CHƯƠNG MƯỜI SÁU
Bảo đảm tương lai lâu bền cho gia đình bạn
1. Đức Giê-hô-va có ý định gì cho sự sắp đặt gia đình?
KHI Đức Giê-hô-va tác hợp cho A-đam và Ê-va thành chồng vợ, A-đam bày tỏ niềm vui bằng cách đọc lên một bài thơ đầu tiên được ghi lại bằng tiếng Hê-bơ-rơ (Sáng-thế Ký 2:22, 23). Tuy nhiên, Đấng Tạo hóa còn nghĩ đến nhiều điều hơn là chỉ mang lại niềm vui cho con cái loài người. Ngài muốn các cặp vợ chồng và gia đình làm theo ý muốn ngài. Ngài nói với cặp vợ chồng đầu tiên: “Hãy sanh-sản, thêm nhiều, làm cho đầy-dẫy đất; hãy làm cho đất phục-tùng, hãy quản-trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành-động trên mặt đất” (Sáng-thế Ký 1:28). Thật là một công việc tuyệt diệu, thỏa nguyện làm sao! Nếu A-đam và Ê-va hoàn toàn vâng theo ý muốn của Đức Giê-hô-va, họ cùng con cái tương lai được hạnh phúc biết bao!
2, 3. Ngày nay làm sao gia đình có thể tìm được niềm hạnh phúc to tát nhất?
2 Ngày nay cũng vậy, gia đình được hạnh phúc nhất khi họ cùng hợp tác làm theo ý muốn của Đức Giê-hô-va. Sứ đồ Phao-lô viết: “Sự tin-kính là ích cho mọi việc, vì có lời hứa về đời nầy và về đời sau nữa” (I Ti-mô-thê 4:8). Một gia đình sống trong sự tin kính và theo sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va được ghi trong Kinh-thánh thì sẽ tìm thấy hạnh phúc trong “đời nầy” (Thi-thiên 1:1-3; 119:105; II Ti-mô-thê 3:16). Dù chỉ một người trong gia đình áp dụng nguyên tắc Kinh-thánh, thì tình thế vẫn tốt hơn là không ai áp dụng cả.
3 Sách này đã bàn luận về nhiều nguyên tắc Kinh-thánh giúp cho gia đình được hạnh phúc. Có lẽ bạn để
ý thấy một số nguyên tắc được nhắc lại nhiều lần trong suốt cả sách. Tại sao? Bởi vì các nguyên tắc đó tiêu biểu cho những lẽ thật có tác động mạnh mang lại lợi ích cho mọi người trong nhiều khía cạnh của đời sống gia đình. Một gia đình cố gắng áp dụng nguyên tắc Kinh-thánh thì thấy lòng tin kính đối với Đức Chúa Trời thật sự “có lời hứa về đời nầy”. Chúng ta hãy xem lại bốn nguyên tắc trong số những nguyên tắc quan trọng đó.GIÁ TRỊ CỦA SỰ TỰ CHỦ
4. Tại sao tính tự chủ là quan trọng trong hôn nhân?
4 Vua Sa-lô-môn nói: “Người nào chẳng chế-trị lòng mình, khác nào một cái thành hư-nát, không có vách-ngăn” (Châm-ngôn 25:28; 29:11). “Chế-trị lòng mình”, tỏ tính tự chủ, là thiết yếu cho những ai muốn có cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nếu để những cảm xúc tai hại như là tính nóng nảy hoặc sự thèm khát vô luân chi phối, thì sẽ gây ra thiệt hại mà phải tốn nhiều năm để hàn gắn—nếu mà hàn gắn được.
5. Làm sao một người bất toàn có thể vun trồng tính tự chủ, và được lợi ích nào?
5 Dĩ nhiên, không con cháu nào của A-đam có thể hoàn toàn kiểm soát được xác thịt bất toàn của mình (Rô-ma 7:21, 22). Tuy nhiên, tính tự chủ là một bông trái của thánh linh (Ga-la-ti 5:22, 23). Vì thế, thánh linh Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta có được tính tự chủ nếu chúng ta cầu nguyện xin đức tính này, nếu chúng ta áp dụng lời khuyên thích hợp của Kinh-thánh, và nếu chúng ta kết hợp với những người biểu lộ đức tính này và tránh những người không biết tự chủ (Thi-thiên 119:100, 101, 130; Châm-ngôn 13:20; I Phi-e-rơ 4:7). Đường lối đó sẽ giúp chúng ta “tránh sự dâm-dục” ngay cả lúc chúng ta bị cám dỗ (I Cô-rinh-tô 6:18). Chúng ta sẽ từ bỏ sự hung bạo và sẽ tránh hoặc khắc phục tật nghiện rượu. Và chúng ta sẽ bình tĩnh hơn khi đối phó với sự khiêu khích và tình thế khó khăn. Mong sao tất cả chúng ta—kể cả con trẻ—tập cách vun trồng bông trái quan trọng này của thánh linh (Thi-thiên 119:1, 2).
QUAN ĐIỂM ĐÚNG VỀ QUYỀN LÀM ĐẦU
6. a) Đức Chúa Trời thiết lập thứ tự nào về quyền làm đầu? b) Người đàn ông phải nhớ gì nếu muốn quyền làm đầu của mình đem hạnh phúc cho gia đình?
6 Nguyên tắc quan trọng thứ hai là công nhận quyền làm đầu. Phao-lô miêu tả thứ tự đúng khi ông nói: “Tôi muốn anh em biết Đấng Christ là đầu mọi người; người đờn-ông là đầu người đờn-bà; và Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ” (I Cô-rinh-tô 11:3). Điều này có nghĩa là người đàn ông dẫn đầu gia đình, vợ trung thành ủng hộ chồng và con cái vâng lời cha mẹ (Ê-phê-sô 5:22-25, 28-33; 6:1-4). Nhưng hãy lưu ý rằng quyền làm đầu đưa đến hạnh phúc chỉ khi nào quyền ấy được sử dụng đúng cách. Người chồng có đời sống tin kính biết rằng địa vị làm đầu không phải là độc tài. Họ noi theo gương Giê-su, là Đầu của họ. Dù Giê-su “làm đầu”, ngài “đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta” (Ê-phê-sô 1:22; Ma-thi-ơ 20:28). Tương tự như thế, một nam tín đồ đấng Christ sử dụng quyền làm đầu, không phải để làm lợi cho chính mình, nhưng để chăm sóc cho lợi ích của vợ con (I Cô-rinh-tô 13:4, 5).
7. Nguyên tắc Kinh-thánh nào sẽ giúp người vợ làm tròn vai trò mà Đức Chúa Trời ban cho trong gia đình?
7 Về vai trò của vợ, người vợ nào có đời sống tin kính thì không cạnh tranh hoặc tìm cách áp chế chồng. Chị vui lòng ủng hộ và hợp tác với chồng. Đôi khi Kinh-thánh nói vợ “thuộc về” chồng, cho thấy rõ chồng là đầu của chị (Sáng-thế Ký 20:3, NW). Qua hôn nhân, chị ở dưới “luật-pháp đã buộc mình với chồng” (Rô-ma 7:2). Đồng thời, Kinh-thánh gọi vợ là “kẻ giúp đỡ” và “người bổ túc” (Sáng-thế Ký 2:20, NW). Chị bổ túc những đức tính và khả năng mà chồng thiếu, và ủng hộ anh khi anh cần (Châm-ngôn 31:10-31). Kinh-thánh cũng nói rằng vợ là “bạn”, người làm việc chung vai sát cánh với chồng (Ma-la-chi 2:14). Những nguyên tắc Kinh-thánh này giúp chồng và vợ hiểu địa vị của mình và đối xử bằng sự kính trọng và giữ phẩm giá cho nhau.
“PHẢI MAU NGHE”
8, 9. Hãy giải thích một số nguyên tắc giúp mọi người trong nhà cải thiện cách trò chuyện.
8 Sách này thường nhấn mạnh đến việc cần trò chuyện với nhau. Tại sao? Vì vấn đề sẽ dễ giải quyết khi người ta nói chuyện với nhau và thật sự lắng nghe nhau. Người ta thường nhấn mạnh nhiều lần là sự trò chuyện có tác dụng hai chiều. Môn đồ Gia-cơ diễn tả việc đó như sau: “Người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận” (Gia-cơ 1:19).
9 Cẩn thận về cách chúng ta nói cũng là điều quan trọng. Các lời thiếu suy nghĩ, hay tranh cãi hoặc chỉ trích nặng nề không làm cho cuộc trò chuyện được thành công (Châm-ngôn 15:1; 21:9; 29:11, 20). Dù những gì chúng ta nói là đúng đi nữa, nhưng nếu bộc lộ một cách cay nghiệt, kiêu hãnh hoặc vô tình, thì sẽ có hại nhiều hơn là lợi. Lời nói của chúng ta phải sao cho dễ nghe, “nêm thêm muối” (Cô-lô-se 4:6). Lời nói chúng ta nên giống như “trái bình bát bằng vàng có cẩn bạc” (Châm-ngôn 25:11). Những gia đình biết cách trò chuyện khéo léo thì tiến được một bước lớn trong việc đạt đến hạnh phúc.
VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG
10. Loại tình yêu thương nào là quan trọng cho hôn nhân?
10 Chữ “yêu thương” xuất hiện nhiều lần trong sách này. Bạn có nhớ loại yêu thương chính đã được đề cập không? Trên thực tế, tình yêu lãng mạn (chữ Hy Lạp, eʹros) đóng vai trò quan trọng trong hôn nhân, và trong những cuộc hôn nhân thành công thì tình thương sâu Ma-thi-ơ 22:37-39). Đây chính là tình yêu thương mà Đức Giê-hô-va bày tỏ đối với nhân loại (Giăng 3:16). Thật là tuyệt diệu biết bao khi chúng ta bày tỏ loại yêu thương này đối với người hôn phối và con cái mình! (I Giăng 4:19).
đậm và tình bằng hữu (chữ Hy Lạp, phi·liʹa) nẩy nở giữa vợ chồng. Nhưng còn quan trọng hơn nữa là tình yêu thương được tiêu biểu bằng chữ Hy Lạp a·gaʹpe. Đây là loại yêu thương mà chúng ta vun trồng đối với Đức Giê-hô-va, Giê-su và người lân cận mình (11. Tình yêu thương có lợi cho hôn nhân như thế nào?
11 Trong hôn nhân, tình yêu thương cao thượng này thật sự là “dây liên-lạc của sự trọn-lành” (Cô-lô-se 3:14). Tình thương này kết chặt hai vợ chồng và khiến họ muốn làm những gì có lợi cho nhau và cho con cái của họ. Khi gia đình phải đối phó với tình trạng khó khăn, tình yêu thương sẽ giúp họ cùng giải quyết vấn đề với nhau. Khi về già, tình yêu thương giúp vợ chồng nâng đỡ nhau và tiếp tục quí trọng nhau. “Tình yêu-thương... chẳng kiếm tư-lợi... Tình yêu-thương hay dung-thứ mọi sự, tin mọi sự, trông-cậy mọi sự, nín-chịu mọi sự. Tình yêu-thương chẳng hề hư-mất bao giờ” (I Cô-rinh-tô 13:4-8).
12. Tại sao tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời của hai vợ chồng giúp hôn nhân của họ được bền vững?
12 Hôn nhân đặc biệt vững vàng khi được thắt chặt không phải chỉ bằng tình thương giữa hai vợ chồng, nhưng chính là bằng tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va (Truyền-đạo 4:9-12). Tại sao? Sứ đồ Giăng viết: “Nầy là sự yêu-mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng-giữ điều-răn Ngài” (I Giăng 5:3). Do đó, vợ chồng nên dạy dỗ con cái đi trong sự tin kính không những chỉ vì họ hết lòng yêu con cái nhưng vì đó là lệnh của Đức Giê-hô-va (Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:6, 7). Họ nên tránh sự vô luân, chẳng những vì họ yêu thương nhau mà còn chính là vì họ yêu thương Đức Giê-hô-va, Đấng “sẽ đoán-phạt kẻ dâm-dục cùng kẻ phạm tội ngoại-tình” (Hê-bơ-rơ 13:4). Dù một người hôn phối gây ra vấn đề nghiêm trọng trong hôn nhân, tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va sẽ khiến người hôn phối kia tiếp tục theo nguyên tắc Kinh-thánh. Những gia đình có tình yêu thương được củng cố bằng tình thương đối với Đức Giê-hô-va thì quả thật được hạnh phúc!
GIA ĐÌNH LÀM THEO Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
13. Làm sao việc cương quyết làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời giúp người ta chăm chú vào những điều thật sự quan trọng?
13 Cả đời của một tín đồ đấng Christ tập trung vào việc làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời (Thi-thiên 143:10). Đây chính là ý nghĩa của sự tin kính. Làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời giúp gia đình chú trọng vào những điều thật sự quan trọng (Phi-líp 1:9, 10). Thí dụ, Giê-su báo trước: “Ta đến để phân-rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia; và người ta sẽ có kẻ thù-nghịch, là người nhà mình” (Ma-thi-ơ 10:35, 36). Y như lời Giê-su đã báo trước, nhiều môn đồ của ngài bị gia đình ngược đãi. Thật là tình trạng đáng buồn và đau lòng biết bao! Tuy nhiên, chúng ta không nên xem tình nghĩa gia đình nặng hơn tình yêu thương đối với Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Giê-su Christ (Ma-thi-ơ 10:37-39). Nếu một người chịu đựng được sự chống đối của gia đình, những người chống đối có thể thay đổi khi họ thấy hiệu quả tốt của sự tin kính (I Cô-rinh-tô 7:12-16; I Phi-e-rơ 3:1, 2). Dù cho việc đó không xảy ra, chúng ta không đạt được lợi ích lâu dài nào nếu ngưng phụng sự Đức Chúa Trời bởi vì bị chống đối.
14. Lòng ao ước làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời giúp cha mẹ hành động như thế nào để đem lại lợi ích tốt nhất cho con cái?
14 Làm theo ý muốn Đức Chúa Trời sẽ giúp các bậc cha mẹ có những quyết định đúng. Thí dụ, trong vài cộng đồng, cha mẹ có khuynh hướng xem con cái như là một nguồn lợi, và họ nhờ cậy con cái chăm sóc khi họ về già. Trong khi việc con cái trưởng thành chăm sóc cho cha mẹ già là đúng và chính đáng, cha mẹ không nên vì điều này mà ảnh hưởng con cái theo đuổi lối sống vật chất. Cha mẹ không mang lại lợi ích gì cho con cái nếu dạy chúng xem trọng của cải vật chất hơn là những điều thiêng liêng (I Ti-mô-thê 6:9).
15. Mẹ Ti-mô-thê, Ơ-nít, là một gương tuyệt hảo như thế nào cho người cha hoặc mẹ làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời?
15 Một gương tốt về việc này là Ơ-nít, mẹ của Ti-mô-thê, người bạn trẻ của Phao-lô (II Ti-mô-thê 1:5). Dù có chồng không tin đạo, Ơ-nít cùng với bà ngoại của Ti-mô-thê là Lô-ít, đã thành công trong việc dạy dỗ Ti-mô-thê theo đuổi sự tin kính (II Ti-mô-thê 3:14, 15). Khi Ti-mô-thê lớn lên, Ơ-nít cho phép con rời nhà và theo Phao-lô làm giáo sĩ rao giảng về Nước Trời (Công-vụ các Sứ-đồ 16:1-5). Chắc bà vui mừng biết bao khi con mình trở thành một giáo sĩ xuất sắc! Lòng tin kính mà Ti-mô-thê có lúc trưởng thành phản ảnh rõ việc ông được dạy từ thời thơ ấu. Chắc chắn Ơ-nít được mãn nguyện và vui mừng khi nghe báo cáo là Ti-mô-thê trung thành trong thánh chức mặc dù bà có lẽ thương nhớ người con xa nhà (Phi-líp 2:19, 20).
GIA ĐÌNH VÀ TƯƠNG LAI BẠN
16. Là người con, Giê-su bày tỏ sự quan tâm chính đáng nào, nhưng mục tiêu chính của ngài là gì?
16 Giê-su lớn lên trong một gia đình tin kính, và khi trưởng thành, ngài bày tỏ lòng quan tâm của người con đối với mẹ (Lu-ca 2:51, 52; Giăng 19:26). Tuy nhiên, mục tiêu chính của Giê-su là làm tròn ý muốn của Đức Chúa Trời, và đối với ngài điều này bao hàm việc mở đường cho nhân loại được hưởng sự sống đời đời. Ngài làm điều này khi ngài dâng mạng sống con người hoàn toàn của ngài để làm giá chuộc cho nhân loại tội lỗi (Mác 10:45; Giăng 5:28, 29).
17. Đường lối trung thành của Giê-su mở ra những triển vọng huy hoàng nào cho những người làm theo ý muốn Đức Chúa Trời?
17 Sau khi Giê-su chết, Đức Giê-hô-va cho ngài sống lại ở trên trời và ban cho ngài mọi quyền hành, cuối cùng đưa ngài lên làm Vua trong Nước Trời (Ma-thi-ơ 28:18; Rô-ma 14:9; Khải-huyền 11:15). Nhờ sự hy sinh của Giê-su mà một số người có thể được chọn để cai trị với ngài trong Nước Trời. Việc đó cũng mở đường cho những người khác có lòng ngay thẳng được hưởng đời sống hoàn toàn trên đất, lúc ấy trái đất được trở lại tình trạng địa đàng (Khải-huyền 5:9, 10; 14:1, 4; 21:3-5; 22:1-4). Một trong những đặc ân lớn nhất mà chúng ta có ngày nay là nói với những người lân cận về tin mừng vinh hiển này (Ma-thi-ơ 24:14).
18. Gia đình và cá nhân được nhắc nhở và khích lệ thế nào?
18 Như sứ đồ Phao-lô cho thấy, sống một đời sống tin I Giăng 2:17). Vì vậy, dù bạn là một người con hay là bậc cha mẹ, chồng hay là vợ, hoặc một người trưởng thành độc thân có con hay không con, hãy cố làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngay cả trong lúc bạn bị áp lực hoặc đương đầu với sự khó khăn tột độ, chớ bao giờ quên rằng bạn là một tôi tớ của Đức Chúa Trời hằng sống. Do đó, mong sao mọi hành động của bạn mang lại sự vui mừng cho Đức Giê-hô-va (Châm-ngôn 27:11). Và mong sao cách ăn ở của bạn đem lại hạnh phúc cho bạn ngay bây giờ và sự sống đời đời trong thế giới mới sắp đến!
kính thì người ta có thể hưởng những ân phước trong “đời sau”. Chắc chắn, đây là cách tốt nhất để tìm được hạnh phúc! Hãy nhớ rằng “thế-gian với sự tham-dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (