Tài liệu khiêu dâm—Phải chăng đó chỉ là một trò giải trí vô hại?
Quan điểm của Kinh Thánh
Tài liệu khiêu dâm—Phải chăng đó chỉ là một trò giải trí vô hại?
KHI các nhà khảo cổ học thời nữ hoàng Victoria bắt đầu đào xới thành phố Pompeii hoang phế cổ xưa, những gì họ tìm thấy đã khiến họ sửng sốt. Rải rác giữa những tranh vẽ đẹp mắt ở trên tường và các tác phẩm mỹ thuật có nhiều bức tranh và tượng diễn tả những cảnh tình dục trắng trợn. Kinh tởm trước bản chất tồi bại của chúng, giới chức có thẩm quyền đã cất giấu chúng trong các viện bảo tàng bí mật. Họ đặt ra từ “pornography” trong tiếng Anh, được dịch ra tiếng Việt là “khiêu dâm”—từ chữ Hy Lạp pornē và graphos, có nghĩa “sáng tác về gái mãi dâm”—để phân loại những đồ tạo tác trắng trợn này. Ngày nay tài liệu khiêu dâm được định nghĩa là sự phô bày hành động tình dục qua sách báo, hình ảnh, các pho tượng, phim ảnh, v.v..., nhằm mục đích kích thích tình dục.
Ngày nay, tài liệu khiêu dâm lan tràn khắp nơi và dường như được chấp nhận trong hầu hết các xã hội hiện nay. Những nơi từng là địa phận của những rạp chiếu bóng có tiếng xấu và chốn lầu xanh, nay rõ ràng đã trở thành những nơi chính trong nhiều cộng đồng. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, tài liệu khiêu dâm mang lại hơn mười tỷ Mỹ kim hàng năm!
Một số người bênh vực đề xướng tài liệu khiêu dâm như cách làm sống động một cuộc hôn nhân tẻ nhạt. Một tác giả đã nói: “Nó kích thích một cuộc sống mộng mơ tích cực và đưa ra những chỉ dẫn để có được sự khoái lạc tình dục”. Những người khác cho rằng nó khuyến khích tính ngay thật và cởi mở về những vấn đề tình dục. Nhà văn Wendy McElroy cho rằng: “Tài liệu khiêu dâm có ích cho phụ nữ”.
Nhưng không phải mọi người đều tán thành. Tài liệu khiêu dâm thường liên quan đến nhiều hậu quả và thái độ tai hại khác nhau. Một số người cho rằng tài liệu khiêu dâm có liên quan đến sự hiếp dâm cũng như các hình thức hung bạo khác đối với phụ nữ và trẻ em. Tên giết người liền tay khét tiếng Ted Bundy thú nhận hắn “thèm khát tài liệu khiêu dâm có tính chất hung bạo”. Hắn nói: “Một người không thấy hoặc nhận biết tình trạng này là một vấn đề nghiêm trọng ngay lúc đó.... Nhưng sự thích thú này... đưa đẩy đến những vấn đề tình dục liên quan đến sự hung bạo. Tôi không thể nào nhấn mạnh hết được về sự phát triển dần dần của việc này. Nó không xảy ra trong một thời gian ngắn”.
Vì sự tranh cãi không ngừng và tài liệu khiêu dâm lan tràn ngày nay, bạn có thể tự hỏi: ‘Kinh Thánh có đưa ra sự hướng dẫn nào về vấn đề này không?’
Kinh Thánh thẳng thắn về vấn đề tình dục
Trong Kinh Thánh, vấn đề tình dục được đề cập đến một cách thẳng thắn và không hổ Phục-truyền Luật-lệ Ký 24:5; 1 Cô-rinh-tô 7:3, 4) Vua Sa-lô-môn khuyên: “Hãy tìm thấy niềm vui nơi người vợ của tuổi thanh xuân... chớ gì ngực nàng luôn luôn làm con thỏa thuê”. (Châm-ngôn 5:18, 19, Nguyễn Thế Thuấn) Quan hệ tình dục được chỉ bảo và hướng dẫn rõ ràng, kể cả những giới hạn trong việc vui hưởng tình dục. Tình dục ngoài vòng hôn nhân bị cấm, cũng như mọi hình thức thực hành tình dục lệch lạc và đồi bại.—Lê-vi Ký 18:22, 23; 1 Cô-rinh-tô 6:9; Ga-la-ti 5:19.
thẹn. (Ngay cả trong những khuôn khổ này, cần phải có sự kiềm chế và kính trọng. Sứ đồ Phao-lô viết: “Mọi người phải kính-trọng sự hôn-nhân, chốn quê-phòng chớ có ô-uế”. (Hê-bơ-rơ 13:4) Lời khuyên này hoàn toàn tương phản với mục đích và ý nghĩa của tài liệu khiêu dâm.
Tài liệu khiêu dâm bóp méo tình dục
Thay vì mô tả sự giao hợp như một cách xinh đẹp và mật thiết để người nam và người nữ biểu lộ tình yêu trong mối hôn nhân đáng kính trọng, tài liệu khiêu dâm làm mất giá trị và bóp méo động tác tình dục. Tình dục ngẫu hứng và đồi bại được phô bày như hứng thú và đáng chuộng. Đề cao sự thỏa mãn cá nhân mà chẳng quan tâm hoặc quan tâm rất ít đối với người kia.
Phụ nữ, đàn ông và trẻ em bị phô bày như những đối tượng chỉ hiện hữu cho việc thỏa mãn nhục dục. Một bản báo cáo nói: “Vẻ đẹp được đánh giá bằng sự cân đối của cơ thể, tạo nên những sự mong đợi không thực tế”. Một bản báo cáo khác kết luận: “Việc miêu tả phụ nữ như những người vô danh, luôn luôn thèm muốn/chờ đón làm món đồ chơi tình dục rỗng tuếch của đàn ông, thoát y và phô bày thân thể của họ để kiếm tiền và để giải trí không thể nào diễn tả một ý tưởng hài hòa với sự bình đẳng, phẩm giá và nhân cách”.
Trái lại, sứ đồ Phao-lô viết tình yêu thương “chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư-lợi”. (1 Cô-rinh-tô 13:5) Kinh Thánh khuyên những người đàn ông “yêu vợ như chính thân mình” và “kính-nể họ”, chứ không xem phụ nữ chỉ là những đối tượng để thỏa mãn nhục dục. (Ê-phê-sô 5:28; 1 Phi-e-rơ 3:7) Một người nào đó, dù đàn ông hoặc đàn bà, thường xuyên xem những hình ảnh tình dục trắng trợn của người khác thì người đó có thực sự không làm điều trái phép hay không? Và người đó có thật sự đang biểu lộ lòng tôn trọng và kính trọng không? Thay vì tình yêu thương, tài liệu khiêu dâm vun trồng lòng ước muốn ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình.
Ngoài ra, còn một yếu tố khác nữa. Giống như bất kỳ sự kích thích không đứng đắn nào khác, những gì lúc ban đầu kích thích một người chẳng bao lâu sẽ trở nên nhạt nhẽo và thông thường. Một tác giả nói rằng: “Theo thời gian [người xem tài liệu khiêu dâm] cần phải có tài liệu lệch lạc và đồi bại hơn... Họ có thể thúc ép người bạn tình vào những hoạt động tình dục ngày càng quái dị hơn..., khả năng biểu lộ sự âu yếm thực sự của họ bị giảm dần”. Điều đó nghe có vẻ như một trò giải trí vô hại không? Nhưng còn một lý do quan trọng khác để tránh tài liệu khiêu dâm.
Kinh Thánh và tính dâm dục
Trong khi nhiều người ngày nay cảm thấy không có gì sai hoặc nguy hiểm trong việc nuôi dưỡng những mơ mộng tình dục, nhưng Kinh Gia-cơ 1:14, 15) Chúa Giê-su nói: “Hễ ai ngó đàn-bà mà động tình tham-muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà-dâm cùng người rồi”.—Ma-thi-ơ 5:28.
Thánh không đồng ý. Kinh Thánh giải thích rõ ràng rằng có một mối quan hệ tự nhiên giữa những gì chúng ta đưa vào tâm trí và cách chúng ta hành động. Môn đồ của Đấng Christ là Gia-cơ cho thấy: “Mỗi người bị cám-dỗ khi mắc tư-dục xui-giục mình. Đoạn, lòng tư-dục cưu-mang, sanh ra tội-ác; tội-ác đã trọn, sanh ra sự chết”. (Như Gia-cơ và Chúa Giê-su cho thấy, con người hành động theo sự thúc đẩy của những ham muốn ở trong lòng. Những ham muốn ấy, khi được nuôi dưỡng, theo thời gian có thể trở nên những đam mê mạnh mẽ. Rất khó chống cự lại những đam mê và cuối cùng chúng có thể thúc đẩy một người hành động. Vì thế, những gì chúng ta đưa vào tâm trí của mình có thể có tác động mạnh mẽ trên những gì chúng ta sẽ làm sau này.
Những mơ mộng về tình dục có thể trực tiếp cản trở sự thờ phượng của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Chính vì thế Phao-lô đã viết: “Hãy làm chết các chi-thể của anh em..., tức là tà-dâm, ô-uế, tình-dục, ham-muốn xấu-xa, tham-lam, tham-lam chẳng khác gì thờ hình-tượng”.—Cô-lô-se 3:5.
Ở đây sứ đồ Phao-lô liên kết sự ham muốn tình dục với sự tham lam, là một sự ham muốn quá độ cho một điều gì đó mà một người không có. * Sự tham lam là một hình thức thờ hình tượng. Tại sao? Vì người tham lam đặt điều mình thèm muốn lên trên tất cả, kể cả Đức Chúa Trời. Tài liệu khiêu dâm kích thích sự thèm thuồng điều gì đó mà mình không có. Một nhà văn viết về tôn giáo nói: “Bạn muốn cuộc sống tình dục của người khác.... Bạn không thể nghĩ đến điều gì khác ngoài sự thèm muốn những gì bạn không có.... Những gì chúng ta thèm muốn thì chúng ta thờ phượng”.
Tài liệu khiêu dâm làm bại hoại
Kinh Thánh khuyên: “Điều chi chân-thật, điều chi đáng tôn, điều chi công-bình, điều chi thanh-sạch, điều chi đáng yêu-chuộng, điều chi có tiếng tốt... thì anh em phải nghĩ đến”. (Phi-líp 4:8) Một người nuôi dưỡng mắt và tâm trí mình bằng tài liệu khiêu dâm bác bỏ lời khuyên của Phao-lô. Tài liệu khiêu dâm khiếm nhã vì nó phô bày những động tác riêng tư và mật thiết nhất cho mọi người xem. Nó đáng ghét vì hạ thấp phẩm giá và làm mất nhân cách của người ta. Nó không có tình yêu thương vì không đề cao tính dịu dàng hoặc quan tâm, mà chỉ đề xướng tính dâm dục ích kỷ.
Qua việc phô bày một cách phóng đãng những động tác dâm dục và vô luân, tài liệu khiêu dâm làm suy giảm hoặc phá hoại những nỗ lực của một tín đồ Đấng Christ để phát triển một tấm lòng “ghét điều dữ”. (A-mốt 5:15) Nó đề cao việc phạm tội và hoàn toàn vi phạm lời Phao-lô khuyến khích những người Ê-phê-sô là “phàm những sự gian-dâm, hoặc sự ô-uế, hoặc sự tham-lam, cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng-đáng cho các thánh-đồ. Chớ nói lời tục-tỉu,... chớ giả-ngộ tầm-phào [“cợt nhả”, NTT], là những điều không đáng”.—Ê-phê-sô 5:3, 4.
Tài liệu khiêu dâm không phải là vô hại. Nó bóc lột và đồi bại. Nó có thể hủy hoại những quan hệ tình cảm, bóp méo sự biểu lộ tình dục thân mật tự nhiên thành những hoạt động nhằm thỏa mãn thị hiếu. Nó đầu độc tâm trí và tình trạng thiêng liêng của người hiếu kỳ. Nó đề cao thái độ ích kỷ, tham lam và dạy người ta xem người khác như những đối tượng chỉ đáng để thỏa mãn tính dâm dục của mình. Nó ngầm phá những nỗ lực để làm điều tốt và có một lương tâm trong sạch. Quan trọng hơn hết, nó có thể làm tổn thương hoặc thậm chí hủy phá mối quan hệ thiêng liêng của một người với Đức Chúa Trời. (Ê-phê-sô 4:17-19) Quả thật, tài liệu khiêu dâm là một bệnh dịch cần phải tránh xa.—Châm-ngôn 4:14, 15.
[Chú thích]
^ đ. 20 Ở đây Phao-lô không nói về sự ham muốn tình dục bình thường—ước muốn có quan hệ tình dục mật thiết với người hôn phối của mình.
[Hình nơi trang 14]
Tài liệu khiêu dâm bóp méo quan điểm của một người đối với người khác phái