“Phải chú ý nhiều hơn mức bình thường”
“Phải chú ý nhiều hơn mức bình thường”
“Chúng ta cần phải chú ý nhiều hơn mức bình thường đến những điều chúng ta nghe, hầu cho không bao giờ bị trôi giạt”.—HÊ-BƠ-RƠ 2:1, “NW”.
1. Hãy minh họa cách mà sự sao lãng có thể dẫn đến tai họa.
MỖI năm chỉ riêng tại Hoa Kỳ có khoảng 37.000 người chết vì tai nạn xe hơi. Các chuyên gia nói rằng nhiều cái chết đã có thể tránh được nếu người lái xe chú ý nhiều hơn đến đường xá. Một số người sao lãng trong lúc lái xe do những bảng quảng cáo hoặc dùng điện thoại di động. Cũng có một số người ăn uống đang khi lái xe. Trong tất cả những tình huống này, sự sao lãng có thể dẫn đến tai họa.
2, 3. Sứ đồ Phao-lô cho tín đồ Đấng Christ người Hê-bơ-rơ lời khuyên nào, và tại sao lời khuyên của ông là thích hợp?
2 Gần 2.000 năm trước khi người ta phát minh ra xe hơi, sứ đồ Phao-lô đã nói rõ về một loại sao lãng có thể dẫn đến tai họa cho những tín đồ Đấng Christ người Hê-bơ-rơ. Phao-lô nhấn mạnh đến việc Chúa Giê-su, sau khi sống lại, đã được ban cho địa vị cao cả hơn tất cả các thiên sứ, vì ngài được ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Rồi sứ đồ nói: “Vì vậy mà chúng ta cần phải chú ý nhiều hơn mức bình thường đến những điều chúng ta nghe, hầu cho không bao giờ bị trôi giạt”.—Hê-bơ-rơ 2:1, NW.
3 Tại sao tín đồ Đấng Christ người Hê-bơ-rơ cần phải “chú ý nhiều hơn mức bình thường” về Chúa Giê-su? Bởi vì đã gần 30 năm trôi qua kể từ khi Chúa Giê-su rời trái đất. Trong lúc Chủ vắng mặt, một số tín đồ người Hê-bơ-rơ bắt đầu trôi giạt khỏi đức tin thật. Họ bị Do Thái Giáo, cách thờ phượng trước kia của họ, làm sao lãng.
Họ cần phải chú ý kỹ hơn
4. Tại sao một số tín đồ người Hê-bơ-rơ có thể bị cám dỗ trở về với Do Thái Giáo?
4 Tại sao một tín đồ Đấng Christ có thể bị cám dỗ trở về với Do Thái Giáo? Vì hệ thống thờ phượng dưới Luật Pháp có liên hệ đến những điều cụ thể. Người ta có thể thấy các thầy tế lễ và ngửi mùi của-lễ thiêu. Tuy nhiên, trong những khía cạnh nào đó, đạo Đấng Christ lại khác hẳn. Tín đồ Đấng Christ có Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm là Chúa Giê-su Christ, nhưng ngài không ở trên trái đất đã ba thập niên rồi. (Hê-bơ-rơ 4:14) Họ có một đền thờ, nhưng nơi thánh là ở chính trên trời. (Hê-bơ-rơ 9:24) Không giống như sự cắt bì dưới Luật Pháp, sự cắt bì của tín đồ Đấng Christ là “bởi trong lòng, làm theo cách thiêng-liêng”. (Rô ma 2:29) Do đó, đối với tín đồ Đấng Christ người Hê-bơ-rơ, đạo Đấng Christ có thể bắt đầu có bản chất trừu tượng.
5. Phao-lô cho thấy hệ thống thờ phượng do Chúa Giê-su thành lập cao trọng hơn hệ thống dưới Luật Pháp như thế nào?
Hê-bơ-rơ 9:13, 14) Đúng vậy, sự tha tội có được nhờ đức tin nơi sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su Christ, qua nhiều cách, cao trọng hơn những của-lễ hy sinh được dâng dưới Luật Pháp rất nhiều.—Hê-bơ-rơ 7:26-28.
5 Những tín đồ người Hê-bơ-rơ cần nhận biết một điều rất quan trọng về hệ thống thờ phượng do Đấng Christ thành lập. Hệ thống này được đặt trên đức tin chứ không phải bởi mắt thấy, nhưng lại cao trọng hơn Luật Pháp được truyền qua tiên tri Môi-se. Phao-lô viết: “Nếu huyết của dê đực bò đực cùng tro bò cái tơ mà người ta rưới trên kẻ ô-uế còn làm sạch được phần xác-thịt họ và nên thánh thay, huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh-Linh đời đời, dâng chính mình không tì-tích cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương-tâm anh em khỏi công-việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào!” (6, 7. (a) Tình huống nào đã khiến những tín đồ Hê-bơ-rơ cần khẩn cấp ‘chú ý nhiều hơn mức bình thường đến những điều họ nghe’? (b) Khi Phao-lô viết thư cho người Hê-bơ-rơ, thành Giê-ru-sa-lem còn tồn tại bao lâu trước khi bị hủy diệt? (Xem cước chú).
6 Còn có một lý do khác tại sao tín đồ Đấng Christ người Hê-bơ-rơ cần chú ý nghiêm ngặt đến những điều đã được nghe về Chúa Giê-su. Ngài đã báo trước về sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem. Chúa Giê-su nói: “Sẽ có ngày xảy đến cho mầy, khi quân nghịch đào hố xung-quanh mầy, vây mầy chặt bốn bề. Họ sẽ hủy hết thảy, mầy và con-cái ở giữa mầy nữa. Không để cho mầy hòn đá nầy trên hòn đá kia, vì mầy không biết lúc mình đã được thăm-viếng”.—Lu-ca 19:43, 44.
7 Khi nào những điều này xảy ra? Chúa Giê-su không tiết lộ ngày và giờ. Thay vì vậy, ngài đã cho chỉ thị: “Khi các ngươi sẽ thấy quân-lính vây thành Giê-ru-sa-lem, hãy biết sự tàn-phá thành ấy gần đến. Lúc đó, ai ở trong xứ Giu-đê hãy trốn lên núi; ai ở trong thành phải đi ra ngoài, ai ở ngoài đồng đừng trở vào thành”. (Lu-ca 21:20, 21) Trong 30 năm sau khi Chúa Giê-su nói những lời này, một số tín đồ Đấng Christ tại Giê-ru-sa-lem đã mất ý thức khẩn trương và trở nên sao lãng. Như thể họ đang lái xe mà sao lãng không nhìn đường đi nữa. Nếu họ không thay đổi lối suy nghĩ, tai họa chắc chắn sẽ đến. Dù họ có nghĩ như thế hay không, sự hủy diệt Giê-ru-sa-lem vẫn sắp đến! * Hy vọng rằng những lời khuyên của Phao-lô đã làm tỉnh thức những tín đồ ở trong tình trạng mê ngủ về thiêng liêng tại Giê-ru-sa-lem.
Ngày nay phải “chú ý nhiều hơn mức bình thường”
8. Tại sao chúng ta cần “chú ý nhiều hơn mức bình thường” đến những lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời?
8 Như tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất, chúng ta cần “chú ý nhiều hơn mức bình thường” tới những lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời. Tại sao? Bởi vì chúng ta cũng đương đầu với sự hủy diệt sắp đến, không phải sự hủy diệt của chỉ một nước mà cả hệ thống mọi sự hiện tại. (Khải-huyền 11:18; 16:14, 16) Dĩ nhiên chúng ta không biết chính xác ngày và giờ nào Đức Giê-hô-va sẽ thực hiện điều này. (Ma-thi-ơ 24:36) Tuy nhiên, chúng ta chứng kiến sự ứng nghiệm của những lời tiên tri Kinh Thánh cho thấy rõ ràng rằng chúng ta đang sống trong những “ngày sau-rốt”. (2 Ti-mô-thê 3:1-5) Vì vậy chúng ta nên đề phòng bất cứ điều gì có thể làm mình sao lãng. Chúng ta cần phải chú ý đến Lời Đức Chúa Trời và giữ tinh thần khẩn trương. Chỉ bằng cách làm như thế, chúng ta mới có thể “tránh khỏi các tai-nạn sẽ xảy ra”.—Lu-ca 21:36.
9, 10. (a) Chúng ta có thể cho thấy mình chú ý đến những vấn đề thiêng liêng như thế nào? (b) Lời Đức Chúa Trời là ‘ngọn đèn cho chân chúng ta’ và ‘ánh sáng cho đường-lối chúng ta’ như thế nào?
9 Trong thời kỳ quan trọng này, làm sao chúng ta cho thấy mình “chú ý nhiều hơn mức bình thường” đến những điều thiêng liêng? Một cách là đều đặn tham dự nhóm họp, hội nghị và đại hội của đạo Đấng Christ. Chúng ta cũng cần siêng năng học hỏi Kinh Thánh để có thể đến gần với Tác Giả Kinh Thánh, Đức Giê-hô-va. (Gia-cơ 4:8) Nếu tiếp thu sự hiểu biết về Đức Giê-hô-va qua học hỏi cá nhân và buổi họp, chúng ta sẽ giống như người viết Thi-thiên đã nói với Đức Chúa Trời: “Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường-lối tôi”.—Thi-thiên 119:105.
10 Kinh Thánh là ‘ánh sáng cho đường-lối chúng ta’ khi nó cho chúng ta biết ý định Đức Chúa Trời về tương lai. Nó cũng là ‘ngọn đèn cho chân chúng ta’. Nói cách khác, nó có thể giúp chúng ta biết cách hành động khi đương đầu với những gian truân trong cuộc sống. Do đó việc “chú ý nhiều hơn mức bình thường” là trọng yếu khi chúng ta họp lại với anh em cùng đạo để được dạy dỗ và khi đọc Lời của Đức Chúa Trời. Những điều tiếp thu sẽ giúp chúng ta có quyết định khôn ngoan và lợi ích, làm vừa lòng Đức Giê-hô-va. (Châm-ngôn 27:11; Ê-sai 48:17) Làm thế nào chúng ta có thể tập trung tư tưởng lâu hơn trong buổi họp và trong giờ học hỏi cá nhân để có thể gặt được lợi ích tối đa từ sự cung cấp về thiêng liêng của Đức Chúa Trời?
Tập trung tốt hơn trong buổi họp
11. Tại sao việc chú ý trong buổi họp của đạo Đấng Christ đôi khi không phải dễ?
11 Đôi khi chúng ta thấy khó chú ý tại buổi họp đạo Đấng Christ. Đầu óc chúng ta dễ bị sao lãng, có lẽ vì tiếng khóc của một em bé hoặc một người đến trễ đi tìm chỗ ngồi. Sau một ngày dài làm việc, chúng ta thường mệt mỏi. Diễn giả trên bục có thể là người nói không lôi cuốn, và chẳng bao lâu tâm trí của chúng ta mơ màng những điều khác—có thể còn ngủ gục nữa! Vì những thông tin được trình bày là trọng yếu, chúng ta nên cố gắng tập trung tốt hơn tại những buổi họp của hội thánh. Nhưng làm sao chúng ta có thể làm được?
12. Điều gì giúp chúng ta dễ chú ý trong buổi họp?
12 Thường thì dễ chú ý hơn trong buổi họp nếu chúng ta chuẩn bị kỹ. Thế thì chúng ta nên dành thì giờ suy nghĩ trước về những tài liệu sẽ được xem xét. Chỉ cần vài phút mỗi ngày để đọc và suy ngẫm về những chương Kinh Thánh được chỉ định để đọc trong tuần. Với sự sắp xếp, chúng ta cũng có thể dành thì giờ để chuẩn bị cho Buổi Học Cuốn Sách Hội Thánh và Buổi Học Tháp Canh. Dù chúng ta chọn thời biểu nào, một điều chắc chắn là: Sự chuẩn bị sẽ giúp chúng ta chú ý đến tài liệu được xem xét trong những buổi họp của hội thánh.
13. Điều gì có thể giúp chúng ta giữ tâm trí tập trung vào tài liệu được thảo luận tại buổi họp?
13 Ngoài việc chuẩn bị kỹ, một số người thấy Thi-thiên 26:12; Lu-ca 2:36, 37) Những buổi họp là một cách quan trọng để chúng ta được nuôi dưỡng về thiêng liêng. (Ma-thi-ơ 24:45-47) Hơn nữa, những buổi họp còn cho chúng ta cơ hội để ‘khuyên-giục nhau về lòng yêu-thương và việc tốt-lành’.—Hê-bơ-rơ 10:24, 25.
họ sẽ chú ý đến buổi họp nhiều hơn khi họ ngồi phía trên gần bục giảng ở Phòng Nước Trời. Hãy nhìn diễn giả, theo dõi khi một câu Kinh Thánh được đọc, và cách khác nữa là ghi chép để giúp cho tâm trí không lạc hướng. Tuy nhiên, việc chuẩn bị tấm lòng là quan trọng hơn bất cứ phương pháp tập trung nào khác. Chúng ta cần hiểu mục đích của sự nhóm lại với nhau. Chúng ta họp lại với các anh em đồng đức tin chính yếu là để thờ phượng Đức Giê-hô-va. (14. Điều gì thật sự khiến buổi họp được thành công?
14 Một số người có thể có khuynh hướng đánh giá chất lượng của buổi họp qua khả năng dạy dỗ của người giảng. Nếu diễn giả rất có khả năng, thì buổi họp được cho là thích thú. Nhưng nếu có vẻ thiếu sự dạy dỗ hữu hiệu, chúng ta có thể nghĩ ngược lại. Đành rằng những người có phần trong chương trình nên cố hết sức để dùng nghệ thuật dạy dỗ và nhất là cố động đến lòng cử tọa, nhưng chúng ta là người nghe không nên chỉ trích quá đáng. (1 Ti-mô-thê 4:16) Mặc dù khả năng dạy dỗ của người giảng là quan trọng, nhưng điều đó không phải là nhân tố duy nhất góp phần vào sự thành công của buổi họp. Chẳng phải bạn đồng ý là mối quan tâm chính yếu của chúng ta không phải là người khác nói giỏi đến đâu, mà là chúng ta chăm chú lắng nghe đến mức độ nào? Khi tham dự buổi họp và chú ý đến những điều đang trình bày thì chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời phù hợp với ý muốn của Ngài. Chính điều đó làm cho buổi họp được thành công. Nếu sốt sắng tiếp thu sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ gặt lợi ích từ buổi họp bất kể khả năng của diễn giả. (Châm-ngôn 2:1-5) Thế thì bằng mọi cách, chúng ta hãy cương quyết “chú ý nhiều hơn mức bình thường” tại buổi họp.
Gặt hái lợi ích trọn vẹn qua việc học hỏi cá nhân
15. Sự học hỏi và suy ngẫm có lợi cho chúng ta như thế nào?
15 Chúng ta gặt hái nhiều lợi ích qua việc “chú ý nhiều hơn mức bình thường” trong lúc học hỏi cá nhân và suy ngẫm. Đọc và suy nghĩ về Kinh Thánh và những ấn phẩm của đạo Đấng Christ sẽ cho chúng ta cơ hội quý báu để ghi tạc lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời vào lòng. Rồi những điều đó sẽ ảnh hưởng sâu xa đến cách chúng ta suy nghĩ và hành động. Quả thật, nó sẽ giúp chúng ta vui thích trong việc làm theo ý muốn của Đức Giê-hô-va. (Thi-thiên 1:2; 40:8) Vì vậy, chúng ta cần phát triển khả năng tập trung để giúp ích cho chúng ta khi học hỏi. Rất dễ cho chúng ta bị sao lãng! Những gián đoạn nhỏ như cú điện thoại hoặc một tiếng động có thể làm cho chúng ta không tập trung được nữa. Hoặc có thể chúng ta vốn không có khả năng tập trung tư tưởng lâu. Chúng ta có thể ngồi xuống với ý định tốt là tiếp thu sự hiểu biết về thiêng liêng, nhưng chỉ một lát sau đầu óc lại nghĩ vơ vẩn. Làm sao chúng ta có thể “chú ý nhiều hơn mức bình thường” trong lúc học hỏi cá nhân Lời Đức Chúa Trời?
16. (a) Tại sao sắp xếp thì giờ học hỏi cá nhân là điều quan trọng? (b) Làm sao bạn dành được thì giờ để học hỏi Lời Đức Chúa Trời?
16 Lập một thời biểu và chọn khung cảnh thích hợp cho buổi học là điều hữu ích. Đa số chúng ta có rất ít thì giờ và sự riêng tư. Chúng ta có thể cảm thấy như thể những chuyện dồn dập xảy ra hàng ngày cuốn chúng ta đi như một nhánh cây non giữa dòng suối chảy xiết. Thật ra chúng ta cần kháng cự lại dòng nước nói theo nghĩa bóng, và cố gắng tìm nơi yên tịnh để học hỏi. Chúng ta không thể chỉ ngồi đợi cơ hội đến. Thay vì vậy, chúng ta cần phải làm chủ tình hình để dành thì giờ học hỏi. (Ê-phê-sô 5:15, 16) Một số người đã dành riêng ra chút thời gian buổi sáng để ít bị sao lãng. Những người khác thấy rằng chiều tối là dịp tốt hơn cho họ. Điểm chính là chúng ta không nên bỏ qua nhu cầu trọng yếu để tiếp thu sự hiểu biết về Đức Chúa Trời và Con Ngài. (Giăng 17:3) Vì vậy chúng ta hãy sắp xếp thì giờ cho buổi học hỏi cá nhân và rồi giữ theo thời biểu đó.
17. Sự suy ngẫm là gì, và nó có lợi cho chúng ta như thế nào?
17 Sự suy ngẫm—một tiến trình suy nghĩ về những điều đã học—là vô giá. Nó giúp chúng ta đem ý tưởng của Đức Chúa Trời ra khỏi những trang giấy và đưa vào lòng mình. Sự suy ngẫm giúp chúng ta hiểu làm sao áp dụng những lời khuyên của Kinh Thánh hầu trở thành những người “làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ”. (Gia-cơ 1:22-25) Hơn nữa, sự suy ngẫm giúp mình đến gần Đức Giê-hô-va hơn vì điều đó giúp chúng ta phản ánh những đức tính của Ngài và những đức tính đó đã được làm nổi bật như thế nào trong tài liệu chúng ta học hỏi.
18. Chúng ta cần tình trạng nào để suy ngẫm hữu hiệu?
18 Để gặt hái được lợi ích trọn vẹn từ sự học hỏi và suy ngẫm, chúng ta cần phải giữ cho tâm trí hoàn toàn không bị sao lãng. Để tiếp thu những thông tin mới khi suy ngẫm, chúng ta cần phải loại đi những điều làm sao lãng trong cuộc sống thường ngày. Khi suy ngẫm chúng ta cần có thì giờ và nơi thanh tịnh, nhưng quả là tươi mát biết bao khi hấp thụ đồ ăn thiêng liêng và nước lẽ thật trong Lời Đức Chúa Trời!
19. (a) Về sự học hỏi cá nhân, điều gì giúp một số người gia tăng khả năng tập trung tư tưởng? (b) Chúng ta nên có thái độ nào về việc học hỏi, và chúng ta rút tỉa được những lợi ích nào qua hoạt động quan trọng này?
1 Cô-rinh-tô 2:10) Làm thế sẽ giúp chúng ta tăng thêm sự hiểu biết về Đức Chúa Trời và phát triển khả năng suy xét. (Hê-bơ-rơ 5:14) Nếu là những người siêng năng học Lời Đức Chúa Trời, chúng ta cũng sẽ là người “có tài dạy-dỗ kẻ khác”.—2 Ti-mô-thê 2:2.
19 Nếu chúng ta không tập trung tư tưởng được lâu và tâm trí bắt đầu nghĩ ngợi vẩn vơ sau khi mới học được một chốc lát thì sao? Một số người thấy rằng họ có thể gia tăng khả năng tập trung trong khi học hỏi bằng cách mới đầu học ngắn rồi dần dần kéo dài hơn. Mục tiêu của chúng ta là dành thì giờ lâu hơn để học hỏi thay vì hối hả cho xong. Chúng ta cần vun trồng một thái độ háo hức chú ý đến những đề tài đang xem xét. Và chúng ta có thể nghiên cứu thêm bằng cách dùng nhiều tài liệu do lớp đầy tớ trung tín và khôn ngoan cung cấp. Quả là có lợi ích lớn khi đào sâu vào “sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời”. (20. Làm sao chúng ta có thể phát triển và duy trì mối quan hệ mật thiết với Giê-hô-va Đức Chúa Trời?
20 Tham dự buổi họp đạo Đấng Christ và học hỏi cá nhân sẽ rất hữu ích trong việc giúp chúng ta phát triển và duy trì một mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va. Hẳn đây là trường hợp của người viết Thi-thiên nói với Đức Chúa Trời: “Tôi yêu-mến luật-pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy-gẫm luật-pháp ấy”. (Thi-thiên 119:97) Thế thì bằng mọi cách, chúng ta hãy đều đặn tham dự các buổi họp, hội nghị và đại hội. Và mong rằng chúng ta sẽ lợi dụng thì giờ để học hỏi và suy ngẫm về Kinh Thánh. Chúng ta sẽ được ban thưởng dồi dào vì đã “chú ý nhiều hơn mức bình thường” đến Lời Đức Chúa Trời.
[Chú thích]
^ đ. 7 Thư gửi cho người Hê-bơ-rơ có lẽ đã được viết vào năm 61 CN. Nếu thế thì chỉ năm năm sau thì thành Giê-ru-sa-lem bị quân của Tướng Cestius Gallus bao vây. Chẳng bao lâu sau đạo quân rút lui, những tín đồ đề cao cảnh giác có cơ hội chạy thoát. Bốn năm sau, thành ấy đã bị quân La Mã hủy diệt dưới quyền của Tướng Titus.
Bạn có nhớ không?
• Tại sao một số tín đồ Đấng Christ người Hê-bơ-rơ đã trôi giạt khỏi đức tin thật?
• Làm sao chúng ta có thể giữ sự chăm chú trong các buổi họp?
• Điều gì có thể giúp chúng ta gặt hái lợi ích từ việc học hỏi cá nhân và suy ngẫm về Kinh Thánh?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 11]
Tín đồ Đấng Christ người Hê-bơ-rơ cần cảnh giác về sự hủy diệt sắp đến của Giê-ru-sa-lem
[Hình nơi trang 13]
Cha mẹ có thể giúp con cái gặt được lợi ích qua các buổi họp của đạo Đấng Christ