“Các ngươi là kẻ làm chứng ta”!
Chương Bốn
“Các ngươi là kẻ làm chứng ta”!
1. Đức Giê-hô-va dùng lời tiên tri như thế nào, và dân Ngài phải đáp ứng ra sao trước lời tiên tri được ứng nghiệm?
KHẢ NĂNG tiên đoán tương lai là một điểm phân biệt Đức Chúa Trời thật với tất cả các thần giả. Nhưng khi tiên tri, Đức Giê-hô-va không chỉ nhằm chứng minh Ngài là Đức Chúa Trời. Như chương 43 sách Ê-sai giải thích, Đức Giê-hô-va dùng tiên tri như một bằng chứng Ngài là Đức Chúa Trời và Ngài yêu thương dân trong giao ước của Ngài. Vì có phần trong sự ứng nghiệm, dân Ngài không thể giữ im lặng; họ phải làm chứng về những gì mình thấy. Đúng vậy, họ phải là nhân chứng của Đức Giê-hô-va!
2. (a) Tình trạng thiêng liêng của dân Y-sơ-ra-ên vào thời Ê-sai như thế nào? (b) Đức Giê-hô-va mở mắt dân Ngài ra sao?
2 Thật đáng buồn, đến thời Ê-sai, nước Y-sơ-ra-ên ở trong tình trạng tồi tệ đến độ Đức Giê-hô-va coi họ như bị tàn tật về thiêng liêng. “Hãy đem dân nầy ra, là dân có mắt mà đui, và những kẻ có tai mà điếc!” (Ê-sai 43:8) Làm sao một dân tộc bị mù và điếc về thiêng liêng lại có thể phụng sự Đức Giê-hô-va với tư cách là những nhân chứng sống được? Chỉ có một cách duy nhất. Mắt và tai họ phải được mở ra bằng phép lạ. Đức Giê-hô-va quả mở mắt và tai họ! Bằng cách nào? Trước nhất, Đức Giê-hô-va sửa phạt nghiêm khắc—dân cư vương quốc phía bắc của Y-sơ-ra-ên bị lưu đày vào năm 740 TCN, và dân Giu-đa vào năm 607 TCN. Rồi vì dân Ngài, Đức Giê-hô-va dùng quyền năng mạnh mẽ để giải phóng họ và đem dân còn sót lại, những người đã ăn năn và hồi sinh về thiêng liêng, trở về quê hương vào năm 537 TCN. Quả thật, Đức Giê-hô-va hoàn toàn tin chắc là ý định của Ngài về điều này không thể bị thất bại nên khoảng 200 năm trước, Ngài nói về sự giải phóng của dân Y-sơ-ra-ên như thể nó đã xảy ra rồi.
3. Đức Giê-hô-va cho dân phu tù tương lai lời khích lệ nào?
3 “Bây giờ, hỡi Gia-cốp! Đức Giê-hô-va là Đấng đã dựng nên ngươi, hỡi Y-sơ-ra-ên! Ngài là Đấng đã tạo-thành ngươi, phán như vầy: Đừng sợ, vì ta đã chuộc ngươi. Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi; ngươi thuộc về ta. Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che-lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi. Vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, Cứu-Chúa ngươi”.—Ê-sai 43:1-3a.
4. Đức Giê-hô-va là Đấng Tạo Thành của Y-sơ-ra-ên như thế nào, và Ngài bảo đảm gì với dân Ngài về việc hồi hương?
4 Đức Giê-hô-va quan tâm đặc biệt đến Y-sơ-ra-ên vì nước này thuộc về Ngài. Đó là công trình riêng của Ngài để thực hiện giao ước với Áp-ra-ham. (Sáng-thế Ký 12:1-3) Do đó, Thi-thiên 100:3 nói: “Phải biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng-nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài; chúng tôi là dân-sự Ngài, là bầy chiên của đồng cỏ Ngài”. Là Đấng Tạo Thành và Đấng Cứu Chuộc của Y-sơ-ra-ên, Đức Giê-hô-va sẽ đem dân Ngài trở về quê hương an toàn. Các chướng ngại như biển hồ, sông chảy xiết, và sa mạc nóng bỏng, sẽ không cản trở hoặc làm hại họ cũng như không một chướng ngại tương tự nào có thể cản bước tổ phụ họ trên đường đến Đất Hứa một ngàn năm trước đó.
5. (a) Những lời của Đức Giê-hô-va an ủi dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng như thế nào? (b) Ai là bạn đồng hành với dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng, và được hình bóng trước bởi ai?
5 Những lời của Đức Giê-hô-va cũng đem lại niềm an ủi cho dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng còn sót lại thời nay, những thành viên của lớp người thuộc “sự sáng tạo mới” được sinh ra bởi thánh linh. (2 Cô-rinh-tô 5:17, NW) Họ đã dạn dĩ bước xuống “các dòng nước” nhân loại; họ được Đức Chúa Trời yêu thương che chở qua khỏi các trận lũ theo nghĩa bóng. Những thử thách khủng khiếp do kẻ thù gây ra không hại họ được, nhưng lại được dùng để luyện lọc họ. (Xa-cha-ri 13:9; Khải-huyền 12:15-17) Đức Giê-hô-va cũng trông chừng cả đám đông “vô-số người” thuộc các “chiên khác” nữa; đó là những người đã gia nhập nước thiêng liêng của Đức Chúa Trời. (Khải-huyền 7:9; Giăng 10:16) Hình bóng của những người này là hai nhóm người. Một là “vô-số người ngoại-bang” cùng đi với dân Y-sơ-ra-ên trong Cuộc Xuất Hành khỏi xứ Ai Cập; hai là đám người không phải là Do Thái cùng đi với dân phu tù khi họ được giải phóng khỏi Ba-by-lôn.—Xuất Ê-díp-tô Ký 12:38; E-xơ-ra 2:1, 43, 55, 58.
6. Đức Giê-hô-va cho thấy Ngài là Đức Chúa Trời chính trực như thế nào về giá chuộc (a) dân Y-sơ-ra-ên xác thịt? (b) dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng?
6 Đức Giê-hô-va hứa giải thoát dân Ngài khỏi Ba-by-lôn bằng quân Mê-đi và Phe-rơ-sơ. (Ê-sai 13:17-19; 21:2, 9; 44:28; ) Là Đức Chúa Trời chính trực, Đức Giê-hô-va sẽ trả công cho nước Mê-đi Phe-rơ-sơ, “nhân viên” của Ngài, một giá chuộc thích hợp để đổi lấy dân Y-sơ-ra-ên. “Ta ban Ê-díp-tô làm giá chuộc ngươi, Ê-thi-ô-bi và Sê-ba làm của thay ngươi. Vì ta đã coi ngươi là quí-báu, đáng chuộng, và ta đã yêu ngươi, nên ta sẽ ban những người thế ngươi, và các dân-tộc thay mạng-sống ngươi”. ( Đa-ni-ên 5:28Ê-sai 43:3b, 4) Lịch sử xác nhận Đế Quốc Phe-rơ-sơ đã chinh phục Ai Cập, Ê-thi-ô-bi, Sê-ba gần đó, y như Đức Chúa Trời đã tiên tri. (Châm-ngôn 21:18). Tương tự, vào năm 1919, qua Chúa Giê-su Christ, Đức Giê-hô-va đã giải thoát những người Y-sơ-ra-ên thiêng liêng còn sót lại khỏi sự cầm tù. Tuy nhiên, Chúa Giê-su không cần phần thưởng cho công tác này. Ngài không phải là vua chúa ngoại giáo. Ngài giải thoát các anh em thiêng liêng của ngài. Ngoài ra, vào năm 1914, Đức Giê-hô-va đã ban cho ngài “các ngoại-bang làm cơ-nghiệp, và các đầu cùng đất làm của-cải” rồi.—Thi-thiên 2:8.
7. Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào đối với dân Ngài, cả thời xưa lẫn thời nay?
Giê-rê-mi 31:3) Ngài cũng cảm thấy y như vậy—thậm chí hơn thế nữa—đối với các tôi tớ trung thành của Ngài ngày nay. Tín đồ Đấng Christ được xức dầu có một mối quan hệ với Ngài, chẳng phải do dòng tộc nhưng bởi hoạt động thánh linh Đức Chúa Trời sau khi họ tự nguyện dâng mình cho Đấng Tạo Hóa của họ. Đức Giê-hô-va đã kéo những người này đến với Ngài và Con Ngài đồng thời ghi tạc luật pháp và nguyên tắc của Ngài vào tấm lòng dễ tiếp thu của họ.—Giê-rê-mi 31:31-34; Giăng 6:44.
7 Chúng ta hãy để ý cách Đức Giê-hô-va bày tỏ công khai tình cảm dịu dàng đối với dân phu tù được chuộc. Ngài cho họ biết họ “quí-báu” và “đáng chuộng” đối với Ngài và Ngài “yêu” họ. (8. Đức Giê-hô-va cam đoan gì với dân phu tù, và họ sẽ nghĩ thế nào về sự giải cứu?
8 Đức Giê-hô-va cam đoan thêm với dân bị lưu đày: “Đừng sợ, vì ta ở cùng ngươi: ta sẽ khiến dòng-dõi ngươi đến từ phương đông, và nhóm-họp ngươi từ phương tây. Ta sẽ bảo phương bắc rằng: Hãy buông ra! và bảo phương nam rằng: Chớ cầm lại làm chi! Hãy đem các con trai ta về từ nơi xa, đem các con gái ta về từ nơi đầu-cùng đất, tức là những kẻ xưng bằng tên ta, ta đã dựng nên họ vì vinh-quang ta; ta đã tạo-thành và đã làm nên họ”. (Ê-sai 43:5-7) Ngay cả những nơi xa xôi hẻo lánh nhất trên đất cũng không ngoài tầm tay của Đức Giê-hô-va khi đến thời điểm Ngài giải phóng con trai và con gái Ngài và đem họ trở về quê hương yêu dấu của họ. (Giê-rê-mi 30:10, 11) Chắc hẳn theo quan điểm của họ, lần giải phóng này vượt hẳn sự giải cứu khỏi Ai Cập trước đây.—Giê-rê-mi 16:14, 15.
9. Qua hai cách nào Đức Giê-hô-va cho thấy danh Ngài có liên quan đến hành động giải cứu của Ngài?
9 Khi nhắc nhở dân Ngài là họ mang danh Ngài, Đức Giê-hô-va xác nhận lời hứa giải cứu dân Y-sơ-ra-ên. (Ê-sai 54:5, 6) Ngoài ra, Đức Giê-hô-va gắn liền danh Ngài với lời hứa giải phóng. Khi làm thế, Ngài bảo đảm là Ngài sẽ được vinh hiển khi lời tiên tri được ứng nghiệm. Ngay cả kẻ chinh phục thành Ba-by-lôn cũng không được quyền hưởng vinh hiển thuộc về Đức Chúa Trời duy nhất và hằng sống.
Các thần bị đưa ra xét xử
10. Đức Giê-hô-va đưa ra sự thách thức nào trước các nước và thần của họ?
10 Bây giờ Đức Giê-hô-va lấy lời hứa giải thoát Y-sơ-ra-ên làm căn bản cho một vụ kiện trước tòa án hoàn vũ, trong đó Ngài đem thần của các nước ra xét xử. Chúng ta đọc: “Các nước hãy nhóm lại, các dân-tộc hãy hiệp lại! Trong vòng họ [các thần của họ], ai có thể rao-truyền sự nầy, và tỏ cho chúng ta những sự từ trước? Họ [các thần của họ] hãy dẫn người làm chứng, hầu cho mình được xưng công-bình, và cho người ta nghe mà nói rằng: Ấy là thật!” (Ê-sai 43:9) Đức Giê-hô-va đưa ra cho các nước thế gian một thách thức quyết liệt. Như thể Ngài nói: ‘Hãy để cho thần các ngươi chứng minh chúng là thần bằng cách tiên tri chính xác về tương lai’. Vì chỉ Đức Chúa Trời có một và thật mới có thể tiên tri chính xác nên thử thách này sẽ vạch trần mọi kẻ mạo danh. (Ê-sai 48:5) Nhưng Đấng Toàn Năng còn ra thêm một điều kiện pháp lý nữa: Tất cả những kẻ tự nhận là thần thật phải đưa ra nhân chứng về lời tiên đoán lẫn về sự ứng nghiệm của những lời tiên đoán ấy. Dĩ nhiên, chính Đức Giê-hô-va cũng theo điều kiện pháp lý này.
11. Đức Giê-hô-va giao cho tôi tớ Ngài sứ mạng nào, và Ngài tiết lộ gì về cương vị của Ngài là Đức Chúa Trời?
11 Vì bất lực, các thần giả không thể đưa ra nhân chứng. Do đó, hàng ghế dành cho nhân chứng vẫn trống, gây ra sự lúng túng. Nhưng bây giờ đến lúc Đức Giê-hô-va xác nhận cương vị của Ngài là Đức Chúa Trời. Nhìn về phía dân Ngài, Ngài phán: “Các ngươi là kẻ làm chứng ta, và là đầy-tớ ta đã chọn, hầu cho các ngươi được biết và tin ta, và hiểu rằng ta là Chúa! Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo-thành trước ta, và cũng Ê-sai 43:10-13.
chẳng có sau ta nữa. Ấy chính ta, chính ta là Đức Giê-hô-va, ngoài ta không có cứu-chúa nào khác. Ấy chính ta là Đấng đã rao-truyền, đã giải-cứu, và đã chỉ-bảo, chẳng có thần nào lạ giữa các ngươi. Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi đều là người làm chứng, và ta là Đức Chúa Trời! Thật, từ khi có ngày ta đã là Đức Chúa Trời, chẳng ai có thể giải-cứu khỏi tay ta. Ta làm ra, ai ngăn-cấm ta được?”—12, 13. (a) Dân Đức Giê-hô-va đưa ra vô số bằng chứng nào? (b) Danh Đức Giê-hô-va được nổi vang như thế nào trong thời hiện đại?
12 Đáp lời Đức Giê-hô-va, hàng ghế dành cho nhân chứng chẳng mấy chốc chật ních với một đám đông nhân chứng vui mừng. Lời chứng của họ rõ ràng và không thể bác bỏ được. Như Giô-suê, họ làm chứng rằng ‘mọi điều Đức Giê-hô-va nói đều ứng-nghiệm. Chẳng có một lời nào sai hết’. (Giô-suê 23:14) Bên tai dân Đức Giê-hô-va vẫn còn vang dội những lời của Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên và những tiên tri khác; tất cả đều đồng thanh tiên tri việc dân Giu-đa bị lưu đày, và việc họ sẽ được giải phóng một cách lạ lùng. (Giê-rê-mi 25:11, 12) Người giải phóng dân Giu-đa là Si-ru thậm chí được nêu tên một thời gian rất lâu trước khi ông sinh ra!—Ê-sai 44:26–45:1.
13 Trước đống bằng chứng cao như núi, ai có thể phủ nhận Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời có một và thật? Không như các thần giả của dân ngoại, chỉ Đức Giê-hô-va là hằng hữu, chỉ Ngài là Đức Chúa Trời thật. * Kết quả là dân tộc mang danh Ngài có đặc ân độc nhất vô nhị khiến họ phấn khởi, đó là kể lại những việc lạ lùng của Ngài cho các thế hệ tương lai và cho những người khác muốn tìm hiểu về Ngài. (Thi-thiên 78:5-7) Cũng vậy, Nhân Chứng của Đức Giê-hô-va thời nay có đặc ân công bố danh Ngài trên khắp đất. Vào thập niên 1920, các Học Viên Kinh Thánh càng ngày càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng sâu xa của danh Đức Chúa Trời là Giê-hô-va. Rồi vào ngày 26 tháng 7 năm 1931, tại một đại hội ở Columbus, Ohio, anh Joseph F. Rutherford chủ tịch Hội đã trình bày một nghị quyết với nhan đề “Một danh mới”. Lời tuyên bố: “Chúng ta muốn mọi người biết và gọi chúng ta bằng tên Nhân Chứng Giê-hô-va” đã làm nức lòng những người tham dự đại hội và họ đã chấp nhận nghị quyết bằng tiếng “Đồng ý!” vang dội. Kể từ đó, danh Giê-hô-va vang lừng trên khắp thế giới.—Thi-thiên 83:18.
14. Đức Giê-hô-va nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên điều gì, và tại sao sự nhắc nhở này là đúng lúc?
14 Đức Giê-hô-va chăm sóc người kính cẩn mang danh Ngài, coi họ như “con ngươi của mắt” Ngài. Ngài nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên về điều này, cho họ biết Ngài đã giải cứu họ khỏi Ai Cập và dẫn họ băng qua đồng vắng một cách an toàn như thế nào. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:10, 12) Vào lúc đó, không có thần lạ nào giữa họ, bởi chính mắt họ thấy tất cả các thần của xứ Ai Cập bị hạ nhục thảm hại. Đúng vậy, toàn thể các thần của Ai Cập không thể bảo vệ xứ, cũng không cản được dân Y-sơ-ra-ên lên đường. (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:12) Tương tự như vậy, Ba-by-lôn hùng cường, với ít nhất 50 đền đài dành cho các thần giả, sẽ không thể ngăn tay Đấng Toàn Năng khi Ngài giải phóng dân Ngài. Rõ ràng ngoài Đức Giê-hô-va, “không có cứu-chúa nào khác”.
Ngựa chiến ngã quy, cửa nhà tù mở toang
15. Đức Giê-hô-va tiên tri gì về Ba-by-lôn?
15 “Đức Giê-hô-va, Đấng Cứu-chuộc các ngươi, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Vì cớ các ngươi, ta đã sai đến Ba-by-lôn, khiến chúng nó, tức là người Canh-đê, như là người chạy trốn, xuống các tàu mình đã lấy làm vui-mừng. Ta, Đức Giê-hô-va, là Đấng Thánh của các ngươi, Đấng tạo-thành Y-sơ-ra-ên, tức Vua các ngươi. Đức Giê-hô-va, là Đấng đã mở lối trong biển và đường vượt qua dòng nước mạnh, khiến xe, ngựa, cơ binh và lính mạnh nhóm lại,—thảy đều nằm cả tại Ê-sai 43:14-17.
đó, sẽ không dậy nữa, bị ngột và tắt đi như tim đèn”.—16. Điều gì sẽ xảy ra cho Ba-by-lôn, cho giới lái buôn người Canh-đê và những kẻ muốn bảo vệ Ba-by-lôn?
16 Đối với dân bị lưu đày thì Ba-by-lôn giống như một nhà tù, ngăn cản không cho họ trở về Giê-ru-sa-lem. Nhưng các công sự phòng thủ của Ba-by-lôn không phải là trở ngại đối với Đấng Toàn Năng, Đấng trước đó đã “mở lối trong [Biển Đỏ] và đường vượt qua dòng nước mạnh”—có lẽ là dòng sông Giô-đanh. (Xuất Ê-díp-tô Ký 14:16; Giô-suê 3:13) Bằng một cách tương tự, viên chức của Đức Giê-hô-va là Si-ru sẽ làm cạn dòng sông Ơ-phơ-rát mênh mông kia để quân sĩ của ông xâm nhập thành. Giới lái buôn người Canh-đê đi lại trên các kênh đào của Ba-by-lôn—hệ thống đường thủy cho hàng ngàn thương thuyền và tàu bè chuyên chở các tượng thần của người Ba-by-lôn—sẽ than van buồn bã khi thành kiên cố của họ bị sụp đổ. Giống như xe pháo của Pha-ra-ôn nơi Biển Đỏ, các ngựa chiến mau lẹ của Ba-by-lôn sẽ bất lực. Chúng sẽ không cứu được y thị. Quân xâm nhập sẽ tiêu diệt những kẻ muốn bảo vệ thành, dễ dàng như người ta dập tắt ngọn đèn dầu le lói vậy.
Đức Giê-hô-va dẫn dân Ngài về quê hương an toàn
17, 18. (a) Đức Giê-hô-va tiên tri việc “mới” nào? (b) Dân sự không phải nhớ lại những việc đã qua theo nghĩa nào, và tại sao?
17 So sánh những lần giải cứu trước kia với lần Ngài sắp làm này, Đức Giê-hô-va nói: “Đừng nhớ lại sự đã qua, và chớ nghĩ đến sự đời trước. Nầy, ta sắp làm một việc mới, việc nầy sẽ hiện ra ngay; các ngươi há chẳng biết sao? Ấy là ta sẽ vạch một con đường trong đồng vắng, và khiến những sông chảy trong nơi sa-mạc. Những thú đồng, với muông rừng và chim đà, sẽ tôn-vinh ta; vì ta đặt các dòng nước trong đồng vắng và các sông trong sa-mạc, đặng cho dân ta đã chọn được uống. Ta đã làm nên dân nầy cho ta, nó sẽ hát khen-ngợi ta”.—Ê-sai 43:18-21.
Lê-vi Ký 23:5; Phục-truyền Luật-lệ Ký 16:1-4) Tuy nhiên, bây giờ Đức Giê-hô-va muốn dân Ngài tôn vinh Ngài trên căn bản “một việc mới”—một việc họ sẽ trực tiếp nghiệm được. Việc này bao gồm không những sự giải thoát khỏi Ba-by-lôn mà còn cuộc hành trình lạ lùng về quê hương, có lẽ bằng con đường thẳng băng qua sa mạc. Trong vùng đất cằn cỗi ấy, Đức Giê-hô-va sẽ mở “một con đường” cho họ và sẽ làm những việc lạ lùng khiến người ta nhớ lại những gì Ngài đã làm cho dân Y-sơ-ra-ên vào thời Môi-se—thật vậy, những người trở về sẽ được Ngài nuôi nơi sa mạc, được Ngài cho uống thỏa thuê nơi những dòng sông. Sự cung cấp của Đức Giê-hô-va dồi dào đến độ thú rừng sẽ tôn vinh Ngài và không còn tấn công người ta nữa.
18 Khi nói “đừng nhớ lại sự đã qua”, Đức Giê-hô-va không có ý nói là các tôi tớ Ngài quên đi các hành động giải cứu của Ngài trong quá khứ. Thật ra, nhiều hành động giải cứu này là phần lịch sử được soi dẫn của nước Y-sơ-ra-ên và Đức Giê-hô-va ra lệnh cho dân Ngài phải nhớ việc thoát khỏi nước Ai Cập hàng năm khi cử hành Lễ Vượt Qua. (19. Dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng còn sót lại và bạn đồng hành của họ đi trên “đường thánh” như thế nào?
19 Tương tự như vậy, vào năm 1919, dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng còn sót lại được giải thoát khỏi sự cầm tù của Ba-by-lôn, và họ khởi hành trên một lộ trình Đức Giê-hô-va sửa soạn cho họ, đó là “đường thánh”. (Ê-sai 35:8) Không giống như dân Y-sơ-ra-ên, họ không phải đi qua sa mạc nóng cháy từ địa điểm này đến địa điểm khác, và cuộc hành trình của họ không kết thúc trong vài tháng và không phải là về Giê-ru-sa-lem. Tuy nhiên, “đường thánh” quả đã dẫn tín đồ Đấng Christ được xức dầu còn sót lại vào một địa đàng thiêng liêng. Trong trường hợp họ, họ tiếp tục đi trên “đường thánh” ấy, vì họ vẫn còn phải thực hiện một cuộc hành trình qua hệ thống mọi sự này. Họ sẽ tiếp tục ở trong địa đàng thiêng liêng miễn là họ còn đi trên đường cái đó—nghĩa là giữ tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời về sự thanh sạch và sự thánh khiết. Thật là một niềm vui cho họ khi một đám đông những người “không phải là Y-sơ-ra-ên” đến kết hợp với họ! Khác hẳn với những người trông cậy vào hệ thống của Sa-tan, lớp người còn sót lại lẫn bạn đồng hành của họ tiếp tục vui hưởng yến tiệc thiêng liêng linh đình nơi bàn tay của Đức Giê-hô-va. (Ê-sai 25:6; 65:13, 14) Thấy được ân phước Đức Giê-hô-va ban cho dân Ngài, nhiều người từng dữ như thú đã thay đổi lối sống và tôn vinh Đức Chúa Trời thật.—Ê-sai 11:6-9.
Đức Giê-hô-va phiền lòng
20. Dân Y-sơ-ra-ên vào thời Ê-sai làm phiền lòng Đức Giê-hô-va như thế nào?
20 Thời xưa, những người Y-sơ-ra-ên còn sót lại trở về quê hương là một dân đã thay đổi, nếu so sánh với thế hệ gian ác vào thời Ê-sai là những người bị Đức Giê-hô-va phán: “Hỡi Gia-cốp, ngươi chẳng từng kêu-cầu ta! Hỡi Y-sơ-ra-ên, ngươi đã chán ta! Ngươi chẳng dùng chiên làm của-lễ thiêu dâng cho ta, chẳng dùng hi-sinh tôn-kính ta. Ta chẳng làm phiền [“ép”, “NW”] ngươi mà khiến dâng lễ-vật, cũng chẳng làm nhọc ngươi mà khiến đốt hương. Ngươi chẳng lấy tiền mua xương-bồ cho ta, và chẳng lấy mỡ của hi-sinh làm cho ta no; nhưng lại lấy tội-lỗi mình làm cho ta phiền, lấy sự gian-ác làm cho ta nhọc”.—Ê-sai 43:22-24.
21, 22. (a) Tại sao có thể nói rằng những đòi hỏi của Đức Giê-hô-va không phải là nặng nề? (b) Thật ra dân sự đã ép Ngài phục vụ họ như thế nào?
21 Khi nói “Ta chẳng ép ngươi mà khiến dâng lễ-vật, cũng chẳng làm nhọc ngươi mà khiến đốt hương”, Đức Giê-hô-va không có ý nói Ngài không đòi hỏi lễ vật hy sinh và hương trầm (một thành phần của hương thánh). Thật vậy, những điều này là một phần thiết yếu trong sự thờ phượng thật dưới giao ước Luật Pháp. Cây “xương-bồ” cũng vậy; nó là một cây có mùi thơm dùng làm hương liệu cho dầu xức thánh. Dân Y-sơ-ra-ên đã lơ là không dùng những vật liệu này trong công tác đền thờ. Nhưng những đòi hỏi ấy có phải Phục-truyền Luật-lệ Ký 30:11; Mi-chê 6:3, 4, 8.
là gánh nặng không? Thật sự không! Những gì Đức Giê-hô-va đòi hỏi đều nhẹ nhàng nếu so với đòi hỏi của các thần giả. Chẳng hạn, thần giả Mô-lóc đòi giết trẻ con để tế lễ—một điều Đức Giê-hô-va không bao giờ đòi hỏi!—22 Nếu như dân Y-sơ-ra-ên có sự sáng suốt về thiêng liêng thì họ sẽ chẳng bao giờ ‘chán Đức Giê-hô-va’. Khi nhìn vào Luật Pháp của Ngài, họ sẽ thấy được tình yêu thương sâu xa Ngài dành cho họ và sẽ sung sướng dâng “mỡ”, tức phần tốt nhất của lễ vật hy sinh, cho Ngài. Thay vì thế, họ tham lam giữ mỡ lại cho mình. (Lê-vi Ký 3:9-11, 16) Dân tộc gian ác này làm phiền lòng Đức Giê-hô-va biết bao về gánh nặng tội lỗi của họ—thật ra họ ép Ngài phục vụ họ!—Nê-hê-mi 9:28-30.
Sự sửa phạt đưa lại kết quả
23. (a) Tại sao sự sửa phạt của Đức Giê-hô-va rất thích đáng? (b) Việc Đức Giê-hô-va sửa phạt Y-sơ-ra-ên bao gồm những gì?
23 Mặc dầu nghiêm khắc, và như thế thật là thích đáng, sự sửa phạt của Đức Giê-hô-va đạt được kết quả mong muốn, nhờ đó Ngài có cơ hội bày tỏ lòng thương xót của Ngài. “Ấy chính ta, là Đấng vì mình ta mà xóa sự phạm tội ngươi; ta sẽ không nhớ đến tội-lỗi ngươi nữa. Hãy nhắc lại cho ta nhớ; chúng ta hãy biện-luận cùng nhau; hãy luận lẽ đi, hầu cho ngươi được xưng công-bình. Thủy-tổ ngươi đã phạm tội, các thầy giáo ngươi lại phạm phép nghịch cùng ta. Vậy nên ta làm nhục các quan-trưởng của nơi thánh; ta sẽ bắt Gia-cốp làm sự rủa-sả [“phó cho sự hủy diệt”, “NW”], và Y-sơ-ra-ên làm sự gièm-chê”. (Ê-sai 43:25-28). Giống như các nước của thế gian, Y-sơ-ra-ên ra từ “thủy-tổ” là A-đam. Do đó, không người Y-sơ-ra-ên nào có thể chứng minh mình là “công-bình”. Ngay cả “các thầy giáo” của Y-sơ-ra-ên—tức những người dạy hoặc giải thích Luật Pháp—cũng phạm tội cùng Đức Giê-hô-va và dạy những điều sai lầm. Vì vậy, Đức Giê-hô-va đã phó cả dân tộc Ngài cho “sự hủy diệt” và cho “sự gièm-chê”. Ngài cũng sẽ làm nhục tất cả những người hầu việc tại “nơi thánh” của Ngài.
24. Đức Giê-hô-va tha tội dân Ngài—cả thời xưa lẫn thời nay—vì lý do chính yếu nào, thế nhưng Ngài cảm nghĩ gì về họ?
24 Tuy nhiên, hãy lưu ý Đức Chúa Trời bày tỏ lòng thương xót không phải chỉ vì dân Y-sơ-ra-ên ăn năn nhưng vì chính Ngài nữa. Đúng vậy, việc ấy có liên hệ đến danh Ngài. Nếu Ngài bỏ mặc dân Y-sơ-ra-ên làm phu tù luôn, danh của Ngài sẽ bị người ta nói phạm. (Thi-thiên 79:9; Ê-xê-chi-ên 20:8-10) Ngày nay cũng vậy, sự cứu rỗi con người đứng hàng thứ yếu sau việc làm thánh danh Đức Giê-hô-va và việc biện minh cho quyền thống trị của Ngài. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va yêu những người sẵn sàng chấp nhận sự sửa phạt của Ngài và những người thờ phượng Ngài bằng tâm thần và lẽ thật. Ngài bày tỏ tình yêu thương đối với những người này—dù xức dầu hay chiên khác—qua việc xóa tội lỗi của họ trên căn bản sự hy sinh của Chúa Giê-su Christ.—Giăng 3:16; 4:23, 24.
25. Đức Giê-hô-va sẽ thực hiện những việc kinh khủng nào trong tương lai gần đây, và chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn ngay bây giờ như thế nào?
25 Ngoài ra, chẳng bao lâu nữa Đức Giê-hô-va sẽ bày tỏ tình yêu thương đối với một đám đông vô số người thờ phượng trung thành, khi vì họ, Ngài làm một điều mới bằng cách giải cứu họ qua khỏi “cơn đại-nạn” để vào “đất mới” được tẩy sạch. (Khải-huyền 7:14; 2 Phi-e-rơ 3:13) Họ sẽ chứng kiến quyền năng của Đức Chúa Trời được biểu dương một cách đáng khiếp sợ nhất mà con người chưa từng thấy. Triển vọng chắc chắn về biến cố đó khiến những người xức dầu còn sót lại và tất cả những người hợp thành đám đông nức lòng và sống mỗi ngày phù hợp với sứ mạng cao cả: “Các ngươi là kẻ làm chứng ta”.—Ê-sai 43:10.
[Chú thích]
^ đ. 13 Trong thần thoại của các nước, nhiều thần được “sinh ra” và có “con”.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 48, 49]
Đức Giê-hô-va sẽ hỗ trợ dân Do Thái trên con đường về quê hương ở Giê-ru-sa-lem
[Các hình nơi trang 52]
Đức Giê-hô-va thách thức các nước đưa ra nhân chứng cho các thần của họ
1. Tượng Ba-anh bằng đồng 2. Tượng nhỏ Át-tạt-tê bằng đất sét 3. Thần bộ ba Horus, Osiris and Isis của Ai Cập 4. Các thần Athena (bên trái) và Aphrodite của Hy Lạp
[Các hình nơi trang 58]
“Các ngươi là kẻ làm chứng ta”.—Ê-sai 43:10