Các phép lạ—Có thật sự xảy ra không?
Chương 6
Các phép lạ—Có thật sự xảy ra không?
Một ngày nọ vào năm 31 CN, Chúa Giê-su và môn đồ ngài đang trên đường đi tới Na-in, một thành phố ở phía bắc Pha-lê-tin. Khi đến gần cổng vào thành phố, họ gặp một đám tang. Người quá cố là một thanh niên trẻ, con một của một bà góa. Giờ đây cậu chết đi, bỏ lại bà mẹ đơn độc. Kinh-thánh kể lại rằng Chúa Giê-su “động lòng thương-xót người, mà phán rằng: Đừng khóc! Đoạn, Ngài lại gần, rờ quan-tài, thì kẻ khiêng dừng lại. Ngài bèn phán rằng: Hỡi người trẻ kia, ta biểu ngươi chờ dậy. Người chết vùng ngồi dậy và khởi-sự nói” (Lu-ca 7:11-15).
1. (Kể cả phần nhập đề). a) Chúa Giê-su đã làm phép lạ nào gần thành Na-in? b) Các phép lạ trong Kinh-thánh quan trọng đến độ nào? Tuy nhiên có phải mọi người đều tin các phép lạ đã thật sự xảy ra không?
ĐÂY là một câu chuyện thật cảm động, nhưng liệu có thật không? Nhiều người nghĩ khó tin được là những chuyện như vậy đã thật sự xảy ra. Tuy nhiên, những phép lạ hợp thành một phần chủ yếu của Kinh-thánh. Tin vào Kinh-thánh có nghĩa là tin rằng các phép lạ đã xảy ra. Thật vậy, trọn lẽ thật của Kinh-thánh tùy thuộc vào một phép lạ vô cùng quan trọng: đó là sự sống lại của Chúa Giê-su Christ.
Tại sao một số người không tin
2, 3. Triết gia Scotland David Hume đã dùng lập luận nào để cố chứng tỏ rằng các phép lạ không xảy ra?
2 Bạn có tin vào các phép lạ không? Hay là bạn cảm
thấy rằng vào thời đại khoa học này, tin vào các phép lạ là không hợp lý? (Vì tin phép lạ tức là tin vào những biến cố khác thường cho thấy có sự can thiệp của một đấng siêu phàm). Nếu bạn không tin, thì bạn không phải là người đầu tiên. Hai thế kỷ trước đây, triết gia người Scotland là David Hume cũng đã không tin như vậy. Có thể bạn cũng có những lý do để không tin tương tự như ông Hume.3 Ông Hume đã nêu ra ba lý do chính để phủ nhận các phép lạ.1 Thứ nhất, ông viết như sau: “Phép lạ vi phạm định luật thiên nhiên”. Từ thuở xa xưa con người tùy thuộc vào luật thiên nhiên. Người ta biết được rằng nếu một vật được để cho rơi, thì nó sẽ rơi xuống, rằng mặt trời sẽ mọc mỗi sáng và lặn mỗi tối, v.v... Theo bản năng, con người biết rằng các biến cố lúc nào cũng sẽ theo những khuôn mẫu quen thuộc như vậy. Không có điều gì sẽ xảy ra mà không phù hợp với các định luật thiên nhiên. Ông Hume nghĩ rằng ‘bằng chứng’ này “là bằng chứng đầy đủ nhất do kinh nghiệm mà có được” để phủ nhận các phép lạ.
4, 5. Ông David Hume đã đưa ra hai lý do nào khác nữa để phủ nhận phép lạ?
4 Lý luận thứ hai mà ông Hume đưa ra là người ta lúc nào cũng nhẹ dạ, dễ tin. Một số người muốn tin vào những điều kỳ diệu và các phép lạ, nhất là khi phép lạ có liên quan đến tôn giáo, và nhiều cái gọi là phép lạ thật ra chỉ là giả dối. Lý luận thứ ba là các phép lạ thường thường được thuật lại vào thời kỳ con người chưa hiểu biết nhiều. Khi con người càng được giáo dục, thì phép lạ càng ít được nói đến. Ông Hume nói: “Các biến cố lạ thường như vậy không bao giờ xảy ra trong thời đại chúng ta”. Do đó, ông ta tin rằng điều này chứng tỏ các phép lạ đã không bao giờ xảy ra.
5 Cho đến ngày nay, đa số các lập luận phủ nhận phép lạ đều theo những nguyên tắc chung này. Cho nên
chúng ta hãy lần lượt xem xét từng lý lẽ bài bác của ông Hume.Ngược lại với các định luật thiên nhiên?
6. Tại sao việc phủ nhận các phép lạ dựa trên lý do là “vi phạm những định luật thiên nhiên” là không hợp lý?
6 Chúng ta nghĩ gì về lập luận cho rằng các phép lạ ‘vi phạm các định luật thiên nhiên’ và do đó không thể nào có thật được? Bề ngoài thì lập luận này nghe rất có lý; nhưng chúng ta hãy phân tích câu nói đó thật sự có nghĩa gì. Thường thường một phép lạ có thể được định nghĩa là một sự việc xảy ra ngoài những định luật thông thường của thiên nhiên. * Đó là một việc xảy ra bất ngờ đến nỗi những người nhìn thấy phải tin rằng họ đã chứng kiến được một hiện tượng phi thường do Đấng siêu phàm can thiệp. Cho nên lập luận phủ nhận nêu trên thật ra là để chủ trương: ‘Các phép lạ không thể nào có được vì chúng mầu nhiệm quá!’ Tại sao chúng ta lại không xem xét dữ kiện trước khi vội vàng đi đến một kết luận như vậy?
7, 8. a) Về những định luật thiên nhiên mà chúng ta đã biết đến, các khoa học gia có những quan điểm rộng rãi, cởi mở nào về những việc có thể và không thể xảy ra? b) Nếu chúng ta tin nơi Đức Chúa Trời, chúng ta cũng nên tin điều gì về khả năng của Ngài làm những điều phi thường?
7 Sự thật là những người trí thức ngày nay không như David Hume, họ không khăng khăng cho rằng các định luật thiên nhiên quen thuộc lúc nào cũng đúng và đúng ở bất cứ nơi nào. Các khoa học gia sẵn sàng suy đoán rằng ngoài ba chiều quen thuộc là chiều dài, chiều rộng và chiều cao, có thể vũ trụ còn có thêm nhiều chiều khác nữa.2 Họ đặt ra giả thuyết về các lỗ đen, tức là các vì sao to lớn tự co lại cho đến khi tỉ trọng của chúng hầu như
tiến đến vô cực. Người ta nói rằng khoảng không gian ở gần các vì sao này bị bóp méo đến nỗi mà chính thời gian cũng phải đứng yên.3 Các khoa học gia thậm chí còn tranh luận để xem, dưới một số điều kiện nào đó, thời gian có thể đi thụt lùi thay vì đi tới!48 Ông Stephen W. Hawking, giáo sư toán tại trường Đại học Cambridge, khi bàn về sự khởi đầu của vũ trụ, đã nói: “Theo thuyết tương đối cổ điển... thì vũ trụ phải bắt nguồn từ giao điểm của tỉ trọng vô cực và đường biểu diễn không gian và thời gian. Dưới những điều kiện như vậy, tất cả các định luật vật lý hiện thời đều không còn đứng vững nữa”.5 Cho nên, các khoa học gia hiện đại không đồng ý rằng một sự kiện nào đó không bao giờ xảy ra khi nó đi ngược lại các định luật thiên nhiên bình thường. Trong những điều kiện khác thường, những sự kiện bất thường có thể xảy ra. Hiển nhiên, nếu chúng ta tin vào một Đức Chúa Trời toàn năng, thì chúng ta phải công nhận rằng Ngài có khả năng để khiến những biến cố khác thường—hay mầu nhiệm—xảy ra khi cần thiết (Xuất Ê-díp-tô Ký 15:6-10; Ê-sai 40:13, 15).
Còn những phép lạ bịa đặt thì sao?
9. Có đúng để cho rằng một số phép lạ là giả dối hay không? Hãy giải thích.
9 Không một người biết suy luận nào lại phủ nhận sự kiện có các phép lạ bịa đặt. Thí dụ, có một số người tự cho là họ có khả năng chữa bệnh bằng đức tin mầu nhiệm. Bác sĩ y khoa William A. Nolan đã mở cuộc điều tra đặc biệt về các cách chữa bệnh này. Ông đã theo dõi vô số trường hợp được gọi là chữa lành do các người giảng phúc âm chữa bệnh bằng đức tin ở Hoa Kỳ và do các người gọi là phẫu thuật gia tâm linh ở Á Châu. Kết quả ra sao? Tất cả những gì ông tìm thấy toàn là những thất vọng và gian lận.6
10. Bạn có nghĩ rằng sự kiện một số phép lạ đã bị chứng tỏ là giả dối có nghĩa là tất cả những phép lạ đều là giả dối hay không?
10 Có phải những gian lận như vậy có nghĩa là các phép lạ chân chính không bao giờ xảy ra chăng? Không hẳn thế. Đôi khi chúng ta nghe có bạc giả đang được lưu hành, nhưng như thế không có nghĩa là tất cả tiền bạc đều là tiền giả. Một số người bệnh đặt nhiều tin tưởng vào những thầy thuốc giả hiệu, chuyên lường gạt, và trả họ rất nhiều tiền. Nhưng như thế không có nghĩa là tất cả các bác sĩ khác đều là những người lường gạt. Có những người chuyên môn giả mạo các “tuyệt tác phẩm” của các họa sĩ danh tiếng xưa. Nhưng như thế không có nghĩa là tất cả các bức tranh đều là giả hết. Tương tự như thế, vài ba cái gọi là phép lạ, nhưng rõ ràng là giả dối, không có nghĩa là phép lạ chân chính đã không bao giờ xảy ra.
‘Hiện nay những phép lạ không còn xảy ra nữa’
11. Lập luận thứ ba của David Hume để bác bỏ những phép lạ là gì?
11 Lập luận bài bác thứ ba được tóm tắt trong lời phát biểu sau đây: “Những biến cố kỳ diệu như vậy không bao giờ xảy ra trong thời đại chúng ta”. Ông Hume đã không bao giờ được thấy một phép lạ, cho nên ông từ chối không chịu tin rằng các phép lạ có thể xảy ra. Tuy nhiên, cách lập luận này không được vững chắc. Bất cứ người nào có đầu óc suy nghĩ cũng đều phải công nhận rằng, trước thời kỳ của ông Hume, triết gia người Scotland này, “những biến cố kỳ diệu” đã xảy ra, và
không được lặp lại trong quãng đời của ông ta. Những biến cố nào vậy?12. Những điều lạ thường nào đã xảy ra trong quá khứ mà không thể giải thích bằng những luật thiên nhiên hiện đang hoạt động?
12 Như là đời sống đã bắt đầu trên trái đất này. Rồi vài loại sinh vật được ban cho tri giác. Cuối cùng con người xuất hiện, được ban cho sự khôn ngoan, trí tưởng tượng, khả năng yêu thương và lương tâm. Không một khoa học gia nào có thể căn cứ vào các định luật thiên nhiên hiện đang hoạt động để giải thích tại sao các sự việc khác thường đó đã xảy ra. Dù vậy, chúng ta vẫn có các bằng chứng sống cho biết rằng những việc đó đã thật sự xảy ra.
13, 14. Những sự việc nào ngày nay rất là thông thường nhưng có thể đã là mầu nhiệm đối với David Hume?
13 Còn những “biến cố kỳ diệu” đã xảy ra từ thời ông Hume đến bây giờ thì sao? Giả sử chúng ta có thể đi ngược dòng thời gian trở lại thời ông Hume để kể cho ông biết về thế giới ngày nay. Bạn hãy tưởng tượng mình đang cố gắng giải thích cho ông là một thương gia ở Hamburg có thể nói chuyện với một người khác ở Tokyo cách xa nhiều ngàn dặm, mà không cần phải cất cao giọng nói; hoặc bạn cố giải thích một trận túc cầu đang diễn ra ở Tây Ban Nha mà toàn thế giới có thể xem được ngay lúc đó; hoặc bạn cố giải thích rằng có những chiếc tàu, lớn hơn tàu biển lúc ông còn sống rất nhiều, nhưng có thể đi trên không và chở 500 người vượt qua nhiều ngàn dặm chỉ trong vài giờ thôi. Bạn có tưởng tượng được phản ứng của ông Hume sẽ như thế nào không? Chắc chắn ông sẽ nói: ‘Không thể nào có được! Những việc kỳ lạ như vậy không bao giờ xảy ra trong thời chúng ta!’
14 Dù thế, ‘những điều kỳ lạ’ như vậy vẫn thường xảy ra trong thời của chúng ta. Tại sao? Tại vì con người, nhờ dùng những nguyên tắc khoa học mà lúc ông Hume còn sống đã không có một khái niệm nào, để tìm
ra cách chế tạo được điện thoại, máy truyền hình và phi cơ. Vậy thì, có gì quá khó để chúng ta tin rằng trong quá khứ Đức Chúa Trời có thể dùng những cách, mà ngày nay chúng ta vẫn chưa hiểu nổi, để làm ra những việc kỳ diệu hay không?Làm sao chúng ta biết được?
15, 16. Nếu các phép lạ thật sự đã xảy ra thì chúng ta có thể biết đến bằng cách duy nhất nào? Hãy minh họa.
15 Lẽ dĩ nhiên, nói rằng các phép lạ có thể đã xảy ra không có nghĩa là đã thật sự xảy ra. Trong thế kỷ 20 này, làm sao chúng ta biết được là ngày xưa Đức Chúa Trời có thật sự dùng các tôi tớ trên đất của Ngài để làm các phép lạ hay không? Bạn mong có bằng chứng nào? Bạn hãy tưởng tượng một người thuộc một bộ lạc sơ khai được dẫn ra từ trong rừng để đi viếng thăm một thành phố lớn. Khi trở về nhà, làm sao ông có thể diễn tả cho các người cùng bộ lạc những điều kỳ diệu của đời sống văn minh được? Ông không thể giải thích làm sao một chiếc xe hơi chạy được hay tại sao một chiếc máy thu thanh cầm tay có thể phát ra âm nhạc được. Ông không thể nào chế tạo được một máy điện toán để chứng minh rằng máy này có thật. Cùng lắm là ông chỉ có thể kể lại những gì mình đã trông thấy mà thôi.
16 Chúng ta ở trong cùng một hoàn cảnh như những người đồng hương của người thuộc bộ lạc sơ khai đó. Nếu Đức Chúa Trời thật sự đã làm ra các phép lạ, thì cách duy nhất mà chúng ta có thể biết được là nhờ các nhân chứng thấy tận mắt. Những người chứng kiến tận mắt này không thể giải thích các phép lạ xảy ra như
thế nào, và họ cũng không thể lặp lại các phép lạ đó được. Họ chỉ có thể kể cho chúng ta biết những gì họ thấy mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, các nhân chứng tận mắt vẫn có thể bị lừa bịp. Họ cũng có thể dễ dàng phóng đại sự kiện và làm cho người nghe hiểu lầm. Vậy thì, nếu chúng ta muốn tin những điều họ tường thuật, chúng ta cần phải biết chắc rằng các nhân chứng này trung thực, có đức tính tốt và họ đã chứng tỏ có các động lực tốt.Một phép lạ được chứng thực nhiều nhất
17. a) Phép lạ nào được chứng thực nhiều nhất trong Kinh-thánh? b) Những hoàn cảnh nào đã dẫn đến cái chết của Chúa Giê-su?
17 Có một phép lạ trong Kinh-thánh, được xác nhận nhiều nhất đó là sự sống lại của Chúa Giê-su Christ. Thế thì tại sao chúng ta không dùng sự kiện đó như là một trường hợp điển hình để phân tích? Trước hết, hãy xem xét các sự kiện được tường thuật lại: Chúa Giê-su đã bị bắt vào buổi tối ngày 14 Ni-san. Theo cách tính tuần lễ hiện đại thì đó là vào tối Thứ Năm. * Ngài đã bị đưa ra trước các người lãnh đạo dân Do Thái. Họ kết tội là ngài phạm thượng và phán quyết là ngài phải chết. Họ đã dẫn Chúa Giê-su ra trước quan tổng đốc La Mã là Bôn-xơ Phi-lát. Trước áp lực của họ, Bôn-xơ Phi-lát đành nhượng bộ và giao ngài cho họ để hành quyết. Có lẽ gần trưa Thứ Sáu, vẫn còn là ngày 14 Ni-san theo lịch Do Thái, ngài bị đóng đinh trên cây khổ hình và đã chết vài giờ sau đó (Mác 14:43-65; 15:1-39).
18. Theo Kinh-thánh, những lời tường thuật về sự sống lại của Chúa đã bắt đầu lan truyền như thế nào?
18 Sau khi một người lính La Mã dùng giáo đâm vào hông của Chúa để chắc rằng ngài đã chết, xác ngài được chôn trong một ngôi mộ mới. Ngày hôm sau, ngày 15 Ni-san (nhằm Thứ Sáu/Thứ Bảy), là ngày sa-bát. Buổi sáng ngày 16 Ni-san, sáng Chủ Nhật, một vài môn đồ đi đến mộ ngài thì thấy mộ trống không. Chẳng mấy chốc sau đó, tin đồn truyền đi là người ta đã thấy Chúa Giê-su sống lại. Phản ứng đầu tiên của người ta trước tin đó cũng giống như phản ứng ngày nay vậy, tức là không ai tin cả. Ngay cả những sứ đồ cũng không tin. Nhưng khi chính họ thấy tận mắt Chúa Giê-su bằng xương bằng thịt, thì họ không còn cách nào khác hơn là công nhận Chúa quả thật đã được sống lại (Giăng 19:31–20:29; Lu-ca 24:11).
Ngôi mộ trống không
19-21. a) Theo ông Justin Martyr thì những người Do Thái đã đối phó thế nào đối với việc tín đồ đấng Christ rao giảng về sự sống lại của Chúa? b) Chúng ta có thể chắc chắn được điều gì về mộ của Chúa vào ngày 16 Ni-san?
19 Chúa Giê-su có quả thật đã được sống lại, hay chỉ là một sự bịa đặt? Có một điều mà chắc hẳn những người thời đó đã hỏi là: Xác Chúa còn trong mộ không? Nếu xác ngài vẫn còn nằm trong mộ thì môn đồ ngài sẽ gặp trở ngại lớn khi những kẻ chống đối họ có thể chỉ vào đó mà nói rằng Chúa đã không được sống lại. Tuy nhiên, không có tài liệu nào cho thấy là đã có ai trông thấy xác Chúa cả. Và Kinh-thánh còn cho biết rằng các thầy tế lễ cả đã cho tiền lính gác mộ và dặn rằng: “Các ngươi hãy nói rằng: Môn-đồ nó đã đến lúc ban đêm, khi chúng tôi đương ngủ, mà lấy trộm nó đi” (Ma-thi-ơ 28:11-13). Chúng ta cũng có các tài liệu khác, ngoài Kinh-thánh, xác nhận rằng các người lãnh đạo Do Thái đã hành động như vậy.
20 Khoảng một thế kỷ sau khi Chúa Giê-su chết, Justin Martyr đã viết một tác phẩm tựa đề là Dialogue With Trypho (Cuộc đối thoại với Trypho). Trong đó ông nói: “Các ngươi [những người Do Thái] đã chọn và gởi đi nhiều người trong khắp mọi nơi để rêu rao rằng một tà đạo vô thần và vô luật pháp đã xuất phát từ một kẻ lừa bịp tên là Giê-su, gốc ở Ga-li-lê, mà chúng ta đã đóng đinh trên cây gỗ, nhưng những môn đồ của hắn nửa đêm đã đến mộ đánh cắp xác hắn rồi”.7
21 Tưởng cũng nên biết rằng ông Trypho là một người Do Thái và quyển sách Dialogue With Trypho được viết để bênh vực cho đạo đấng Christ chống lại với đạo Do Thái. Cho nên, nếu người Do Thái đã không kết tội tín đồ đấng Christ đánh cắp xác Chúa, thì ông Justin hẳn không nói lên như vậy. Vì làm thế ông sẽ dễ dàng bị gán cho tội nói dối. Justin Martyr nói lên điều này chỉ vì các người Do Thái thật sự đã sai nhiều người đi nói như vậy. Và họ chỉ làm như vậy nếu quả thật ngôi mộ trống không vào ngày 16 Ni-san, năm 33 CN, và nếu họ không thể chỉ vào xác Chúa trong mộ mà nói rằng ngài đã không được sống lại. Sự thật là ngôi mộ trống không, thế thì điều gì đã xảy ra? Có phải các môn đồ Chúa đã đánh cắp xác của ngài không? Hay là xác Chúa đã được đem đi bằng phép lạ để chứng tỏ rằng quả thật ngài đã được sống lại?
Lời kết luận của Lu-ca, một thầy thuốc
22, 23. Một người trí thức vào thế kỷ thứ nhất đã điều tra về sự sống lại của Chúa Giê-su là ai và ông đã sử dụng những nguồn tài liệu sẵn có nào?
22 Một người học cao vào thế kỷ thứ nhất đã xem xét thật cặn kẽ mọi sự kiện là Lu-ca, một thầy thuốc (Cô-lô-se 4:14). Lu-ca đã viết hai quyển sách mà ngày nay là một phần của Kinh-thánh: một quyển là sách Phúc Âm, hay là lịch sử về thánh chức của Chúa Giê-su, và quyển kia, tựa là Công-vụ các Sứ-đồ, là lịch sử về sự phát huy của đạo đấng Christ trong những năm sau khi Chúa Giê-su chết.
23 Trong phần mở đầu sách Phúc Âm, Lu-ca nói đến nhiều dữ kiện ông có lúc đó mà ngày nay chúng ta không có nữa. Ông đề cập đến những tài liệu viết về cuộc đời của Chúa mà ông đã được xem đến. Ông cũng cho biết đã nói chuyện với những người chứng kiến những biến cố trong đời sống của Chúa Giê-su, về sự chết, và sự sống lại của ngài. Kế đến ông nói tiếp: “[Tôi] đã xét kỹ-càng từ đầu mọi sự ấy” (Lu-ca 1:1-3). Rõ ràng là tài liệu sưu khảo của Lu-ca rất tỉ mỉ. Ông có phải là một sử gia tốt không?
24, 25. Nhiều người nghĩ gì về khả năng của Lu-ca là một sử gia?
24 Nhiều người chứng thực rằng Lu-ca quả là một sử gia tốt. Vào năm 1913, Sir William Ramsay, trong một bài giảng thuyết, đã bình luận về tính chất lịch sử của những tác phẩm của Lu-ca. Ông đã kết luận như thế nào? “Lu-ca là một sử gia hạng nhất; không những các lời tường thuật của ông đáng tin cậy, mà ông còn có khả năng nói lên được ý nghĩa lịch sử xác thực”.8 Những nhà sưu khảo gần đây hơn cũng đã đi đến cùng một kết luận như vậy. Khi giới thiệu các bộ sách về Lu-ca, cuốn The Living Word Commentary (Bình phẩm về Lời sống) đã nói: “Lu-ca vừa là một sử gia (chính xác), vừa là một nhà thần học”.
25 Tiến sĩ David Gooding, một cựu giáo sư về ngôn ngữ Hy Lạp trong Kinh-thánh Cựu Ước ở Bắc Ireland, tuyên bố rằng Lu-ca đã là “một sử gia thuộc truyền thống của các sử gia trong Kinh-thánh Cựu Ước và trong truyền thống của Thucydides [một trong những sử gia sáng giá nhất của thế giới cổ xưa]. Cũng như các sử gia này, Lu-ca đã bỏ ra nhiều công để điều tra các nguồn tin chọn lọc và sắp xếp các tài liệu... Thucydides đã phối hợp phương pháp này với lòng đam mê sử liệu chính xác: Chúng ta không có lý do gì để nghĩ rằng Lu-ca đã làm ít hơn thế”.9
26. a) Lu-ca đã kết luận như thế nào về sự sống lại của Chúa Giê-su? b) Điều gì đã khiến ông mạnh mẽ đi đến kết luận này?
26 Sử gia lão luyện này đã kết luận gì về lý do mộ Chúa trống không vào ngày 16 Ni-san? Trong sách Phúc Âm mang tên ông và sách Công-vụ các Sứ-đồ, Lu-ca tường thuật lại việc Chúa Giê-su được sống lại là một sự kiện có thật (Lu-ca 24:1-52; Công-vụ các Sứ-đồ 1:3). Ông hoàn toàn không nghi ngờ gì về việc đó. Có lẽ đức tin của ông về phép lạ Chúa sống lại được củng cố bằng chính kinh nghiệm bản thân. Mặc dù có lẽ ông đã không tận mắt chứng kiến việc Chúa sống lại, nhưng ông cho biết chính ông được thấy những phép lạ do sứ đồ Phao-lô làm (Công-vụ các Sứ-đồ 20:7-12; 28:8, 9).
Chính mắt họ thấy Chúa Giê-su, sau khi ngài sống lại
27. Những người nào cho biết rằng họ đã trông thấy Chúa, sau khi ngài sống lại?
27 Theo truyền thống thì hai sách Phúc Âm do những người đã từng biết rõ Chúa Giê-su viết. Họ từng chứng kiến cái chết của ngài, và tự nhận đã thật sự trông thấy Chúa sau khi ngài sống lại. Đó là sứ đồ Ma-thi-ơ, trước kia là người thu thuế, và Giăng, sứ đồ yêu dấu của Chúa Giê-su. Một người viết Kinh-thánh khác nữa là sứ đồ Phao-lô cũng cho biết là đã thấy Chúa sau khi ngài sống lại. Ngoài ra, Phao-lô cũng kể tên những I Cô-rinh-tô 15:3-8).
người khác đã thấy Chúa phục sinh và ông cũng nói rằng có một dịp Chúa đã hiện ra cho “hơn năm trăm anh em xem thấy” (28. Sự sống lại của Chúa đã ảnh hưởng đến Phi-e-rơ như thế nào?
28 Một nhân chứng thấy tận mắt mà Phao-lô cũng nói đến là Gia-cơ, em một mẹ khác cha với Chúa Giê-su, người biết Chúa ngay từ khi còn nhỏ. Một người khác được nhắc đến là sứ đồ Phi-e-rơ; sử gia Lu-ca thuật lại rằng sứ đồ đã dạn dĩ làm chứng về sự sống lại của Chúa chỉ vài tuần sau khi Chúa chết (Công-vụ các Sứ-đồ 2:23, 24). Kinh-thánh có hai lá thư mà theo truyền thống được xem là do Phi-e-rơ viết. Trong lá thư thứ nhất, Phi-e-rơ cho thấy ông tin về sự sống lại của Chúa và cho đến nhiều năm sau, phép lạ đó vẫn còn là nguồn động lực mạnh mẽ làm ông phấn khởi. Ông viết: “Ngợi-khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương-xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus-Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông-cậy sống” (I Phi-e-rơ 1:3).
29. Mặc dù chúng ta không thể trực tiếp nói chuyện với những người đã chứng kiến tận mắt việc Chúa sống lại, nhưng chúng ta vẫn có được những bằng chứng hùng hồn nào?
29 Vì thế, như Lu-ca đã nói chuyện với những người được thấy và tiếp chuyện với Chúa Giê-su sau khi ngài sống lại, thì chúng ta cũng có thể đọc các lời tường thuật của những người này. Và chúng ta cũng có thể tự phán đoán xem họ có bị lừa bịp không, hoặc họ có tìm cách lừa bịp chúng ta không, hoặc họ có thật sự thấy đấng Christ sống lại không. Thành thật mà nói, những người này không thể nào bị lừa được. Một số người là bạn thân thiết với Chúa cho đến lúc ngài chết. Một số khác đã chứng kiến những sự đau đớn tột cùng của ngài trên cây khổ hình. Chính họ đã thấy nước và máu từ vết thương trào ra khi tên lính gác lấy giáo đâm Giăng 19:32-35; 21:4, 15-24).
ngài. Những tên lính cũng như họ biết chắc rằng ngài đã chết. Sau đó, họ cho biết là trông thấy Chúa sống lại và đã thật sự nói chuyện với ngài. Không, những người này không thể nào bị đánh lừa được. Thế thì họ có tìm cách lừa dối chúng ta không khi nói rằng Chúa đã sống lại? (30. Tại sao những người lúc ban đầu chứng kiến việc Chúa sống lại đã không thể nói dối được?
30 Để trả lời câu hỏi này, chúng ta chỉ cần tự hỏi: Chính họ có tin những điều họ nói không? Chắc chắn là có. Đối với tín đồ đấng Christ, kể cả những người cho mình là các nhân chứng thấy tận mắt, thì sự sống lại của Chúa Giê-su là căn bản nồng cốt cho niềm tin của họ. Sứ đồ Phao-lô nói: “Nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì sự giảng-dạy của chúng tôi ra luống-công, và đức-tin anh em cũng vô-ích... Và nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức-tin anh em cũng vô-ích” (I Cô-rinh-tô 15:14, 17). Những lời này có vẻ gì là những lời của một người nói dối đã thấy Chúa Giê-su sau khi ngài sống lại không?
31, 32. Những tín đồ đấng Christ thời ban đầu đã chịu những hy sinh nào? Và tại sao điều đó là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy họ nói sự thật khi báo rằng Chúa được sống lại?
31 Chúng ta hãy suy nghĩ: là một tín đồ đấng Christ vào lúc đó có nghĩa gì. Có nghĩa là không hề được danh vọng, thế lực hay giàu sang. Nhưng ngược lại là khác. Nhiều tín đồ thời ban đầu đã vì đức tin mình mà “vui lòng chịu của-cải mình bị cướp” (Hê-bơ-rơ 10:34). Đạo đấng Christ đòi hỏi một đời sống hy sinh và chịu ngược đãi mà trong nhiều trường hợp còn bị tử đạo trong nhục nhã và đau đớn.
32 Một số tín đồ xuất thân từ gia đình khá giả. Thí dụ như sứ đồ Giăng có cha làm nghề đánh cá phát đạt tại Ga-li-lê. Nhiều người khác có tương lai tốt đẹp, chẳng hạn như Phao-lô. Lúc chấp nhận đạo đấng Christ, ông đã theo học ông thầy nổi tiếng là Ga-ma-li-ên, và bắt Công-vụ các Sứ-đồ 9:1, 2; 22:3; Ga-la-ti 1:14). Dù vậy tất cả những người đó đã quay lưng trước những gì mà thế gian này đem lại cho họ, để đi rao truyền một thông điệp về việc Chúa Giê-su được sống lại (Cô-lô-se 1:23, 28). Tại sao họ lại hy sinh chịu khổ như vậy cho một chính nghĩa mà họ biết rằng chỉ căn cứ trên một lời dối trá? Câu trả lời là chắc chắn họ không làm như thế. Họ sẵn lòng chịu khổ và chết cho một chính nghĩa mà họ biết có nền tảng dựa trên sự thật.
đầu được các người cầm quyền Do Thái chú ý (Phép lạ thật sự xảy ra
33, 34. Nếu sự sống lại đã thật sự xảy ra thì chúng ta có thể nói gì về những phép lạ khác trong Kinh-thánh?
33 Quả thật các bằng chứng hoàn toàn tin được. Chúa Giê-su đã được sống lại vào ngày 16 Ni-san, năm 33 CN. Và vì sự sống lại ấy đã thật sự xảy ra nên tất cả các phép lạ khác trong Kinh-thánh cũng có thể xảy ra được. Những phép lạ mà chúng ta có bằng chứng vững chắc, từ những người chứng kiến tận mắt. Đấng có quyền lực làm Chúa Giê-su sống lại, cũng đã ban quyền lực ấy cho Chúa Giê-su để làm cho con trai của bà góa thành Na-in sống lại. Ngài cũng cho Chúa Giê-su quyền lực làm những phép lạ chữa bệnh, dù nhỏ hơn, nhưng vẫn tuyệt vời. Ngài đã giúp Chúa Giê-su làm phép lạ hóa bánh cho nhiều ngàn người ăn, và cũng đã giúp Chúa Giê-su đi trên mặt nước (Lu-ca 7:11-15; Ma-thi-ơ 11:4-6; 14:14-21, 23-31).
34 Cho nên, việc Kinh-thánh kể lại các phép lạ không phải là lý do để nghi ngờ sự trung thực của sách này. Ngược lại, sự kiện các phép lạ đã thật sự xảy ra vào thời xưa là một bằng chứng hùng hồn cho thấy Kinh-thánh quả thật là Lời Đức Chúa Trời. Nhưng cũng còn một lời buộc tội nữa đối với Kinh-thánh. Nhiều người cho rằng Kinh-thánh tự mâu thuẫn, cho nên không thể là Lời Đức Chúa Trời được. Điều này có đúng hay không?
[Chú thích]
^ đ. 6 Chúng tôi nói là “thường thường” vì một vài phép lạ trong Kinh-thánh có thể đã liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên, như là động đất hay đất lở. Tuy nhiên, những hiện tượng này vẫn được xem như phép lạ vì chúng đã xảy ra đúng vào lúc cần thiết và như vậy chứng tỏ rằng chúng xảy ra theo sự điều khiển của Đức Chúa Trời (Giô-suê 3:15, 16; 6:20).
^ đ. 17 Ngày theo lịch Do Thái bắt đầu vào khoảng sáu giờ tối và tiếp tục cho đến sáu giờ tối hôm sau.
[Câu hỏi]
[Câu nổi bật nơi trang 81]
Những kẻ đối nghịch với đạo đấng Christ nói rằng các môn đồ của Chúa Giê-su đã đánh cắp xác ngài. Nếu thật như thế thì tại sao các tín đồ lại sẵn lòng chết cho một đức tin căn cứ trên sự sống lại?
[Khung nơi trang 85]
Tại sao ngày nay không còn những phép lạ nữa?
Đôi khi người ta đặt câu hỏi: ‘Tại sao ngày nay không có những phép lạ như trong Kinh-thánh nói đến?’ Câu trả lời là những phép lạ đã đạt được mục tiêu vào lúc đó rồi, nhưng ngày nay Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống bằng đức tin (Ha-ba-cúc 2:2-4; Hê-bơ-rơ 10:37-39).
Trong thời Môi-se, các phép lạ xảy ra để tạo uy tín cho ông. Phép lạ cho thấy rằng Đức Giê-hô-va đang dùng ông và giao ước Luật Pháp thực sự xuất phát từ Đức Chúa Trời. Các phép lạ này cũng chứng tỏ rằng từ đó về sau dân Y-sơ-ra-ên là dân tộc được Đức Chúa Trời chọn (Xuất Ê-díp-tô Ký 4:1-9, 30, 31; Phục-truyền Luật-lệ Ký 4:33, 34).
Vào thế kỷ thứ nhất, các phép lạ đã giúp thiết lập uy tín cho Chúa Giê-su và, sau đó, cho hội thánh tín đồ đấng Christ mới được thành lập. Các phép lạ giúp người ta thấy rằng Chúa Giê-su là đấng Mê-si mà Đức Chúa Trời đã hứa, rằng sau khi Chúa chết thì dân Y-sơ-ra-ên không còn là dân tộc đặc biệt của Đức Chúa Trời nữa, nhưng đã được thay thế bằng hội thánh đấng Christ, và do đó Luật Pháp Môi-se không còn hiệu lực nữa (Công-vụ các Sứ-đồ 19:11-20; Hê-bơ-rơ 2:3, 4).
Sau thời các sứ đồ, thì thời kỳ những phép lạ cũng qua đi. Sứ đồ Phao-lô đã giải thích như sau: “Các lời tiên-tri sẽ hết, sự ban-cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông-biết hầu bị bỏ. Vì chưng chúng ta hiểu-biết chưa trọn-vẹn, nói tiên-tri cũng chưa trọn-vẹn; song lúc sự trọn-lành đã đến, thì sự chưa được trọn-lành sẽ bị bỏ” (I Cô-rinh-tô 13:8-10).
Ngày nay, chúng ta có trọn Kinh-thánh, bao gồm tất cả những lời tiết lộ và lời khuyên răn của Đức Chúa Trời. Chúng ta thấy sự ứng nghiệm của các lời tiên tri, và chúng ta có sự hiểu biết sâu rộng về ý định của Đức Chúa Trời. Do đó, các phép lạ không còn cần thiết nữa. Tuy nhiên, thánh linh của Đức Chúa Trời, chính thánh linh đã từng làm ra những phép lạ, vẫn còn hiện hữu và sinh ra những kết quả cho chúng ta thấy bằng chứng vững chắc về sức mạnh của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ hiểu rõ điều này hơn trong một chương sắp tới.
[Hình nơi trang 75]
Nhiều người viện vào tính chất đáng tin cậy của các định luật thiên nhiên, như việc mặt trời mọc mỗi sáng, để chứng tỏ rằng các phép lạ không thể xảy ra được
[Hình nơi trang 77]
Sự sáng tạo trái đất để làm chỗ ở cho các sinh vật là một “biến cố kỳ diệu” đã không được lặp lại
[Hình nơi trang 78]
Làm sao bạn có thể giải thích được những điều kỳ diệu của khoa học hiện đại cho một người đã sống cách đây 200 năm?