Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Có phải là cuốn sách cho bạn không?

Có phải là cuốn sách cho bạn không?

Có phải là cuốn sách cho bạn không?

Sa-lô-môn nói cách đây khoảng 3.000 năm: “Người ta chép nhiều sách chẳng cùng” (Truyền-đạo 12:12). Lời nhận xét đó vẫn còn đúng ngày nay. Ngoài những kinh điển, mỗi năm người ta ấn hành thêm hàng ngàn sách mới. Vì có quá nhiều sách để đọc, tại sao bạn nên đọc Kinh-thánh?

NHIỀU người đọc sách vì họ muốn giải trí hay muốn biết tin tức, hay có lẽ vì cả hai lý do này. Việc đọc Kinh-thánh cũng giống như vậy. Khi đọc Kinh-thánh, chúng ta có thể cải thiện chính mình và ngay cả cảm thấy giải trí nữa. Nhưng Kinh-thánh không phải chỉ có thế mà thôi. Kinh-thánh là nguồn kiến thức có một không hai (Truyền-đạo 12:9, 10).

Kinh-thánh trả lời những câu hỏi mà loài người đã ngẫm nghĩ từ lâu—câu hỏi về quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Nhiều người muốn biết: Chúng ta từ đâu mà ra? Mục đích đời sống là gì? Làm sao chúng ta có thể tìm được hạnh phúc trong đời sống? Liệu con người sẽ sống mãi trên đất không? Tương lai sẽ ra sao?

Toàn thể những bằng chứng được trình bày trước đây rõ ràng chứng minh Kinh-thánh là một cuốn sách chính xác và đáng tin cậy. Chúng ta đã bàn qua làm thế nào lời khuyên thực tế trong Kinh-thánh có thể giúp chúng ta sống một đời sống hạnh phúc và đầy ý nghĩa ngày nay. Vì chúng ta thấy thỏa mãn với những giải đáp của Kinh-thánh về hiện tại, nên chắc chắn chúng ta cũng nên cẩn thận tra xem những giải đáp trong Kinh-thánh về quá khứ và các lời tiên tri về tương lai.

Làm thế nào có được lợi ích tối đa

Nhiều người đã bắt đầu đọc Kinh-thánh nhưng lại ngưng đọc khi thấy những phần Kinh-thánh khó hiểu. Nếu đây là trường hợp của bạn, sau đây là vài đề nghị hữu dụng.

Hãy chọn một bản dịch hiện đại đáng tin cậy. Một số người bắt đầu đọc những lời tường thuật về đời sống của Chúa Giê-su trong các sách Phúc Âm. Những lời dạy dỗ khôn ngoan của ngài, như được tìm thấy trong Bài Giảng Trên Núi, phản ảnh một sự ý thức sâu xa về bản tánh con người và cho chúng ta biết làm sao cải thiện đời sống. (Xem Ma-thi-ơ đoạn 5 đến 7).

Ngoài việc đọc cả cuốn Kinh-thánh, chúng ta cũng có thể hiểu biết thêm nhờ học hỏi theo từng đề tài. Điều này có nghĩa là phân tích xem Kinh-thánh nói gì về một đề tài nào đó. Có lẽ bạn sẽ ngạc nghiên khi biết được Kinh-thánh thực sự nói gì về những đề tài như linh hồn, việc lên trời, trái đất, sự sống và sự chết cũng như về Nước Đức Chúa Trời—Nước này là gì và sẽ thực hiện những gì. * Nhân-chứng Giê-hô-va có một chương trình để học hỏi Kinh-thánh theo từng đề tài và họ tình nguyện hướng dẫn miễn phí cho những ai thích học. Bạn có thể hỏi thêm chi tiết bằng cách viết thư về nhà xuất bản, dùng địa chỉ thích hợp liệt kê nơi trang 2.

Sau khi xem xét bằng chứng, nhiều người đã kết luận rằng Kinh-thánh là Lời của Đức Chúa Trời, Đấng mà Kinh-thánh gọi là “Giê-hô-va” (Thi-thiên 83:18). Có lẽ bạn vẫn chưa tin rằng Đức Chúa Trời đã soi dẫn việc ghi chép Kinh-thánh. Chúng tôi mời bạn tự nghiên cứu. Chúng tôi tin chắc rằng sau khi dành thời giờ học hỏi, suy gẫm và có lẽ chính bạn nghiệm thấy giá trị thực dụng của những lời khôn ngoan không lỗi thời trong Kinh-thánh, thì bạn sẽ thấy rằng Kinh-thánh quả thật là một cuốn sách cho muôn dân, và hơn nữa, đó là một cuốn sách cho chính bạn.

[Chú thích]

^ đ. 9 Một cuốn sách đã giúp nhiều người học hỏi Kinh-thánh theo từng đề tài là sách Sự hiểu biết dẫn đến sự sống đời đời, do Watchtower Bible and Tract Society of New York, Inc. xuất bản.