khác. Thí dụ, hãy lưu ý những gì ghi nơi Mi-chê 5:1-3. Mi-chê tiên tri rằng một Đấng Cai Trị do Đức Chúa Trời bổ nhiệm—“gốc-tích của Ngài bởi từ đời xưa”—sẽ xuất thân từ Bết-lê-hem. Ngài sẽ “cậy sức-mạnh của Đức Giê-hô-va” mà cai trị như một người chăn chiên. Hơn nữa, Đấng Cai Trị ấy sẽ làm lớn không chỉ ở Y-sơ-ra-ên mà cả đến “các đầu-cùng đất”. Thế gian nói chung có thể bối rối không biết đấng đó là ai, nhưng đối với chúng ta đó không phải là điều bí mật.
22 Ai là nhân vật quan trọng nhất đã sinh ra ở Bết-lê-hem? Và ai sẽ “làm lớn cho đến các đầu-cùng đất”? Không ai khác ngoài Chúa Giê-su Christ, Đấng Mê-si! Khi Hê-rốt Đại Đế hỏi các thầy tế lễ cả và thầy thông giáo về nơi sinh của Đấng Mê-si, họ đáp: “Tại Bết-lê-hem, xứ Giu-đê”. Họ còn trích dẫn lời ghi nơi Mi-chê 5:1. (Ma-thi-ơ 2:3-6) Một số dân thường cũng biết điều này, vì Giăng 7:42 trích dẫn lời này của họ: “Kinh-thánh há chẳng nói rằng Đấng Christ phải ra từ dòng-dõi vua Đa-vít, làng Bết-lê-hem, là làng vua Đa-vít sao?”
Sự khoan khoái thật sự cho dân
23. Hiện nay điều gì đang xảy ra làm ứng nghiệm Mi-chê 5:6?
23 Mi-chê 5:4-14 nói đến một cuộc xâm lăng của quân A-si-ri sẽ chỉ thành công nhất thời, và cho thấy Đức Chúa Trời sẽ báo thù những xứ bất phục tùng. Mi-chê 5:6 hứa rằng những người Do Thái biết ăn năn còn sót lại sẽ hồi hương, nhưng những lời này cũng áp dụng cho thời chúng ta. Mi-chê tuyên bố: “Phần sót lại của Gia-cốp sẽ ở giữa nhiều dân, như giọt móc đến từ Đức Giê-hô-va, như mưa nhỏ sa xuống trên cỏ”. Nghệ thuật tượng trưng rất hay này được dùng để báo trước rằng phần sót lại của Gia-cốp thiêng liêng, tức Y-sơ-ra-ên thiêng liêng, sẽ là một ân phước của Đức Chúa Trời dành cho dân sự. “Chiên khác” của Chúa Giê-su, những người có hy vọng sống trên đất, vui thích phụng sự kề vai sát cánh với lớp người còn sót lại ngày nay thuộc “Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời”, giúp người khác được khoan khoái về thiêng liêng. (Giăng 10:16; Ga-la-ti 6:16; Sô-phô-ni 3:9) Về khía cạnh này, có một điểm quan trọng để suy ngẫm. Là những người công bố Nước Trời, tất cả chúng ta phải quý trọng đặc ân đem lại sự khoan khoái thật sự cho người khác.
24. Những điểm nào trong sách Mi-chê chương 3 đến 5 đã gây ấn tượng đối với bạn?
Mi-chê từ chương 3 đến 5? Có lẽ những điểm như sau: (1) Đức Chúa Trời đòi hỏi những người dẫn đầu trong vòng dân sự Ngài phải thực thi công lý. (2) Đức Giê-hô-va sẽ không nhậm lời cầu nguyện của chúng ta nếu chúng ta cố ý thực hành tội lỗi. (3) Chúng ta chỉ có thể hoàn thành sứ mạng rao giảng nếu được Đức Chúa Trời làm vững mạnh bằng thánh linh của Ngài. (4) Muốn được hưởng ân huệ của Đức Chúa Trời, chúng ta phải bước theo danh Đức Giê-hô-va. (5) Là những người công bố Nước Trời, chúng ta phải quý trọng đặc ân đem lại sự khoan khoái thật sự cho người khác. Có thể những điểm khác đã gây ấn tượng đối với bạn. Chúng ta có thể học được điều gì khác từ sách tiên tri này? Bài kế tiếp sẽ giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn từ hai chương cuối của lời tiên tri củng cố đức tin do Mi-chê viết.
24 Bạn đã học được gì trong sách tiên tri củaBạn trả lời ra sao?
• Đức Chúa Trời đòi hỏi gì nơi những người dẫn đầu trong vòng dân sự Ngài?
• Tại sao việc cầu nguyện và có thánh linh là quan trọng trong thánh chức phụng sự Đức Giê-hô-va?
• Người ta ‘bước theo danh Đức Giê-hô-va’ như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 15]
Bạn có thể giải thích minh họa của Mi-chê về cái nồi không?
[Các hình nơi trang 16]
Như Mi-chê, chúng ta can đảm thi hành thánh chức rao giảng